1.2 .NỘI DUNG CỦA PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
1.2.3. Gia tăng các yếu tố nguồn lực
Các yếu tố nguồn lực trong nông nghiệp tác động đến tăng trƣởng nông nghiệp theo hai hƣớng: khi gia tăng quy mô các nguồn lực nhƣ vốn, lao động… nông nghiệp sẽ tăng trƣởng theo chiều rộng; khi nâng cao chất lƣợng của việc sử dụng vốn và lao động thì nông nghiệp sẽ tăng trƣởng theo chiều sâu.
a.Lao động trong nông nghiệp
Nguồn nhân lực nông nghiệp là tổng thể sức lao động tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, bao gồm số lƣợng và chất lƣợng của ngƣời lao động. Về số lƣợng những ngƣời trong độ tuổi và những ngƣời trên và dƣới độ tuổi tham gia hoạt động sản xuất nông nghiệp. Về chất lƣợng gồm thể lực, trí lực, cụ thể là sức khỏe, trình độ nhận thức, trình độ chính trị, trình độ văn hóa, nghiệp vụ và tay nghề.
Đặc điểm của lao động nông nghiệp có tính thời vụ cao và là lao động tất yếu, xu hƣớng có tính quy luật không ngừng thu hẹp về số lƣợng và đƣợc chuyển một bộ phận sang các ngành khác, trƣớc hết là công nghiệp với những lao động trẻ khỏe có trình độ văn hóa và kỹ thuật. Trong giai đoạn đầu công nghiệp hoá, nguồn nhân lực trong nông nghiệp có số lƣợng lớn và chiếm tỷ trọng cao trong tổng lao động xã hội. Song, cùng với phát triển của quá trình công nghiệp háo, nguồn nhân lực trong nông nghiệp vận động theo hƣớng giảm xuống cả tƣơng đối và tuyệt đối [26, tr.106-107].
Nông nghiệp phát triển chủ yếu dựa vào thực hiện thâm canh, cần phải đầu tƣ thêm lao động quá khứ và lao động sống trên một đơn vị diện tích ruộng đất hợp lý. Từ đó tạo ra điều kiện thuận lợi để sử dụng đầy đủ và hợp lý nguồn nhân lực trong nông nghiệp, khai hoang và tăng vụ để mở rộng thêm diện tích trồng trọt, nâng cao trình độ đảm bảo ruộng đất, mở rộng phạm vi hoạt động tạo điều kiện sử dụng lao động tốt hơn. Nhiệm vụ của nền nông nghiệp là phải phát triển mạnh cả về chăn nuôi và trồng trọt, nhƣng tốc độ phát triển ngành chăn nuôi phải nhanh hơn tốc độ ngành trồng trọt nên cho phép thu hút một bộ phận lao động đáng kể ở nông thôn, giải quyết công ăn việc làm ngày càng nhiều, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở nông thôn. Đối với địa bàn vùng núi phân phối sức lao động nông nghiệp sang phát triển nghề rừng, trồng rừng và tu bổ rừng, đặc biệt rừng phòng hộ, rừng làm nguyên liệu và cung cấp cho xuất khẩu có ý nghĩa to lớn đối với phát triển nông lâm nghiệp. Phát triển công nghiệp nông thôn gồm tiêu thủ công nghiệp, phát triển dịch vụ nông thôn có ý nghĩa quan trọng trong việc sử dụng nguồn nhân lực, phát triển sản xuất và nâng cao đời sống lao động nông thôn.
Chất lƣợng lao động nông nghiệp tăng lên khi nâng cao trình độ văn hóa kỹ thuật, trình độ nghiệp vụ của ngƣời lao động. Để thực hiện biện pháp này cần phải cải cách hệ thống giáo dục và đào tạo phù hợp với phát triển của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, có sự hoạt động của thị trƣờng lao động. Công tác thông tin thị trƣờng tăng cƣờng kết nối giữa doanh ngiệp, lao động và các cơ quan quản lý… Sự hình thành thị trƣờng sức lao động trong nền kinh tế sản xuất hàng hóa nhiều thành phần đƣợc sự hƣớng dẫn và bảo vệ của Nhà nƣớc và pháp luật. Mở rộng hệ thống các trung tâm đào tạo và hình thành, phát triển các trung tâm giới thiệu việc làm, hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách, chƣơng trình giáo dục cho tất cả ngƣời lao động để tạo ra mối liên hệ chặt chẽ hơn giữa giáo dục, đào tạo và nhu cầu của thị trƣờng lao động…
b.Đất đai được sử dụng trong nông nghiệp
Đất đai là tƣ liệu sản xuất chủ yếu không bị hao mòn và đào thải khỏi quá trình sản xuất, nếu sử dụng hợp lý thì ruộng đất có chất lƣợng ngày càng tốt hơn, cho nhiều sản phẩm hơn trên một đơn vị diện tích canh tác.
