1.3 .CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
2.2.6. Kết quả sản xuất nông nghiệp trong những năm qua
Giá trị SXNN giai đoạn 2010-2014 đạt tốc độ tăng trƣởng bình quân 5,7%/năm đƣợc thể hiện qua bảng 2.15, bảng 2.16,bảng 2.17 và bảng 2.18.
Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của huyện trong giai đoạn 2010- 2014 tính theo giá hiện hành nhìn chung tăng ổn định qua các năm trừ giai đoạn năm 2012-2013 tăng trƣởng âm, thể hiện qua bảng 2.15 dƣới đây:
Bảng 2.15. Giá trị SX ngành nông nghiệp giai đoạn 2010-2014 theo giá hiện hành Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng 84.000 94.000 140.000 128.000 145.000 Nông nghiệp 51.800 58.000 73.000 73.500 75.800 - Trồng trọt 27.972 30.740 39.420 41.160 41.690 - Chăn nuôi 23.828 27.260 33.580 32.340 34.110 Lâm nghiệp 31.000 34.500 65.300 52.650 67.000 Thủy sản 1.200 1.500 1.700 1.850 2.200
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phước Sơn)
Tuy nhiên, khi tính theo giá so sánh năm 2010, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của huyện vẫn có thời gian tăng trƣởng âm, đó là giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2013 khi tổng GTSX ngành NN giảm từ 99.000 triệu
đồng xuống chỉ còn 97.000 triệu đồng. Điều này do nguyên nhân từ sự sụt giảm của ngành nông nghiệp, mà cụ thể là phân ngành chăn nuôi. Điều này là do việc thay đổi về điều kiện khí hậu trở nên khắc nghiệt hơn trong năm 2013, đồng thời kéo theo dịch bệnh bùng phát và tâm lý e ngại không dám tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi của ngƣời dân. Đây là những nguyên nhân chính khiến cho GTSX của phân ngành chăn nuôi giảm từ 27.899 triệu đồng năm 2010 xuống còn 25.256 triệu đồng năm 2014 nếu tính theo giá so sánh năm 2010. Cụ thể thể hiện qua bảng 2.16 dƣới đây:
Bảng 2.16. Giá trị SX ngành nông nghiệp giai đoạn 2010-2014 theo giá so sánh 2010 Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng 84.000 91.000 99.000 97.000 101.000 Nông nghiệp 51.800 57.200 60.650 57.400 59.000 - Trồng trọt 27.972 29.744 32.751 32.144 32.450 - Chăn nuôi 23.828 27.456 27.899 25.256 26.550 Lâm nghiệp 31.000 32.500 37.000 38.200 40.300 Thủy sản 1.200 1.300 1.350 1.400 1.700
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phước Sơn)
Từ bảng 2.15 và 2.16, có thể thấy rằng giá trị SX ngành nông nghiệp của huyện Phƣớc Sơn trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014 tăng trƣởng ổn định qua các năm, trong đó ngành lâm nghiệp đạt mức phát triển cao nhất, tiếp đến là ngành nông nghiệp và cuối cùng là ngành thủy sản.
