Phƣơng hƣớng và mục tiêu phát triển nông nghiệp của huyện

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện phước sơn, tỉnh quảng nam (Trang 109 - 113)

1.3 .CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

3.1. CƠ SỞ CHO VIỆC XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP

3.1.2. Phƣơng hƣớng và mục tiêu phát triển nông nghiệp của huyện

Phƣớc Sơn

a. Phương hướng phát triển nông nghiệp

Định hƣớng quy hoạch phát triển nông nghiệp của huyện Phƣớc Sơn trong thời gian tới bao gồm [20]:

- Kết hợp thâm canh, tăng vụ và mở rộng diện tích; chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hƣớng đa dạng hoá sản phẩm phù hợp với tiềm năng đất đai của từng xã và thị trƣờng trong và ngoài huyện. Tăng cƣờng công tác thông tin thị trƣờng, khuyến nông, khuyến lâm; chú trọng các tập đoàn giống

cây trồng đã đƣợc khảo nghiệm cho năng suất cao vào sản xuất. Từng bƣớc thực hiện bán cơ giới hoá trong nông nghiệp; quan tâm phát triển công nghệ sau thu hoạch; đảm bảo an ninh lƣơng thực tại chỗ, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng.

- Triển khai thực hiện tốt quy hoạch chăn nuôi gia súc, gia cầm, trong đó chú trọng phát triển đàn trâu, bò, heo thịt theo hƣớng sản xuất hàng hoá, chủ động phòng trừ dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi.

- Quy hoạch các vùng sản xuất theo hƣớng liên vùng, có những đặc điểm tƣơng đồng về vị trí, đất đai, thổ nhƣỡng, gồm:

+ Các xã vùng thấp (3 xã): Phƣớc Hiệp, Phƣớc Hòa, Phƣớc Xuân. + Các xã vùng trung (3 xã, 1 thị trấn): Thị trấn Khâm Đức, Phƣớc Đức, Phƣớc Năng, Phƣớc Mỹ.

+ Các xã vùng cao (5 xã): Phƣớc Chánh, Phƣớc Công, Phƣớc Kim, Phƣớc Thành, Phƣớc Lộc.

Ngoài ra, huyện còn tập trung phát triển NN theo các phƣơng hƣớng chung, bao gồm:

- Đẩy mạnh quá trình SXNN theo hƣớng tăng cƣờng phát triển các hàng hóa, sản phẩm nông sản có giá trị kinh tế cao, tạo cơ sở nâng cao đời sống nông dân trong huyện.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phù hợp theo hƣớng tăng tỷ trọng chăn nuôi, giảm dần tỷ trọng trồng trọt. Tăng tỷ trọng các ngành mang lại lợi nhuận cao, doanh thu ổn định trong các phân ngành: nông nghiệp, lâ nghiệp và thủy sản. Chủ động phát triển nông nghiệp bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới.

- Tăng cƣờng đầu tƣ xây dựng, cải tạo, nâng cấp các công trình thủy lợi và các cơ sở hạ tầng nông thôn khác. Chuyển đổi diện tích các loại cây

trồng năng suất thấp, kém hiệu quả sang cây công nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Phát triển vùng nông – lâm – thủy sản nhiều thành phần kinh tế, khuyến khích phát triển các cơ sở SXNN theo mô hình liên kết nhƣ trang trại, HTX… theo phƣơng thức công nghiệp.

* Với ngành trồng trọt, chăn nuôi: Đẩy mạnh sản xuất, tập trung hình thành các vùng chuyên canh, các trang trại sản xuất có quy mô vừa và lớn; từng bƣớc chuyển dịch theo hƣớng tăng dần giá trị ngành chăn nuôi. Ƣu tiên phát triển các loại cây trồng có năng suất cao, cây đặc sản gắn với thị trƣờng và phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phƣơng; đa dạng hóa cây trồng con vật nuôi, phát triển giống mới có năng suất chất lƣợng cao.

* Với ngành lâm nghiệp: Thực hiện giao đất giao rừng gắn với quản lý, sản xuất bảo vệ và khai thác. Tập trung đẩy mạnh trồng rừng sản xuất, chú trọng trồng cây nguyên liệu nhƣ keo, bời lời, cao su tại những vùng giao thông thuận lợi, có quỹ đất tập trung.

