1.3 .CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
1.3.3. Điều kiện kinh tế
Trong nông nghiệp, các nhân tố thuộc về điều kiện kinh tế có ảnh hƣởng đến phát triển nông nghiệp bao gồm:
a.Tình trạng nền kinh tế
Bất kỳ một nền kinh tế nào cũng có tính chu kỳ, ở trong mỗi giai đoạn nhất định, tốc độ tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế luôn có những thay đổi sẽ làm ảnh hƣởng đến tốc độ tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu sản xuất của các ngành, trong đó có nông nghiệp. Quá trình tăng trƣởng và phát triển của nền kinh tế trong hiện tại cũng có ảnh hƣởng đến triển vọng phát triển các ngành của nền kinh tế trong tƣơng lai nên phát triển nông nghiệp trong tƣơng lai cũng sẽ chịu sự tác đọng của quá trình đó.
b.Thị trường
Thị trƣờng nông nghiệp đƣợc hiểu là một tập hợp những thỏa thuận, dựa vào đó mà các chủ thể kinh tế trong và ngoài ngành nông nghiệp có thể trao đổi hàng hóa nông sản hay các dịch vụ cho nhau. Bản chất thị trƣờng
nông nghiệp thể hiện những chức năng cơ bản của nó là thừa nhận, thực hiện, điều tiết kích thích, thông tin. Do đặc điểm của sản xuất, tiêu dùng hàng nông sản nên thị trƣờng nông nghiệp là thị trƣờng đa cấp và giá cả thị trƣờng chịu ảnh hƣởng bởi quy luật cung cầu. Trong đó, các nhân tố ảnh hƣởng tới cầu hàng nông sản gồm: giá sản phẩm, thu nhập, giá các hàng hóa liên quan và thị hiếu, tập quán tiêu dùng. Các nhân tố ảnh hƣởng tới cung nông sản gồm: giá nông sản, giá các loại nông sản thay thế, chi phí sản xuất, tình trạng kỹ thuật, công nghệ có thể ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp và một số yếu tố khác nhƣ giao thông, thủy lợi, thời tiết, các chính sách của nhà nƣớc.
Giá cả nông sản ảnh hƣởng rất lớn đến thu nhập của đại bộ phận nông dân, đến các hoạt động của các ngành khác, giá cả một số mặt hàng có tính chiến lƣợc có ảnh hƣởng rất lớn đến toàn nền kinh tế. Vì thế, các quốc gia đều có chính sách điều tiết giá cả sản phẩm nông nghiệp nhƣ giá trần, giá sàn, quỹ bình ổn, thuế xuất nhập khẩu, tiêu chuẩn kiểm định chất lƣợng… Yếu tố thị trƣờng ảnh hƣởng đến sản xuất nông nghiệp dƣới 2 góc độ: thị trƣờng đầu vào và thị trƣờng đầu ra.
Thị trường đầu vào là thị trƣờng các yếu tố phục vụ trồng trọt, chăn nuôi nhƣ: thị trƣờng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, các loại giống cây, con, các loại máy móc thiết bị, phƣơng tiện phục vụ sản xuất, thu hoạch, bảo quản sản xuất nông nghiệp, các công nghệ về quy trình sản xuất và bảo quản nông sản… Hoạt động sản xuất nông nghiệp kết hợp hai yếu tố chính là đất đai và lao động, trong điều kiện sản xuất nông nghiệp hiện nay, các yếu tố đầu vào nói trên có tính chất quyết định năng suất nông nghiệp, thúc đẩy thâm canh trong nông nghiệp. Do đó để sản xuất nông nghiệp phát triển, tạo giá trị kinh tế cao cần phải có chính sách ổn định thị trƣờng giá cả các yếu tố đầu vào.
nghiệp, nông dân tồn tại và phát triển. Nhìn chung, hầu hết giá cả của sản phẩm nông nghiệp đều rất bấp bênh, khi đƣợc mùa thì mất giá và ngƣợc lại, ngoài ra còn các nguyên nhân làm cho giá cả không có lợi cho ngƣời sản xuất là do sản phẩm làm ra chƣa đạt yêu cầu về chất lƣợng, mẫu mã… do đó tính cạnh tranh của sản phẩm chƣa cao, những sản phẩm có giá trị thì chƣa xây dựng đƣợc thƣơng hiệu, số lƣợng tập hợp ít nên lƣợng tiêu thụ nhỏ lẻ. Do mối liên hệ giữa nông nghiệp với công nghiệp chế biến còn lỏng lẻo, chƣa thể nâng cao giá trị cho nông sản qua sản phẩm đã chế biến, sơ chế. Sản xuất chƣa gắn liền với khâu phân phối, tiêu thụ sản phẩm, phụ thuộc quá nhiều vào tƣ thƣơng nên dễ bị ép giá.