Khi sử dụng các tiêu chí tổng thể nhằm đánh giá kết quả SXNN của huyện Phƣớc Sơn trong giai đoạn 2010-2014 cũng cho ra những kết quả tƣơng tự. Nhìn chung tốc độ tăng trƣởng của huyện trong giai đoạn này có tăng lên, tuy nhiên mức tăng không ổn định, trong giai đoạn 2010-2011 mức
tăng là 11,9% thì đến giai đoạn 2011-2012 mức tăng đã vọt lên mức 48,94%; tuy nhiên đến năm 2013, tỷ lệ này lại trở thành tăng trƣởng âm, đồng nghĩa với sự sụt giảm GTSX của huyện xuống tƣơng ứng với 8,57%; từ năm 2013 đến năm 2014 con số này đã tăng trƣởng dƣơng trở lại, đạt mức tốc độ tăng trƣởng 13,28%. Tƣơng ứng với đó là lƣợng tăng tuyệt đối cũng dao động với tần suất không ổn định, cho thấy sự thất thƣờng trong kết quả SXNN huyện Phƣớc Sơn trong giai đoạn 2010-2014 thể hiện qua bảng 2.17 dƣới đây:
Bảng 2.17. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất NN huyện Phước Sơn giai đoạn 2010-2014 Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 2013 2014 Giá trị SX (GO) Tr đồng 84.000 94.000 140.000 128.000 145.000 Tốc độ tăng trƣởng % 11,90 48,94 -8,57 13,28 Lƣợng tăng tuyệt đối Tr đồng 10.000 46.000 -12.000 17.000 GO/lao động Tr đồng/ngƣời 11,09 12,34 18,21 16,42 18,37 GO/diện tích Tr đồng/ha 0,83 0,93 1,39 1,26 1,42 (Nguồn: Tổng hợp từ niên giám thống kê huyện Phƣớc Sơn) Từ bảng 2.17 trên có thể rút ra một số nhận xét:
Về kết quả sử dụng lao động (GO/lao động) tăng trong giai đoạn 2010-2014, nhƣng mức tăng không ổn định, có năm giảm. Từ 11,09 triệu đồng/ngƣời năm 2010 đã tăng lên 18,37 triệu đồng/ngƣời năm 2014. Năm 2013 do những khó khăn kể trên nên con số GO/lao động cũng giảm theo tƣơng ứng.
Về hiệu quả sử dụng đất (GO/diện tích) của huyện cũng đã tăng dần, từ 0,83 triệu đồng/ha đất trong năm 2010 đã tăng lên 1,42 triệu đồng/ha đất vào năm 2014. Tuy nhiên con số này vẫn rất thấp so với tiềm năng của huyện và toàn tỉnh Quảng Nam.
Nếu tính theo giá trị sản phẩm thu đƣợc tính trên mỗi ha mặt đất trồng trọt và mặt nƣớc nuôi trồng thủy sản, ta có bảng 2.18 sau:
Bảng 2.18. Giá trị sản phẩm thu được huyện Phước Sơn giai đoạn 2010-2014
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014
Giá trị SP trên 1ha
đất trồng trọt 15,57 17,27 24,01 24,70 25,10 Giá trị SP trên 1ha
mặt nƣớc nuôi trồng thủy sản
21,00 26,14 28,81 32,34 35,00
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam)
Theo bảng 2.18, mặc dù giá trị SP thu đƣợc của huyện trong giai đoạn 2010-2014 đều tăng lên qua các năm, tuy nhiên giá trị SP trên 1 ha mặt nƣớc nuôi trồng thủy sản lại cao hơn nhiều so với giá trị SP tƣơng ứng tính trên 1ha đất trồng trọt. Tuy nhiên diện tích đất phục vụ cho thủy sản lại khá thấp so với đất SXNN. Trong thời gian tới, huyện cần tạo điều kiện và khuyến khích ngƣời dân tăng cƣờng sử dụng diện tích mặt nƣớc để phát triển nông nghiệp để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Kết quả sản xuất từng ngành nhƣ sau:
a.Nông nghiệp
* Trồng trọt: sản lƣợng cây trồng không ổn định qua các năm trong giai đoạn 2010-2014. Tổng diện tích gieo trồng năm 2010 là 3.607 ha, đến
năm 2014 giảm xuống còn 3.259 ha. Các loại cây trồng chính gồm có: cây lƣơng thực có hạt: lúa và ngô, cây chất bộ: khoai lang và sắn, cây rau đậu, cây trồng khác và cây công nghiệp lâu năm gồm cây công nghiệp và cây ăn quả.
