Số lƣợng cơ sở sản xuất nông nghiệp thời gian qua

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện phước sơn, tỉnh quảng nam (Trang 61 - 67)

1.3 .CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

2.2.1.Số lƣợng cơ sở sản xuất nông nghiệp thời gian qua

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN

2.2.1.Số lƣợng cơ sở sản xuất nông nghiệp thời gian qua

Trong những năm qua, thực hiện chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc và chính quyền địa phƣơng về việc phát triển kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng nhằm đạt đƣợc các chỉ tiêu tổng quát phát triển kinh tế-xã hội 05 năm giai đoạn 2011-2015, huyện cũng đã có những thay đổi tích cực nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Điều này thể hiện qua số

lƣợng các cơ sở SXNN tăng lên qua các năm và tốc độ tăng các cơ sở SXNN qua các năm. Cụ thể thể hiện qua bảng 2.4

Bảng 2.4. Số lượng cơ sở SXNN huyện Phước Sơn giai đoạn 2010-2014

Cơ sở NN 2010 2011 2012 2013 2014 Hợp tác xã 1 2 2 3 5 Trang trại 4 3 4 6 8 Nông hộ 4.177 4.284 4.398 4.535 4.608 Doanh nghiệp NN 10 12 12 13 17

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phước Sơn)

a.Hợp tác xã

Theo bảng 2.4, số lƣợng hợp tác xã trong ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện còn rất hạn chế do số lƣợng các nhóm, tổ hợp tác không nhiều để có thể phát triển thành hợp tác xã. Bên cạnh đó, do thành phần dân tộc thiểu số chiếm tỉ lệ lớn trong cơ cấu dân số của huyện, địa hình đồi núi, cơ sở hạ tầng chƣa phát triển nên mức sống của ngƣời dân còn thấp, chƣa có nguồn vốn để thành lập trang trại, trình độ dân trí chƣa cao nên tƣ duy liên kết, hợp tác sản xuất còn chƣa đƣợc hƣởng ứng.

Năm 2010, cả huyện chỉ có 1 hợp tác xã hoạt động trong ngành nông nghiệp. Mặc dù số lƣợng hợp tác xã qua các năm còn rất hạn chế, song việc tăng trƣởng ổn định về mặt số lƣợng cũng là điểm rất đáng khích lệ, cho thấy sự chuyển biến trong tƣ duy sản xuất nông nghiệp của chính quyền, nhân dân huyện. Trong các hợp tác xã, có hợp tác xã Thƣơng mại dịch vụ nông lâm nghiệp Hiệp Lộc với mặt hàng sản xuất bao gì bằng gỗ hoạt động tƣơng đối có hiệu quả, là một trong số những cơ sở SXNN điển hình của địa phƣơng.

Mô hình HTX của huyện Phƣớc Sơn ngoài việc nâng cao đời sống của ngƣời tham gia còn tạo thêm công ăn việc làm cho ngƣời lao động, giúp ổn định cuộc sống và khuyến khích nhân dân học tập, nhân rộng.

b.Trang trại

Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất rất quan trọng, là bƣớc tiền đề để thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, hoàn thành các mục tiêu về xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, do điều kiện địa hình của huyện chủ yếu là vùng đồi núi, mật độ dân cƣ thƣa thớt, nguồn vốn nhỏ lẻ nên việc thành lập các trang trại gặp rất nhiều khó khăn, đa phần các trang trại theo mô hình kinh tế vƣờn-kinh tế trang trại nhỏ lẻ.

Theo bảng 2.4, trong giai đoạn từ năm 2010-2015, số lƣợng trang trại của huyện cũng phát triển từ 3 trang trại lên 8 trang trại. Năm 2011, số lƣợng trang trại của huyện thậm chí còn giảm, do một số khó khăn nhất định nhƣ: việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất thâm canh chƣa sâu rộng, triển khai tiêm phòng vắc-xin phòng bệnh ở gia súc, gia cầm đạt thấp do tình trạng chăn nuôi thả rông khá phổ biến, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng chậm chủ yếu là mang tính tự phát, công tác duy tu bão dƣỡng các công trình thủy lợi chƣa đƣợc chú trọng…[19].

