Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện phước sơn, tỉnh quảng nam (Trang 128 - 131)

1.3 .CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

3.2.7.Một số giải pháp khác

a.Giải pháp về tuyên truyền, vận động

- Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, vận động cho ngƣời dân hiểu đƣợc các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc và chính quyền địa phƣơng về phát triển nông nghiệp.

- Nâng cao nhận thức của ngƣời dân trong việc bảo tồn, quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên.

- Động viên ngƣời dân vƣơn lên, phổ biến các mô hình, cách làm hay, sáng tạo, có hiệu quả để ngƣời dân học tập.

- Cấp ủy đảng, chính quyền các cấp tuyên tuyền, vận động nhân dân triển khai thực hiện dự án để đạt đƣợc mục tiêu của Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP. UBND huyện thƣờng xuyên chỉ đạo các cơ quan chuyên môn xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện tuyên truyền về công tác XĐGN để nâng cao nhận thức tầm quan trọng, ý nghĩa của công tác giảm nghèo, tuyên truyền chủ trƣơng, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nƣớc, các chủ trƣơng của tỉnh và huyện, các mô hình, cách làm hay, sáng tạo, có hiệu quả về giảm nghèo, để tạo sự đồng thuận trong việc thực hiện các chƣơng trình XĐGN.

- Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên chỉ đạo các cấp hội cơ sở tổ chức tốt công tác tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên và toàn dân hƣởng ứng, tham gia các cuộc vận động hỗ trợ giúp đỡ xã nghèo, giảm nghèo nhanh và bền vững, động viên khích lệ tính tự chủ của ngƣời dân vƣơn lên thoát nghèo.

b.Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn đầu tư

- Tập trung và ƣu tiên các nguồn vốn đầu tƣ, phối hợp và lồng ghép các nguồn vốn đầu tƣ trên địa bàn huyện để đầu tƣ xây dựng các công trình

thiết yếu phục vụ sản xuất và dân sinh nhƣ đƣờng giao thông nông thôn, các công trình thuỷ lợi, cơ sở dịch vụ sản xuất nông nghiệp, trƣờng học, công trình cấp nƣớc sinh hoạt...

- Đối với các công trình XDCB có tổng mức đầu tƣ lớn hoặc có yêu cầu kỹ thuật cao, phức tạp do UBND huyện làm chủ đầu tƣ; đối với những công trình nhỏ, không đòi hỏi kỹ thuật cao do UBND các xã làm chủ đầu tƣ.

- Sử dụng nguồn vốn đầu tƣ phát triển trong cân đối ngân sách hàng năm (bao gồm vốn cân đối ngân sách địa phƣơng và hỗ trợ từ ngân sách Trung ƣơng), vốn trái phiếu Chính phủ, vốn từ các chƣơng trình, dự án, vốn ODA để ƣu tiên đầu tƣ phát triển nhanh hệ thống hạ tầng sản xuất nông - lâm - ngƣ nghiệp.

c. Giải pháp về thị trường và tiêu thụ sản phẩm

- Từng bƣớc xây dựng các vùng sản xuất hàng hoá tập trung có giá trị sản phẩm cao đáp ứng đƣợc yêu cầu của thị trƣờng nội ngoại huyện.

- Khuyến khích các hộ mở cửa hàng kinh doanh, thu mua hàng hóa nông sản. Quy hoạch và xây dựng các khu giết mổ tập trung ở những điểm tiêu thụ lớn để đảm bào vệ sinh môi trƣờng, thuận tiện cho kiểm dịch.

- Đẩy mạnh hỗ trợ nông dân ký kết hợp đồng tiêu thụ cho các loại nông sản, đảm bảo cân bằng cung cầu để chủ động về sản lƣợng nông sản cung cấp cho thị trƣờng.