Giá trị sản xuất ngành trồng trọt (theo giá cố định năm 2010) năm 2010 là 27.972 triệu đồng, đến năm 2014 là 32.450 triệu đồng, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2010-2014 là 2,76%/năm thể hiện qua bảng 2.19 sau:
Bảng 2.19. Diện tích, sản lượng một số cây trồng chính giai đoạn 2010-2014
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014
Tổng diện tích gieo trồng (ha) 3.607 3.659 3.838 3.526 3.259 I. Cây hàng
năm Diện tích (ha) 2.859 2.921 3.025 2.807 2.561 1. Cây lƣơng
thực có hạt Diện tích (ha) 1.747 1.761 1.780 1.808 1.818
1.1. Lúa Diện tích (ha) 1.297 1.305 1.317 1.352 1.359 Sản lƣợng (tấn) 3.836 3.589 3.886 4.078 4.156
1.2. Ngô Diện tích (ha) 450 456 463 456 459 Sản lƣợng (tấn) 1.035 1.049 1.039 1.068 1.124 2. Cây chất bột Diện tích (ha) 725 800 776 700 468 2.1. Khoai lang Diện tích (ha) 25 20 15 20 25 Sản lƣợng (tấn) 25 20 15 20 25 2.2. Sắn Diện tích (ha) 700 780 761 680 443 Sản lƣợng (tấn) 11.900 13.260 12.937 11.560 7.531 3. Cây rau đậu Diện tích (ha) 250 230 212 215 206
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014
4. Cây trồng
khác Diện tích (ha) 137 130 257 84 69 II. Cây lâu
năm Diện tích (ha) 748 738 813 719 698 1. Cây CN Diện tích (ha) 408 408 477 428 477 2. Cây ăn quả Diện tích (ha) 340 330 336 291 221
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phước Sơn và tỉnh Quảng Nam)
Từ bảng 2.19 ta rút ra nhận xét về một số loại cây trồng chính của huyện Phƣớc Sơn giai đoạn 2010-2014 nhƣ sau:
+ Cây lƣơng thực có hạt: diện tích tăng đều qua các năm, mức tăng không đáng kể. Tổng diện tích cây lƣơng thực có hạt toàn huyện năm 2014 là 1.818 ha. Trong đó cây lúa chiếm diện tích 1.359 ha và cây ngô là 459 ha. Sản lƣợng lúa nhìn chung có tăng lên sau 5 năm, từ mức sản lƣợng 3.836 tấn năm 2010 tăng lên 4.156 tấn năm 2014, tƣơng ứng với mức năng suất tăng từ 2,96 tấn/ha năm 2010 lên 3,06 tấn/ha năm 2014. Đối với cây ngô, mặc dù diện tích hầu nhƣ không thay đổi nhiều nhƣng sản lƣợng ngô vẫn tăng trƣởng tốt, từ 1.035 tấn năm 2010 nâng lên 1.124 tấn năm 2014, mức tăng này tƣơng ứng với năng suất từ 2,3 tấn/ha ngô năm 2010 lên 2,45 tấn/ha ngô năm 2014. Tốc độ tăng trƣởng của lúa trong 5 năm đạt 3,4%, trung bình khoảng 0,68%/năm; Tốc độ tăng trƣởng của ngô trong 5 năm đạt 6,47%, trung bình khoảng 1,3%/năm. Nhìn chung diện tích, sản lƣợng và năng suất cây lƣơng thực có hạt đều tăng lên qua các năm, tuy nhiên mức tăng là chƣa lớn và năng suất vẫn còn thấp so với toàn tỉnh.
+ Cây chất bột: diện tích thay đổi thƣờng xuyên, từ năm 2011 diện tích giảm dần và đến năm 2014 giảm chỉ còn 468 ha so với 725 ha năm 2010. Trong đó diện tích và năng suất cây khoai lang không đổi sau 5 năm, mức
giảm này là do sự sụt giảm về diện tích của cây sắn. Cụ thể, từ 700 ha năm 2010 thì đến năm 2014, diện tích cây sắn chỉ còn 443 ha, sản lƣợng sắn cũng do đó mà giảm theo từ mức 11.900 tấn năm 2010 xuống chỉ còn 7.531 tấn năm 2014, trong khi đó mức năng suất vẫn giữ ổn định là 17 tấn/ ha sắn.
+ Cây rau đậu: diện tích và sản lƣợng giảm dần qua các năm trong khi năng suất không thay đổi. Năm 2010 con số này là 250 ha diện tích tƣơng ứng với sản lƣợng 250 tấn, năng suất 1 tấn/ha thì đến năm 2014 diện tích giảm còn 206 tấn và sản lƣợng là 206 tấn, năng suất không đổi.
+ Cây trồng khác diện tích trồng trọt giảm trong giai đoạn 2010-2014 từ 137 ha xuống còn 69 ha.