Trong những năm gần đây, nhờ đẩy mạnh phát triển kinh tế vƣờn, kinh tế trang trại (KTV- KTTT), huyện Phƣớc Sơn đã làm thức dậy tiềm năng vốn có của địa phƣơng. Hằng năm, tỷ lệ hộ đói nghèo giảm đi rõ rệt. Tuy nhiên, cũng nhƣ nhiều địa phƣơng khác, phát triển KTV- KTTT trên địa bàn huyện vẫn chƣa thật sự bền vững, hiệu quả cao. Diện tích đất phát triển KTV- KTTT huyện Phƣớc Sơn hiện có khoảng 800ha, trong đó có 587ha đã đƣợc các chủ hộ lập và đăng ký lập dự án, tập trung ở các xã Phƣớc Thành, Phƣớc Lộc, Phƣớc Kim, Phƣớc Hiệp, Phƣớc Xuân và thị trấn Khâm Đức. Phần lớn các mô hình KTV-KTTT tổng hợp (trồng trọt kết hợp với chăn nuôi) tuân theo qui hoạch, bố trí đất của huyện trên cơ sở phát huy tiềm năng lợi thế của từng vùng, từng địa phƣơng. Các mô hình kinh tế trang trại đƣợc phát triển mạnh ở các xã Phƣớc Hiệp, Phƣớc Xuân, Phƣớc Chánh… Chủ yếu trồng cây nguyên

liệu lấy gỗ nhƣ keo lai, sao đen, thầu đâu và các cây nguyên liệu lấy bột. Ở thị trấn Khâm Đức, Phƣớc Lộc, Phƣớc Kim tập trung phát triển mô hình VACR. Các hộ dân nơi đây vừa kết hợp với trồng quế bản địa, vừa đẩy mạnh phát triển chăn nuôi. Giống vật nuôi chính là bò lai, gà,vịt... Hằng năm, mỗi mô hình KTV - KTTT ở Phƣớc Sơn cho thu nhập bình quân 30-40 triệu đồng.

Việc phát triển KTV- KTTT ở huyện Phƣớc Sơn trong thời gian qua, bên cạnh những mặt tích cực, còn bộc lộ một số hạn chế, khó khăn chƣa giải quyết đƣợc: giá trị sản phẩm hàng hóa, thu nhập bình quân trên 1ha canh tác còn thấp. Các chủ trang trại đều chọn theo hƣớng phát triển với phƣơng châm “lấy ngắn nuôi dài”, sản xuất theo kinh nghiệm, chƣa phát huy hết thế mạnh, tiềm năng ở vùng đất ở địa phƣơng.

Thêm vào đó, chính sách hỗ trợ khai hoang đối với các trang trại trồng cây nguyên liệu chỉ áp dụng với các mô hình trồng trọt có diện tích đất lớn. Trong khi đó, đối với huyện Phƣớc Sơn, đa số các hộ dân nằm trong diện đói nghèo, chỉ đầu tƣ phát triển KTV-KTTT với diện tích nhỏ nên không đủ tiêu chí để tiến hành xét duyệt hỗ trợ theo cơ chế qui định. Một yếu tố khách quan nữa nhƣng không kém phần quan trọng, ảnh hƣởng đến sự phát triển KTV- KTTT ở các huyện miền núi hiện nay, đó là việc thu mua nguyên liệu của nhà máy chế biến từ trƣớc đến nay, không ổn định, không mang tính bền vững, giá thu mua không hợp lý, khiến nhiều hộ dân chƣa dám mạnh dạn đầu tƣ…