Đất đai đƣợc sử dụng trong nông nghiệp (ruộng đất) tăng lên theo hƣớng tập trung theo yêu cầu phát triển của sản xuất hàng hóa và phát triển nông nghiệp. Tập trung ruộng đất là việc sáp nhập hoặc hợp nhất ruộng đất của những chủ sở hữu khác nhau vào một chủ sở hữu hoặc hình thành một chủ sở hữu mới có quy mô ruộng đất lớn hơn. Tập trung ruộng đất diễn ra theo hai con đƣờng: một là, hợp nhất ruộng đất của các chủ sở hữu cá biệt nhỏ hơn thành một chủ sở hữu cá biệt khác lớn hơn; hai là, con đƣờng sáp nhập ruộng đất của các chủ sở hữu cá biệt cho một chủ sơ hữu cá biệt để tạo ra quy mô lớn hơn. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn sự chuyển dịch của cơ cấu sản xuất theo hƣớng hiện đại, sẽ làm tăng chỉ tiêu đất đai bình quân một nhân khẩu, hay một lao động [26, tr.95-97].
c.Vốn trong nông nghiệp
Vốn trong nông nghiệp đƣợc biểu hiện bằng tiền của tƣ liệu lao động và đối tƣợng lao động đƣợc sử dụng vào trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Theo nghĩa rộng, ruộng đất, cơ sở hạ tầng… là các loại vốn trong sản xuất nông nghiệp. Vốn trong nông nghiệp có thể đƣợc chia theo hình thái luân chuyển, hình thái biểu hiện, mục đích sử dụng hay theo sở hữu. Nhu cầu vốn và sử dụng vốn trong nông nghiệp mang tính thời vụ cao và đầu ra sản phẩm mang tính rủi ro, có thể không còn vốn cho sản xuất nông nghiệp khi bị thiên tai, dịch bệnh… xảy ra. Nên các biện pháp tạo vốn và nâng cao sử dụng vốn có hiệu quả trong nông nghiệp sẽ rất có ý nghĩa, góp phần thúc đẩy nông nghiệp phát triển.
d.Cơ sở vật chất kỹ thuật trong nông nghiệp
Hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ nông nghiệp ngày càng hoàn thiện và phát triển gồm công cụ máy móc, hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp gồm giao thông, thủy lợi; hệ thống dịch vụ trồng trọt và chăn nuôi… Để có cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho phát triển nông nghiệp trong giai đoạn trƣớc mắt và tƣơng lai cần phải thực hiện những nội dung sau:
+ Thủy lợi phát triển và hoàn chỉnh hệ thống đồng bộ theo quy hoạch, nâng cao diện tích chủ động tƣới và chủ động tiêu, tiến tới tƣới tiêu theo yêu cầu phát triển của các loại cây trồng trƣớc hết là đối với những vùng có trình độ chuyên môn hóa cao. Đi liền với thủy lợi phải thực hiện tốt công tác dự báo khí tƣợng, thủy văn, thực hiện phòng chống lụt bão có hiệu quả.
+ Phát triển hệ thống giao thống gồm hệ thống giao thông nông thôn và giao thông nội đồng đáp ứng yêu cầu phát triển của cơ giới hóa và vận chuyển hàng hóa.
+ Hệ thống chuồng trại, cơ sở chế biến, giết mổ, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi ngày càng hoàn thiện và từng bƣớc ứng dụng khoa học công nghệ mới.
+ Công tác khuyến nông phải thực hiện tốt để chuyển giao kỹ thuật công nghệ mới cho ngƣời sản xuất.
+ Coi trọng công nghệ chế biến bảo quản sản phẩm sau thu hoạch để nâng cao chất lƣợng và giá trị sản phẩm.
+ Phân bón, yếu tố quyết định đến năng xuất cây trồng nên đẩy mạnh sản xuất phân bón, nhất là phân hữu cơ, phân vi sinh, đồng thời sử dụng hợp lý phân bón.
+ Các biện pháp kỹ thuật thâm canh phải thực hiện đồng bộ, chú ý biện pháp thủy lợi, giống, phân bón, đảm bảo về mặt số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu.
e.Công nghệ trong sản xuất trong nông nghiệp
Công nghệ theo nghĩa chung nhất là tập hợp những hiểu biết về các phƣơng thức và phƣơng pháp hƣớng vào cải tạo tự nhiên, phục vụ các nhu cầu con ngƣời. Từ quá trình nghiên cứu công nghệ nhằm phục vụ quản lý hoạt động chuyển giao công nghệ và thúc đẩy toàn diện các hoạt động công nghệ, chia công nghệ thành hai phần là “ phần cứng” và “phần mềm”. Nhờ những kiến thức về nông học, chăn nuôi mà những công nghệ tiên tiến nhƣ thủy lợi hóa, cơ khí hóa, hóa học hóa, sinh học hóa đƣợc áp dụng rộng rãi trong quá trình sản xuất, chế biến… làm cho nông nghiệp ngày càng phát triển và phục vụ con ngƣời tốt hơn. Đối với các nƣớc có nền nông nghiệp lạc hậu, quá trình đổi mới công nghệ trong nông nghiệp cần kết hợp các yếu tố truyền thống và hiện đại để khai thác hiệu quả các nguồn lực kinh tế khác trong nông nghiệp.
f. Tiêu chí đánh giá sự gia tăng các yếu tố nguồn lực
- Diện tích đất và tình hình sử dụng diện tích đất nông nghiệp
- Số lƣợng lao động và chất lƣợng lao động trong nông nghiệp qua các năm
- Tổng số vốn đầu tƣ và mức đầu tƣ trên diện tích
- Số lƣợng và giá trị cơ sở vật chất-kỹ thuật trong nông nghiệp - Mức tăng và tốc độ tăng của cơ sở vật chất trong nông nghiệp