+ Đối với cây lâu năm: diện tích nhìn chung biến động lên xuống liên tục, tuy nhiên sau 5 năm đã giảm diện tích từ 748 ha năm 2010 xuống còn 698 ha năm 2014, trong đó cây công nghiệp chiếm diện tích 477 ha và cây ăn quả chiếm diện tích 221 ha.
Nhìn chung cơ cấu cây trồng của huyện chủ yếu tập trung vào các loại cây hàng năm, đặc biệt là cây lƣơng thực có hạt và cây chất bột. Những loại cây này thƣờng có năng suất ổn định, tuy nhiên doanh thu mang lại lại thấp hơn so với các loại cây trồng khác, do đó thu nhập của ngƣời nông dân từ ngành trồng trọt là hết sức khiêm tốn, chƣa tận dụng đƣợc tiềm năng của huyện.
* Chăn nuôi: Tỷ trọng ngành chăn nuôi năm 2014 đạt 26,29% giá trị nông lâm thủy sản, chiếm 45% giá trị nội bộ ngành nông nghiệp. Tổng đàn gia súc và gia cầm của huyện giai đoạn 2010-2014 có tăng.
Số liệu cụ thể về thực trạng phát triển ngành chăn nuôi của huyện Phƣớc Sơn trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014 đƣợc thể hiện qua bảng 2.20 dƣới đây:
Bảng 2.20. Thực trạng ngành chăn nuôi huyện Phước Sơn giai đoạn 2010-2014
Đơn vị tính: con
Năm Tổng đàn gia súc Gia cầm
Trâu Bò Heo Dê Tổng
2010 1.405 4.967 8.856 485 45000 2011 2.031 4.607 8.720 480 46000 2012 2.005 4.875 8.963 208 47000 2013 2.217 3.899 9.994 579 48000 2014 2.336 4.056 10.052 420 49000
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phước Sơn)
Từ bảng 2.20 cho thấy, quy mô gia súc phát triển không ổn định, trong khi quy mô gia cầm tăng đều qua các năm mặc dù mức tăng chƣa cao. Nguyên nhân chủ yếu là do sự xuất hiện của các loại dịch bệnh, sự thiếu hụt nguồn thức ăn chăn nuôi kéo theo giá cả của loại mặt hàng này tăng cao. Đối với gia cầm những ảnh hƣởng này là không đáng kể và có thể khắc phục nhanh chóng hơn.
+ Trâu: nhìn chung số lƣợng có tăng, rõ rệt nhất là từ năm 2010 sang năm 2011 đã tăng đến 626 con, từ 1.405 con lên 2.031 con. Sau đó lƣợng tăng bắt đầu chững lại, cho đến cuối năm 2014 con số này là 2.336 con.
+ Bò: Số lƣợng bò của huyện trong giai đoạn 2010-2014 đã giảm từ 4.967 con xuống còn 4.056 con, số lƣợng tuyệt đối giảm đến 920 con, tƣơng ứng với tỷ lệ 18,5%. Đây là con số khá lớn . Nguyên nhân là do ngƣời dân chƣa chú trọng trồng các loại cỏ năng suất cao, tận dụng sản phẩm phụ sau trồng trọt làm thức ăn; chuồng trại, vệ sinh còn bỏ ngõ.. Trình trạng bò chết do rớt, ngã, chết vì ngạt thở do dây quấn cổ, chết do rét, do thời tiết... thƣờng xuyên xảy ra đã ảnh hƣởng không nhỏ đến số lƣợng đàn bò.
+ Heo: Những năm trƣớc đây việc chăn nuôi heo trên địa bàn huyện còn phổ biến tình trạng chăn nuôi thả rông các giống lợn địa phƣơng nhƣ: heo đen, lợn móng cái..., tận dụng thức ăn dƣ thừa trong sinh hoạt, chƣa chú trọng về đầu tƣ và năng suất chăn nuôi. Tổng đàn heo tăng từ 8.856 con năm 2010 lên 10.052 con năm 2014.
