Gia tăng kết quả sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện phước sơn, tỉnh quảng nam (Trang 124 - 128)

1.3 .CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

3.2.6. Gia tăng kết quả sản xuất nông nghiệp

- Lựa chọn nông sản phù hợp, đáp ứng theo yêu cầu thị trƣờng.

- Chuyển giao, hƣớng dẫn áp dụng các kỹ thuật mới trong sản xuất, chăn nuôi; mở các lớp tập huấn TOT cho cán bộ nông lâm cơ sở, mô hình thâm canh lúa cải tiến SRI, mô hình nuôi cá lồng, mô hình hỗ trợ bò đực giống để khuyến khích phát triển chăn nuôi hàng hóa, mô hình trồng mây nguyên liệu dƣới tán lá rừng, mô hình luân canh keo-lúa trên nƣơng rẫy...

+ Trên lĩnh vực chăn nuôi: Tiếp tục phát triển mạnh chăn nuôi, nhất là chăn nuôi gia súc, đƣa giá trị chăn nuôi chiếm tỷ lệ cao, tăng lên qua từng năm. Đầu tƣ các con vật nuôi chủ lực nhƣ trâu, bò, heo, gà… Khuyến khích chăn nuôi tại các trang trại, ƣu tiên các giống địa phƣơng có giá trị kinh tế cao, ít dịch bệnh.

+ Trên lĩnh vực trồng trọt: Phát triển tòan diện theo hƣớng sản xuất hàng hóa, gắn với công nghiệp chế biến, thị trƣờng tiêu thụ, nâng cao năng suất, chất lƣợng, hiệu quả và tính bền vững. Phát triển các loại cây trồng chủ lực của huyện nhƣ: quế, bời lời, sắn… Hình thành các vùng chuyên canh cây chủ lực theo đặc điểm của từng vùng sản xuất.

+ Trên lĩnh vực lâm nghiệp: Tiếp tục đầu tƣ phát triển lâm nghiệp, tận dụng lợi thế diện tích đất lâm nghiệp lớn để nâng cao hơn nữa hiệu quả và nguồn thu từ lâm nghiệp. Khai thác lâm sản phụ và rừng trồng theo đúng qui định của Nhà nƣớc. Giao khoán quản lý bảo vệ rừng bình quân 5.000 ha/năm. Trồng mới 400ha/năm tƣơng ứng 400-500 nghìn cây các loại (trong đó có 1.000 ha cây cao su tiểu điền). Nâng tỷ lệ che phủ rừng từ 62% lên

70%. Khai thác gỗ tận dụng 5.000m3. Khai thác gỗ rừng trồng 500m3. Khai thác song, mây 500 tấn.

+ Trên lĩnh vực thủy sản: Rà soát, điều chỉnh, bố trí diện tích nuôi trồng hợp lý, có hiệu quả bền vững. Phấn đấu đạt 130 ha diện tích nuôi trồng thủy sản, chủ yếu là cá nƣớc ngọt. Tận dụng tốt diện tích mặt nƣớc lòng hồ thủy điện để nuôi cá nƣớc ngọt. Đa dạng hóa hình thức nuôi để hạn chế rủi ro.

-Tiến hành thâm canh để tăng năng suất kết hợp khai hoang, cải tạo ruộng đất SXNN.

- Chú trọng công tác thu hoạch, bảo quản, chế biến sau thu hoạch. Nâng cao chất lƣợng nông sản, an toàn thực phẩm và sản xuât theo quy trình quy định và nhu cầu thị trƣờng nông sản.

Để có thể gia tăng kết quả SXNN một cách thuận lợi, đem lại hiệu quả lâu dài thì ngoài những biện pháp cụ thể trên, cần có những thay đổi, hoàn thiện đối với những chính sách có liên quan, bao gồm:

a.Chính sách về thuế

Thuế sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam đƣợc tính cố định và nó không phụ thuộc vào sản lƣợng. Vì vậy, tỷ lệ thuế trên sản lƣợng, chi phí trong quá trình thâm canh, năng suất và thu nhập đều khác nhau giữa các vùng. Do đó cần có chính sách thuế riêng phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phƣơng để từ đó nâng cao hiệu quả SXNN.

Chính sách thuế là một chính sách hỗ trợ quan trọng cho sản xuất nông nghiệp. Các hộ nông dân tham gia vào sản xuất phải đóng thuế và điều này ảnh hƣởng đến quá trình ra quyết định của các hộ. Việc hoàn thiện chính sách về thuế sẽ góp phần lớn vào việc phát triển NN ở nông thôn.

- Sửa đổi và xây dựng một số văn bản pháp luật về thuế nhằm tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tƣ vào lĩnh vực nông nghiệp.

- Miễn giảm các khoản thuế, phí thu từ nông nghiệp, nông thôn, nông dân về ngân sách nhà nƣớc, đồng thời khuyến khích nhân dân trên cơ sở thu nhập đƣợc nâng cao và hoàn toàn tự nguyện đóng góp cho các công trình và hoạt động của cộng đồng, tổ chức đoàn thể do nhân dân quản lý, trả phí cho các dịch vụ để phát triển sản xuất và đời sống do tƣ nhân và kinh tế hợp tác cung cấp. Nhà nƣớc và địa phƣơng, tùy theo khả năng ngân sách, sẽ từng bƣớc hỗ trợ cho các hoạt động này. Điều tiết ngân sách hỗ trợ cho các địa phƣơng thuần nông, nhất là vùng chuyên trồng lúa.

- Ƣu tiên sử dụng các nguồn thu thuế từ nông nghiệp để tái đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp, hỗ trợ nông dân.

b.Chính sách tín dụng

Nghị định số 55/2015/NĐ-CP Về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn trong năm 2015 đã tạo ra cơ chế thông thoáng cho việc tiếp cận với nguồn vốn đối với ngƣời dân, các tổ chức, cá nhân có nhu cầu đầu tƣ vào phát triển nông nghiệp. Trong đó có quy định cụ thể về chính sách tín dụng khuyến khích sản xuất nông nghiệp theo mô hình liên kết, chính sách tín dụng khuyến khích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, bảo hiểm nông nghiệp trong cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Ngoài ra, trong thời gian tới, để tạo động lực thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững thị trƣờng tín dụng nông nghiệp và nông thôn cần có những giải pháp đồng bộ và mạnh mẽ hơn, trong đó nổi bật là:

- Tăng cƣờng vai trò của Chính phủ trong các hoạt động tín dụng nông nghiệp và nông thôn. Xây dựng và quản lý các quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn, sử dụng đất, thực hiện chính sách giao đất và cấp chứng nhận quyền sử dụng đất tạo thuận lợi cho các hoạt động xúc tiến đầu tƣ và cho vay, thế chấp trong tín dụng nông thôn.

- Tăng cƣờng năng lực tài chính, quản trị rủi ro và đổi mới hoạt động của các tổ chức tín dụng nông nghiệp và đổi mới hoạt động của các tổ chức

tín dụng nông nghiệp và nông thôn, nòng cốt là NHNo&PTNT, Quỹ tín dụng nhân dân, Ngân hàng Chính sách xã hội.

- Tăng cƣờng đa dạng hóa các nguồn vốn và sản phẩm tín dụng cho phát triển nông nghiệp và nông thôn.

c. Chính sách đất đai

- Chính sách tích tụ ruộng đất phải nhằm vào phát triển kinh doanh nông nghiệp và vì nông dân, cho nông dân. Khuyến khích nông dân tích tụ ruộng đất để phát triển sản xuất nông nghiệp, nghiêm cấm việc đầu cơ ruộng đất, sử dụng ruộng đất kém hiệu quả [36].

- Đẩy mạnh thực hiện chƣơng trình giao đất, giao rừng, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp. Giao đất giao rừng đến tận ngƣời dân để từng diện tích rừng thực sự có chủ và ngƣời chủ diện tích rừng đó nhằm từng bƣớc ổn định cuộc sống dựa vào rừng đồng thời tài nguyên rừng không bị hủy hoại mà ngày càng phát triển.

- Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các hộ, tổ chức, cá nhân, tăng cƣờng công tác quản lý đất khó giao, đất công ích, đất lâm nghiệp hiện xã đang quản lý để sử dụng có hiệu quả và quản lý theo quy hoạch đƣợc duyệt.

- Hƣớng dẫn các hộ nông dân thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ theo luật đất đai, đặc biệt là việc góp vốn cổ phần bằng quyền sử dụng đất nông nghiệp để cùng các doanh nghiệp thực hiện các dự án sản xuất nông, lâm nghiệp hàng hóa tập trung nhƣ: Dự án trồng cao su, dự án trồng rừng nguyên liệu v.v...

- Đối với những xã quy hoạch là vùng phát triển chăn nuôi đàn đại gia súc tập trung, diện tích dành cho chăn thả gia súc phải xa vùng sản xuất lƣơng thực, xa khu vực dân cƣ. Khuyến khích phát triển kinh tế trang trại,

tạo điều kiện cho nông dân chuyển đổi cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện phước sơn, tỉnh quảng nam (Trang 124 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)