Nhƣ vậy, việc tìm kiếm thị trƣờng đầu ra ổn định, lựa chọn phƣơng thức tiêu thụ sản phẩm mang lại doanh thu cao, khai thác và mở rộng thị trƣờng của các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp là nhân tố hết sức quan trọng quyết định quy mô và trình độ phát triển nông nghiệp hàng hóa.
c.Các chính sách về nông nghiệp
Quản lý Nhà nƣớc về nông nghiệp có vài trò to lớn và không thể thiếu trong quá trình phát triển nông nghiệp và thực hiện các chức năng: định hƣớng chiến lƣợc cho sự phát triển nông nghiệp phù hợp với từng giai đoạn phát triển nông nghiệp của đất nƣớc; điều chỉnh mối quan hệ trong nội bộ ngành nông nghiệp, nông thôn với phần còn lại của nền kinh tế; hỗ trợ, giúp đỡ kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, HTX và các loại hình cơ sở SXNN khác phát triển; bổ sung vị trí cần thiết, nắm giữ những vị trí then chốt của nông nghiệp, nông thôn bằng lực lƣợng kinh tế nhà nƣớc.
Tùy cách tiếp cận có thể phân loại các chính sách kinh tế trong nghiệp theo những tiêu thức khác nhau:
Theo nội dung, có thể phân loại các chính sách theo cách gọi tên cụ thể nhƣ: chính sách đầu tƣ vốn, chính sách tín dụng, chính sách ruộng đất…
Theo lĩnh vực, có thể phân loại thành các nhóm chính sách nông nghiệp thuộc lĩnh vực tài chính ( thuế, đầu tƣ, trợ cấp sản xuất…); lĩnh vực tiền tệ (giá cả, lãi suất…); lĩnh vực XNK (chính sách thuế, hạn ngạch, tỷ giá hối đoái…).
Theo quan hệ của chính sách đối với quá trình sản xuất, có thể phân thành các yếu tố đầu vào (đầu tƣ, vật tƣ, trợ giá, khuyến nông…); các chính sách đầu ra (thị trƣờng và giá cả, chính sách xuất khẩu…); các chính sách về tổ chức quá trình sản xuất (chính sách đổi mới cơ cầu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, chính sách đổi mới cơ cầu quản lý…).
Các chính sách của Nhà nƣớc về phát triển nông nghiệp nhằm điều khiển, dẫn dắt các hoạt động của chủ thể kinh tế trong nông nghiệp vận hành phù hợp với lợi ích chung của toàn xã hội, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài nguyên để đạt tới các mục tiêu phát triển đã đề ra. Các chính sách có tác động to lớn đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn bằng nhiều hƣớng khác nhau, tùy theo từng mục tiêu mà có các chính sách phù hợp.
Vai trò lãnh đạo của Ðảng và Chính phủ thể hiện ở chỗ trên cơ sở phân tích tình trạng kinh tế, xã hội và môi trƣờng, trên cơ sở các nguồn thông tin để xây dựng chiến lƣợc quốc gia về phát triển nông thôn toàn diện bao gồm:
- Chính sách phát triển nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa trên địa bàn nông thôn. Tạo điều kiện pháp lý phát triển kinh tế nhiều thành phần, đa dạng hoá các loại hình doanh nghiệp hoạt động kinh doanh các ngành nghề. Phát triển hệ thống thông tin thị trƣờng, nâng cao năng lực kinh doanh của các doanh nghiệp.
- Các chính sách của Nhà nƣớc đối với từng ngành, đối với hành động cấp quốc gia, tỉnh, huyện và cơ sở trong phát triển nông thôn.
- Những chính sách ƣu tiên, kế hoạch đầu tƣ và biện pháp điều hành sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong phát triển nông thôn.