+ Dê: Đây là gia súc tƣơng đối đặc thù của huyện Phƣớc Sơn, do địa hình và nguồn thức ăn phù hợp cho việc chăn nuôi dê. Tuy nhiên phần lớn là ngƣời dân thả rong, chƣa nuôi theo quy mô trang trại, hệ thống chuồng trại vẫn còn hạn chế, số lƣợng đàn dê ít, chƣa chú trọng đến việc nuôi quy mô lớn. Số lƣợng dê nhìn chung thƣờng biến đổi do các đặc điểm kể trên, năm 2010 là 485 con thì đến năm 2012 chỉ còn 208 con, nhƣng đến năm 2013 lại tăng đột biến lên 579 con và năm 2014 bình ổn lại còn 420. Điều này cho thấy sự thiếu ổn định trong định hƣớng của chính quyền địa phƣơng và là hệ quả của việc đầu tƣ nhỏ lẻ, theo xu hƣớng thị trƣờng của ngƣời dân.
+ Gia cầm: Tổng đàn gia cầm năm 2010 là 45.000 con và tăng trƣởng ổn định qua các năm, đạt số lƣợng 49.000 con năm 2014. Gia cầm chủ yếu là gà, giống địa phƣơng có trọng lƣợng nhỏ nhƣng thịt ngon, chắc, đƣợc thị trƣờng ƣa chuộng.
Để xem xét việc phát triển của ngành chăn nuôi, chúng ta cũng cần quan tâm đến sản lƣợng thịt hơi của một số loại gia súc chính của huyện Phƣớc Sơn giai đoạn 2010-2014 thể hiện qua bảng 2.21 dƣới đây:
Bảng 2.21. Sản lượng thịt hơi các loại gia súc huyện Phước Sơn giai đoạn 2010-2014 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 1. Trâu - Sản lƣợng (tấn) 28 32 35 44 49 - Tốc độ tăng trƣởng (%) 14,29 9,38 25,71 11,36 - Lƣợng tăng tuyệt đối (tấn) 4 3 9 5 2. Bò
- Sản lƣợng (tấn) 156 165 187 219 220 - Tốc độ tăng trƣởng (%) 5,77 13,33 17,11 0,46 - Lƣợng tăng tuyệt đối (tấn) 9 22 32 1 3. Heo
- Sản lƣợng (tấn) 361 347 333 359 361 - Tốc độ tăng trƣởng (%) -3,88 -4,03 7,81 0,56 - Lƣợng tăng tuyệt đối (tấn) -14 -14 26 2
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phước Sơn)
Nhìn vào bảng 2.21, ta thấy sản lƣợng thịt hơi các loại gia súc trâu, bò đều tăng qua các năm, riêng heo lại giảm nhƣng sau 05 năm lại về mức sản lƣợng nhƣ ban đầu:
Sản lƣợng thịt hơi trong giai đoạn 2010-2014 đối với trâu đạt mức tăng trƣởng bình quân là 15,18%, trong đó năm 2013 đạt mức tăng trƣởng cao nhất là 25,71%; đối với bò, trong giai đoạn 2010-2014 mức tăng trƣởng thịt hơi thấp hơn, bình quân 9,17%/năm và cũng đạt mức tăng trƣởng cao nhất trong năm 2013 là 17,11%; đối với heo, tốc độ tăng trƣởng không ổn định, cụ thể trong giai đoạn 2010-2012 sản lƣợng giảm lần lƣợt là 3,88% và 4,,03%, tuy nhiên giai đoạn 2012-2014 lại tăng lên với mức tăng lần lƣợt là 7,81% và 0,56%. Điều này là do ảnh hƣởng của dịch bệnh nhƣ heo tai xanh, lở mồm long móng… ảnh hƣởng đến sản lƣợng thịt hơi của heo.
Nhìn chung về chủng loại con vật nuôi trên địa bàn huyện khá phong phú, đa dạng, các rủi ro trong chăn nuôi đƣợc chia nhỏ, đây là những điều kiện cơ bản để phát triển một nền chăn nuôi bền vững, phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, quy mô chăn nuôi còn ở mức độ nhỏ, số lƣợng vật nuôi ít, một số nơi chỉ mang tính chất tăng gia để cải thiện thực phẩm hằng ngày trong gia đình.
b.Lâm nghiệp
Giá trị sản xuất nông nghiệp tính theo giá so sánh 2010 trong ngành lâm nghiệp từ năm 2010 đến năm 2014 đạt mức tăng gần 46% sau 5 năm đƣợc thể hiện qua bảng 2.22 và bảng 2.23.