* Với ngành thủy sản: Tận dụng mặt nƣớc tự nhiên, khuyến khích cải tạo nguồn nƣớc tự nhiên để tiến hành nuôi thả các loại thủy sản có giá trị kinh tế cao. Tập trung nuôi trồng các loại thủy sản phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện, tận dụng nguồn thức ăn sẵn có.

b.Mục tiêu chủ yếu phát triển nông nghiệp huyện Phước Sơn giai đoạn 2011-2020

(1)Mục tiêu định lượng

- Đảm bảo tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản nhanh và bền vững, tạo sự chuyển biến căn bản về chất lƣợng, đạt tốc độ trung bình đến năm 2020 đạt 10-11%/năm.

-Tỉ trọng giá trị sản xuất nông lâm nghiệp thủy sản trong tổng giá trị sản xuất các ngành của huyện đến năm 2020 còn dƣới 4%, tỷ lệ che phủ rừng trên địa bàn toàn huyện đạt 67% vào năm 2020.

- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nâng diện tích gieo trồng bình quân đạt trên 2.800 ha/năm

- Ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ vào sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt; đƣa năng suất lúa ruộng bình quân đạt từ 43-45 tạ/ha/vụ; phấn đấu đạt sản lƣợng lƣơng thực có hạt 6.000 tấn/năm. Tổng đàn gia súc trên 25.000 con/năm, gia cầm trên 70.000 con/năm [10].

(2)Mục tiêu định tính

- Tập trung chú trọng khai hoang, phục hóa mở rộng diện tích canh tác (nhất là mở rộng diện tích lúa nƣớc); nghiên cứu đƣa một số giống cây trồng, con vật nuôi thích nghi với khí hậu thổ nhƣỡng để phát triển, tạo sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao.

- Xây dựng, nâng cấp các công trình thủy lợi, kênh mƣơng nội đồng, đảm bảo diện tích lúa ruộng đƣợc tƣới chủ động đạt trên 80%.

- Đa dạng hóa ngành nghề nông thôn, gắn với sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Có giải pháp phát triển nhiều loại hình dịch vụ nông nghiệp, nông thôn, từng bƣớc chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn sang lĩnh vực phi nông nghiệp.

- Tiếp tục tuyên truyền, hƣớng dẫn nông dân đổi mới cách nghĩ, cách làm, thay đổi tập quán sản xuất tự cấp, tự túc, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tiến đến canh tác nông nghiệp bền vững. Bên cạnh đó, các cấp ủy đảng, chính quyền, các chủ rừng và toàn dân cần nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng; tích cực chủ động phòng, chống cháy rừng; xử lý nghiêm những vi phạm pháp luật về phát triển và bảo vệ rừng, nhất là tình trạng khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép và săn bắt động vật rừng quý hiếm, kịp thời ngăn chặn tình trạng lấn chiếm đất rừng và chặt phá rừng làm nƣơng rẫy.

vệ rừng cho nhân dân; phát triển rừng, tăng thu nhập dân cƣ. Đẩy mạnh trồng cây lâm nghiệp theo kế hoạch hằng năm, chú trọng hình thành vùng chuyên canh cây keo, cao su; tăng cƣờng bảo vệ, phát triển các loại cây dƣợc liệu quý nhƣ: Sâm Ngọc Linh, Sâm dây… Khuyến khích mở rộng kinh tế vƣờn, kinh tế trang trại, gia trại gắn với hình thành các điểm du lịch sinh thái, nâng cao độ che phủ rừng trên 67% [10].

- Hoàn thiện cơ bản hệ thống cơ sở hạ tầng trực tiếp và hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu gián tiếp phục vụ cho sản xuất nông, lâm, thủy sản và sắp xếp bố trí dân cƣ, đảm bảo đời sống nhân dân đƣợc cải thiện đáng kể, tỉ lệ nghèo giảm xuống dƣới 50% vào năm 2015 và dƣới 20% vào năm 2020, gìn giữ trật tự, an ninh quốc phòng trên địa bàn, đạt tiêu chí nông thôn mới trên 50% số xã [20].

Dù xu hƣớng đóng góp của ngành nông nghiệp vào cơ cấu phát triển kinh tế ngày càng giảm, nhƣng nông nghiệp luôn chiếm vị trí rất quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế-xã hội của huyện, đặc biệt là trong việc đảm bảo an ninh lƣơng thực, xóa đói giảm nghèo, thực hiện tốt việc xây dựng nông thôn mới. Từ đó làm cơ sở cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của huyện Phƣớc Sơn.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện phước sơn, tỉnh quảng nam (Trang 109 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)