- Tạo cơ chế chính sách và chỉ đạo phát triển kinh tế hộ nông dân, kinh tế trang trại.
- Sử dụng quyền lực của Chính phủ với tƣ cách là ngƣời mua, ngƣời cung cấp và ngƣời chủ nhằm tác động hạn chế tiêu cực của nền kinh tế thị trƣờng.
- Tạo hệ thống hỗ trợ đối với những ngƣời và vùng bị thiệt thòi nhất là ngƣời nghèo, vùng sâu, vùng xa [5, tr. 83-84].
Những tác động của chính sách nông nghiệp, nông thôn đƣợc thể hiện qua: tác động đến giá cả thị trƣờng sản phẩm đầu vào, thị trƣờng tƣ liệu sản xuất, tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ; thị trƣờng sản phẩm đầu ra của nông sản, giá bán sản phẩm, thuế tiêu thụ sản phẩm; bảo quản, vận chuyển, bán sản phẩm; chế độ phân phối sản phẩm, thuế XNK sản phẩm và giá mua sản phẩm; chính sách về tổ chức quá trình sản xuất (đổi mới cơ cấu nông nghiệp, đổi mới cơ cấu quản lý); chính sách đối với các vấn đề liên quan đến môi trƣờng và đời sống kinh tế xã hội nông thôn.
d.Nhân tố khoa học kỹ thuật và công nghệ
Cơ sở hạ tầng nông thôn gồm đƣờng bộ, đƣờng thủy; hệ thống tƣới tiêu, hệ thống cấp thoát nƣớc, cầu cảng, hệ thống điện, thông tin liên lạc… Cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn là nhân tố ngoại sinh của phát triển nông nghiệp, nhƣng có vai trò thúc đẩy nâng cao khả năng cạnh tranh và lợi thế so sánh của nông sản đƣợc sản xuất và tiêu thụ. Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho nông nghiệp, nông thôn gồm giao thông, thủy lợi và thông tin liên lạc sẽ làm giảm chi phí trong sản xuất và tiêu thụ nông sản; xây dựng hoàn thiện hệ thống cấp thoát nƣớc, cấp điện góp phần nâng cao đƣợc chất lƣợng cuộc sông tại nông thôn, tăng nhanh năng suất nông nghiệp. Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn trở thành nhân tố chính quan trọng tại các nƣớc, đặc biệt là các nƣớc đang phát triển nhằm thúc đẩy tăng trƣởng nông nghiệp, xóa
dần khoảng cách nông thôn và thành thị, thúc đẩy lƣu thông nông sản hàng hóa, đƣa nông nghiệp phát triển nhanh hơn.
Các tiến bộ khoa học công nghệ trong nông nghiệp phải dựa vào những tiến bộ về sinh học và sinh thái học, lấy công nghệ sinh học và sinh thái học làm trung tâm. Việc ứng dụng các nghiên cứu tiến bộ khoa học công nghệ trong nông nghiệp mang tính vùng, tính địa phƣơng cao và đa dạng các loại hình công nghệ. Cần chú ý cân đối phát triển tiến bộ khoa học công nghệ một cách có hệ thống và bền vững.