Mặc dù còn nhiều khó khăn, tuy nhiên việc phát triển loại hình kinh tế trang trại rất phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội của huyện Phƣớc Sơn. Do đó, trong những năm đến, huyện Phƣớc Sơn sẽ ƣu tiên tập trung đầu tƣ phát triển các loại hình KTV-KTTT, xem đây là hƣớng đột phá trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn, góp phần tạo ra giá trị hàng hóa cao, giải quyết việc làm cho lao động miền núi [18].

c.Kinh tế nông hộ

SXNN của huyện Phƣớc Sơn, theo đó hộ nông dân là chủ thể chính của SXNN trên địa bàn huyện.

Theo số liệu của bảng 2.4, đến cuối năm 2014 toàn huyện có 4.608 nông hộ, đây là những hộ có thu nhập phát sinh từ sản xuất nông nghiệp. Từ số lƣợng 4.177 hộ năm 2010 sau 5 năm đã tăng lên hơn 10% và số lƣợng tuyệt đối cũng tăng dần qua các năm. Điều này cho thấy sự tăng trƣởng ổn định của loại hình kinh tế nông hộ của huyện.

Tuy nhiên, đa số các cơ sở kinh tế nông hộ ở Phƣớc Sơn có quy mô nhỏ cả về diện tích sử dụng, vốn và lao động; chủ yếu theo mô hình tự cung tự cấp, theo tập quán sản xuất lạc hậu; hạn chế trong việc áp dụng khoa học-kỹ thuật vào nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất; chƣa thực hiện tìm kiếm thị trƣờng tiêu thụ nông sản ổn định. Việc phát triển loại hình cơ sở SXNN này về lâu dài không thể mang lại hiệu quả nhƣ các mô hình trang trại, HTX do sự thiếu ổn định và hạn chế về quy mô.

Mặc dù vậy, hiện nay mô hình kinh tế nông hộ vẫn giữ vị trí chủ đạo, chiếm trên 80% GTSX nông nghiệp của toàn huyện. Các nông hộ chủ yếu tham gia vào các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, khai thác rừng; một số hộ tham gia nuôi trồng thủy sản và làm dịch vụ nông nghiệp... Nhìn chung đã có sự đa dạng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của nông hộ, tuy nhiên hiệu quả và giá trị mang lại chƣa cao, thu nhập của nông hộ còn khiêm tốn so với các mô hình SXNN khác và ở các lĩnh vực khác.

d.Doanh nghiệp nông nghiệp

Từ bảng 2.4 có thể thấy số lƣợng các doanh nghiệp nông nghiệp còn khá khiêm tốn so với tiềm năng của huyện. Điều này một phần là do tâm lý lo sợ khi đầu tƣ vào nông nghiệp thƣờng không mang lại lợi nhuận cao, có chứa đựng nhiều rủi ro, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nhiều, các nguy cơ về dịch bệnh… sẽ làm cho việc thu hồi vốn chậm, nguồn vốn phải đầu tƣ dàn trải và khó lƣờng đƣợc các nguy cơ sẽ xảy ra.

Tuy vậy các doanh nghiệp nông nghiệp vẫn đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế-xã hội của toàn huyện nói chung. Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX, nhiệm kỳ (2010 – 2015) nền kinh tế - xã hội huyện có thêm bƣớc tiến mới, 3 khâu đột phá: xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; đào tạo nguồn nhân lực; quản lý bảo vệ rừng và phát triển dịch vụ) có chuyển biến đáng kể. Các mục tiêu phát triển lâm – nông nghiệp hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới, phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo việc làm và mở rộng kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng phát triển khá thành công [35].

Có thể thấy đƣợc vai trò của các doanh nghiệp nông nghiệp trong việc phát triển lâm-nông nghiệp bởi đặc điểm về tiếp cận vốn vay cũng nhƣ mở rộng ngành nghề kinh doanh hơn so với mô hình kinh tế nông hộ vốn chiếm vị trí chủ đạo trong cơ cấu SXNN của huyện. Mặc dù đóng góp của các doanh nghiệp NN vào tổng GTSX NN của huyện chƣa cao, nhƣng trong tƣơng lai việc phát triển số lƣợng các doanh nghiệp NN là yêu cầu bắt buộc để xây dựng một nền nông nghiệp chuyên môn hóa, hiện đại hóa, góp phần vào công cuộc xây dựng nông thôn mới chứ không thể chỉ dựa vào nông hộ với quy mô nhỏ lẻ, phân tán và không có định hƣớng rõ ràng. Trong giai đoạn 2010-2014, số lƣợng các doanh nghiệp NN của huyện có xu hƣớng tăng lên, mặc dù tốc độ tăng là tƣơng đối chậm. Số lƣợng 17 doanh nghiệp NN của toàn huyện năm 2014 là thấp so với mặt bằng chung của tỉnh Quảng Nam và trên cả nƣớc. Trong thời gian tới, huyện cần chú trọng khuyến khích cho các nhà đầu tƣ tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp để nâng cao GTSX NN của huyện.

e.Cơ sở cung ứng dịch vụ và tiêu thụ sản phẩm

Các dịch vụ đƣợc cung ứng và khâu tiêu thụ trong sản phẩm bao gồm dịch vụ sản xuất và cung ứng giống cây trồng vật nuôi; dịch vụ khuyến nông, thú y; dịch vụ thu mua và tiêu thụ nông sản.

Tuy nhiên do đặc điểm về địa hình, dân trí và sự phát triển nông nghiệp của huyện Phƣớc Sơn nên hiện nay các cơ sở này vẫn chƣa đƣợc phân biệt rõ ràng, thƣờng nằm trong các hợp tác xã và các doanh nghiệp NN với mục đích chính là hỗ trợ nông dân, ngoài ra còn có các khuyến nông viên của chính quyền địa phƣơng đƣa xuống nhằm hỗ trợ ngƣời dân. Nhƣ vậy trên địa bàn huyện vẫn chƣa có cơ sở SXNN chuyên biệt để thực hiện việc cung ứng dịch vụ và tiêu thụ sản phẩm.

Trên địa bàn huyện chƣa có trung tâm nghiên cứu giống cây trồng, con vật nuôi mà chỉ áp dụng các mẫu có năng suất cao, phù hợp với đặc điểm tự nhiên của địa phƣơng do các trung tâm lớn nghiên cứu, hỗ trợ. Lực lƣợng cán bộ khuyến nông cũng hỗ trợ phổ biến kiến thức cho ngƣời dân, phòng trừ dịch bệnh, tƣ vấn cách sử dụng vốn đầu tƣ vào nông nghiệp để mang lại hiệu quả cao nhất, rùi ro thấp nhất. Dịch vụ thú y của huyện hiện tại vẫn do nhà nƣớc xây dựng, quản lý và hỗ trợ cho ngƣời dân có nhu cầu. Sự ra đời của Luật An toàn thực phẩm cũng giúp cho ngƣời dân có nhận thức rõ hơn về vai trò của việc kiểm dịch từ khâu nuôi trồng cho đến khâu giết mổ, chế biến và sản xuất thành phẩm. Thêm vào đó, chính quyền cũng có sự hỗ trợ trong việc thu mua, tiêu thụ nông sản và tìm đầu ra ổn định cho thị trƣờng nông sản, đặc biệt là các loại cây thế mạnh của huyện nhƣ quế, khoai lang, sắn, cao su, lạc… Điều này cúng giúp ngƣời nông dân hạn chế đƣợc thiệt hại khi giao dịch với tƣ thƣơng, các nhà máy, xí nghiệp, giảm đƣợc tác động của giá cả “mất mùa đƣợc giá, đƣợc mùa mất giá”.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện phước sơn, tỉnh quảng nam (Trang 61 - 67)