Nghĩa của phát triển nông nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện phước sơn, tỉnh quảng nam (Trang 25 - 27)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.1.3.nghĩa của phát triển nông nghiệp

1.1. VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

1.1.3.nghĩa của phát triển nông nghiệp

a.Phát triển nông nghiệp có ý nghĩa rất lớn, đó là đóng góp về thị trường

Nông nghiệp phát triển sẽ cung cấp sản phẩm cho thị trƣờng trong và ngoài nƣớc, sản phẩm tiêu dùng cho các khu vực khác nhau. Do phát triển nông nghiệp nên sẽ có đóng góp về nhân tố diễn ra khu có sự chuyển dịch các nguồn lực (lao động, vốn…) từ nông nghiệp sang khu vực khác đặc biệt là khu vực công nghiệp để giải quyết việc làm và phát triển nông thôn.

b.Phát triển nông nghiệp góp phần tăng trưởng nền kinh tế ổn định

Khi nông nghiệp phát triển, làm tăng thu nhập của ngƣời dân ở nông thôn và từ đó kéo theo tăng tiêu dùng. Nếu đa số ngƣời dân sống bằng nông nghiệp thì đây là thị trƣờng rộng lớn cho công nghiệp phát triển. Nông nghiệp chiếm tỷ trọng không nhỏ tại các quốc gia đang phát triển thì việc tăng trƣởng và phát triển nông nghiệp đóng góp rất lớn cho nền kinh tế, đặc biệt làm phát triển ngành công nghiệp tiêu dùng và chế biến, qua đó làm tăng thu nhập GDP bình quân đầu ngƣời.

c. Phát triển nông nghiệp góp phần xóa đói, giảm nghèo và bảo đảm an ninh lương thực

Phát triển nông nghiệp giúp giảm nghèo nhanh chóng ở nông thôn và thành thị. Vì phát triển nông nghiệp sẽ làm tăng sản lƣợng lƣơng thực và tăng thu nhập của ngƣời dân ở nông thôn, từ đó sẽ có tác dụng giảm nghèo tuyệt đối do có đủ lƣơng thực tự túc và giảm nghèo tƣơng đối do thu nhập khu vực nông thôn tăng lên.

An ninh lƣơng thực có thể đạt ở cấp độ gia đình, địa phƣơng, quốc gia hoặc toàn cầu. Đối với một quốc gia, an ninh lƣơng thực là sản xuất đủ lƣơng thực trong nƣớc; nếu không, phải nhập khẩu để đảm bảo cung ứng đủ nhu cầu lƣơng thực. Tăng trƣởng nông nghiệp ở cấp độ gia đình đảm bảo luôn có sẵn lƣơng thực và có thừa để bán ra thị trƣờng; ở cấp độ quốc gia giúp ổn định nguồn cung, giảm nhập khẩu lƣơng thực. Khi sản xuất nông nghiệp đạt đến dƣ thừa cho xuất khẩu sẽ góp phần đảm bảo an ninh lƣơng thực toàn cầu.

d.Phát triển nông nghiệp góp phần phát triển nông thôn

Phát triển nông nghiệp và phát triển nông thôn có quan hệ hữu cơ là điều kiện của nhau. Phát triển nông nghiệp có điều kiện tích lũy để đầu tƣ phát triển hạ tầng nông thôn và cải thiện đời sống dân cƣ tại nông thôn. Khi nông thôn phát triển sẽ tạo điều kiện sử dụng hiệu quả các nguồn lực thúc đẩy SXNN tăng trƣởng.

Phát triển nông nghiệp đƣợc xem là nội lực để phát triển nông thôn; vì phát triển nông nghiệp là tăng thu nhập, tăng tích lũy, nhờ đó tăng đầu tƣ cho xây dựng và phát triển nông thôn, quá trình này sẽ cải thiện đời sống ngƣời dân sống bằng nông nghiệp giúp khai thác hiệu quả hơn các nguồn lực vốn có.

Phát triển nông thôn là chiến lƣợc và các hoạt động nhằm cải thiện đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa của dân cƣ nông thôn. Phát triển nông thôn hỗ

trợ cho nông nghiệp phát triển, chất lƣợng đời sống của ngƣời dân nông thôn ngày càng đƣợc nâng cao.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện phước sơn, tỉnh quảng nam (Trang 25 - 27)