Tiến bộ khoa học công nghệ trong nông nghiệp có nội dung rộng lớn liên quan tới sự phát triển của tất cả các yếu tố, bộ phận cấu thành lực lƣợng sản xuất ngành này, bao gồm các nội dung chủ yếu sau: (1) Thủy lợi hóa nông nghiệp: các biện pháp khai thác sử dụng và bảo vệ các nguồn nƣớc trên và dƣới mặt đất cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt ở nông thôn, đồng thời hạn chế tác hại của nƣớc gây ra cho sản xuất và đời sống. Thủy lợi hóa là tiến bộ khoa học công nghệ liên quan đến nƣớc của SXNN và đời sống nông thôn, nhằm cải tạo và chinh phục thiên nhiên trên cơ sở nhận thức các quy luật tự nhiên; (2) Cơ giới hóa nông nghiệp: là việc dần dần thay thế các công cụ thủ công thô sơ bằng động lực máy móc, thay thế phƣơng pháp thủ công lạc hậu bằng phƣơng pháp sản xuất kỹ thuật cao. Cơ giới có thể theo bộ phận, toàn bộ hoặc tự động; (3) Điện khí hóa nông nghiệp nông thôn: là một tiến bộ khoa học công nghệ trong việc sử dụng nguồn điện năng vào các hoạt động sản xuất và phục vụ đời sống nông thôn. Điều kiện để thực hiện điện khí hóa nông nghiệp nông thôn là việc hình thành đƣợc mạng lƣới điện quốc gia thông suốt từ nơi phát điện đến nơi sử dụng điện ở mọi vùng nông thôn. Năng lƣợng điện phục vụ nông nghiệp nông thôn chủ yếu theo hƣớng: năng lƣợng điện là cơ sở của việc cơ khí hóa lao động ở một số khâu nhƣ thủy lợi, chăn nuôi, hoạt động của các xƣởng cơ khí, xƣởng chế biến nông sản… Sử
dụng điện dƣới dạng nhiệt năng hay quan năng để chiếu sáng, sấy khô, ấp trứng, sƣởi ấm… hoặc dƣới dạng sóng nhƣ tia các loại để khử độc, tiêu diệt vi sinh vật, chữa bệnh trong chăn nuôi…; (4) Hóa học hóa: là việc áp dụng công nghệ hóa chất phục vụ nông nghiệp, bao gồm sử dụng các phƣơng tiện hóa học vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp và phục vụ đời sống nông thôn. Hóa học hóa trong nông nghiệp bao gồm: bổ sung và tăng cƣờng cung cấp thức ăn, chất dinh dƣỡng cho cây trồng, vật nuôi bằng việc sử dụng các loại phân bón hóa học, thức ăn gia súc có bổ sung các nguyên tố vi lƣợng, đa lƣợng…, sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ dịch bệnh vật nuôi…, sử dụng các vật liệu hóa học trong xây dựng các công trình phục vụ nông nghiệp; (5) Sinh học hóa: là việc nghiên cứu và áp dụng các thành tựu về khoa học sinh vật và sinh thái vào nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng các sản phẩm nông nghiệp và bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Để ứng dụng sinh học cần điều tra một cách cơ bản toàn diện và có trọng điểm các điều kiện tự nhiên và các nguồn tài nguyên phong phú về động thực vật, vi sinh vật… Việc nghiên cứu và nắm vững các quy luật phát sinh, phát triển, mối quan hệ giữa quần thể sinh vật với nhau và với điều kiện tự nhiên để từ đó có phƣơng hƣớng đúng đắn nhằm khai thác, bảo vệ và sử dụng ngày càng tốt hơn, đảm bảo tái sinh không ngừng các nguồn tài nguyên sinh vật. Nhập giống cây con phù hợp để bổ sung nguồn gen hoặc lai tạo.
Lựa chọn hình thức chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ hợp lý sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp. Việc phổ biến công nghệ mới trong SXNN có thể thực hiện qua nhiều hình thức khác nhau. Tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên và thực trạng phát triển, đặc điểm kinh tế-xã hội của từng vùng miền, khu vực để lựa chọn chuyển giao công nghệ phù hợp nhằm khai thác tối đa tiềm năng phát triển kinh tế nông nghiệp.
e.Phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn
Cơ sở hạ tầng nông thôn gồm có đƣờng bộ, đƣờng thuỷ; hệ thống tƣới tiêu, hệ thống cấp thoát nƣớc; cầu cảng; hệ thống điện, thông tin liên lạc. Cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn là nhân tố ngoại sinh của phát triển nông nghiệp, nhƣng có vai trò thúc đẩy nâng cao khả năng cạnh tranh và lợi thế so sánh của nông sản đƣợc sản xuất và tiêu thụ.
Phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông, thủy lợi và thông tin liên lạc làm giảm chi phí trong sản xuất và tiêu thụ nông sản; phát triển hệ thống cấp thoát nƣớc, điện làm nâng cao đƣợc chất lƣợng cuộc sống tại nông thôn. Chính vì vậy mà phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn trở thành chính sách quan trọng tại các nƣớc nhằm thúc đẩy tăng trƣởng nông nghiệp, xóa dần khoảng cách nông thôn và thành thị, và thúc đẩy lƣu thông nông sản hàng hóa tạo điều kiện phát triển nông nghiệp [30].
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHƯỚC SƠN, TỈNH QUẢNG NAM
2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP