Quan điểm có tính định hƣớng khi xây dựng giải pháp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện phước sơn, tỉnh quảng nam (Trang 113 - 116)

1.3 .CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

3.1.3.Quan điểm có tính định hƣớng khi xây dựng giải pháp

3.1. CƠ SỞ CHO VIỆC XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP

3.1.3.Quan điểm có tính định hƣớng khi xây dựng giải pháp

- Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp hợp lý, phát triển đồng đều các ngành nông lâm thủy sản. Nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp và tăng sức cạnh tranh cho nông sản. Chủ động phát triển nông nghiệp bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới.

- Đánh giá đúng tiềm năng, nguồn lực, chỉ ra những thuận lợi, khó khăn trong quá trình phát triển sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp và sắp xếp bố trí dân cƣ; xác định rõ vai trò, vị thế, quan điểm, mục tiêu phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản của huyện phù hợp điều kiện thực tế của huyện, gắn

với đồ án quy hoạch xã xây dựng nông thôn mới và định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Hoàn thiện cơ bản hệ thống cơ sở hạ tầng trực tiếp và hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu gián tiếp phục vụ cho sản xuất nông, lâm, thủy sản

- Khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên để chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hƣớng phát triển ổn định, tăng tỷ trọng các ngành mang lại lợi nhuận kinh tế cao.

3.2. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ

3.2.1. Đẩy mạnh phát triển các cơ sở sản xuất

Việc đẩy mạnh phát triển các cơ sở sản xuất nông nghiệp là giải pháp tiên quyết. Các giải pháp cụ thể gồm:

a.Củng cố và năng cao năng lực kinh tế hộ

+ Khuyến khích nông hộ tăng tích lũy vốn, kinh nghiệm, tích tụ đất đai, phát triển sản xuất hàng hóa, phát triển kinh tế trang trại.

+ Tăng cƣờng tích lũy và tiết kiệm của kinh tế hộ. Mở rộng cung cấp tín dụng và kiến thức nông nghiệp đến ngƣời dân.

+ Kết hợp tốt giữa chế biến, bảo quản và vận chuyển để tăng sức cạnh tranh trong thị trƣờng nông sản.

+ Khuyến khích tăng cƣờng sản xuất trong thời gian nhàn rỗi, tăng quy mô sản xuất.

b.Phát triển các hợp tác xã

+ Phổ biến những lợi ích mà mô hình HTX mang lại. Từ đó tạo động lực cho thành viên tham gia vào HTX.

+ Tuyên truyền, phổ biến cho ngƣời dân về những quy định mới trong luật Hợp tác xã ban hành năm 2012. Làm rõ lợi ích và lợi thế của HTX để tạo động lực cho thành viên HTX, các tổ chức cá nhân tham gia vào HTX. Đồng thời chính quyền cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ cho việc thành lập HTX, liên hiệp HTX đúng theo quy định luật HTX năm 2012.

+ Phát triển các HTX theo hƣớng đa dạng phù hợp với các ngành nghề tại địa phƣơng.

+ Nghiên cứu xây dựng mô hình HTX kiểu mới phù hợp với tinh thần của luật HTX năm 2012, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp khi tham gia vào mô hình này.

+ Sáp nhập, hợp nhất các HTX NN có quy mô nhỏ lẻ, hoạt động kém hiệu quả để thành lập các HTX có quy mô lớn, từ đó có hƣớng nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, dịch vụ.

c.Phát triển kinh tế trang trại

+ Thực hiện quy hoạch sản xuất nông nghiệp theo vùng chuyên canh trồng rau, chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, rừng…

+ Mở rộng quy mô các trang trại, bao gồm quy mô đất đai, quy mô vốn, quy mô lao động và đào tạo nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực.

+ Đa dạng hóa chủng loại nông sản hàng hóa và nâng cao chất lƣợng nông sản.

+ Khuyến khích thành lập và phát triển kinh tế trang trại. Có chính sách khuyến khích phát triển trang trại theo mô hình nông, lâm, thủy sản kết hợp. Trong đó ƣu tiên phát triển các trang trại chăn nuôi.

+ Tăng cƣờng liên kết kinh tế giữa các trang trại, thành lập các hội nghề nghiệp để trao đổi kinh nghiệm về ứng dụng khoa học kỹ thuật, quản lý, thông tin thị trƣờng…

+ Cung cấp thông tin thị trƣờng và khoa học kỹ thuật để hỗ trợ trang trại trong việc định hƣớng sản xuất, nuôi trồng.

d.Phát triển các doanh nghiệp nông nghiệp

+ Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nông nghiệp mở rộng quy mô sản xuất.

doanh nghiệp bằng việc dành quỹ đất xây dựng các cụm công nghiệp cho các doanh nghiệp NN thuê.

+ Có cơ chế nhằm khuyến khích đầu tƣ vào lĩnh vực nông nghiệp.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện phước sơn, tỉnh quảng nam (Trang 113 - 116)