- Cần chú trọng vào việc marketing nông sản cho hộ nông dân nhằm đảm bảo nguồn đầu ra ổn định, đa dạng hóa thị trƣờng tiêu thụ nông sản thông qua các biện pháp cụ thể sau:

+ Nhanh chóng nghiên cứu và thực hiện qui hoạch vùng sản xuất để phát triển nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa, đƣa hoạt động sản xuất của nông hộ ra khỏi tình trạng tự phát chạy theo biến động của thị trƣờng.

+ Tăng cƣờng công tác nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật sản xuất cho hộ nông dân theo hƣớng nâng cao chất lƣợng nông sản. Đầu tƣ cải thiện cơ sở vật chất kỹ thuật chế biến để tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm.

+ Tổ chức thực hiện các giải pháp marketing đồng bộ bao gồm nâng cao kiến thức và hiểu biết thị trƣờng của ngƣời dân, xây dựng hệ thống thông tin tƣ vấn thị trƣờng, thành lập và nâng cao hiệu quả hoạt động các hiệp hội nông sản cụ thể... nhằm giảm thiểu rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, cải thiện chuỗi giá trị theo hƣớng nâng cao thu nhập của nông hộ.

+ Tạo điều kiện về mặt thể chế và tổ chức nhằm tạo môi trƣờng thuận lợi cho việc hình thành và phát triển hoạt động marketing hợp tác. Thực tế của các nƣớc đang phát triển cho thấy marketing hợp tác đã và đang khẳng định vị trí quan trọng trong điều kiện sản xuất nông nghiệp qui mô nhỏ và lợi thế cạnh tranh thấp của các nông hộ. Tuy nhiên, ở Việt Nam marketing hợp tác chƣa đƣợc chú trọng nghiên cứu đúng mức để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống marketing nông sản [22].

d.Đầu tư kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn

- Tập trung các nguồn vốn để đầu tƣ vào phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, góp phần ổn định hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện, nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, giảm chi phí cho ngƣời nông dân.

- Đối với các xã vùng nông thôn: Tiếp tục thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, chƣơng trình xây dựng nông thôn mới gắn với thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội; tăng cƣờng đầu tƣ, hỗ trợ, phát triển nông nghiệp hàng hóa. Thực hiện việc giao khoán, quản lý, bảo vệ rừng cho nhân dân theo quy định của Chính phủ, bảo vệ môi trƣờng sinh thái gắn với ổn định định canh – định cƣ. Tập trung xây dựng nông thôn

mới, chú trọng xây dựng các công trình phục vụ sản xuất và dân sinh. Tăng cƣờng đầu tƣ, hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành nghề thủ công mỹ nghệ và các dịch vụ khác để tăng thu nhập, từng bƣớc chuyển dịch cơ cấu lao động sang lĩnh vực phi nông nghiệp.

- Đối với 5 xã vùng cao: Phƣớc Lộc, Phƣớc Thành, Phƣớc Kim, Phƣớc Công và Phƣớc Chánh tập trung phát triển kinh tế vƣờn rừng, kinh tế gia trại; đẩy mạnh giao khoán, quản lý, bảo vệ rừng, trồng cây lâm nghiệp nhƣ cây sao đen…; trồng Quế, Bời Lời, Cao su, cây dƣợc liệu nhƣ: Sâm Ngọc Linh, Sâm dây…gắn với sản xuất lƣơng thực, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi cá lồng và nuôi ong mật

- Đối với các xã vùng trung và vùng thấp: Phƣớc Đức, Phƣớc Năng, Phƣớc Mỹ, Phƣớc Xuân, Phƣớc Hòa và Phƣớc Hiệp tập trung trồng cây lâm nghiệp, hình thành vùng chuyên canh cây keo, cao su…Phát triển kinh tế vƣờn rừng, kinh tế trang trại, gia trại, hình thành các điểm du lịch sinh thái. Đẩy mạnh sản xuất lƣơng thực, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi cá lồng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện phước sơn, tỉnh quảng nam (Trang 128 - 131)