Thực trạng thâm canh trong sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện phước sơn, tỉnh quảng nam (Trang 82 - 86)

1.3 .CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

2.2.5.Thực trạng thâm canh trong sản xuất nông nghiệp

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN

2.2.5.Thực trạng thâm canh trong sản xuất nông nghiệp

Trong những năm qua, tình hình thâm canh trong SXNN của huyện đã từng bƣớc cải thiện nên đã góp phần đƣa năng suất và sản lƣợng các loại cây trồng tăng lên đƣợc thể hiện qua bảng 2.13 và bảng 2.14, cụ thể nhƣ sau:

Đối với đầu tƣ các công trình thủy lợi, kênh mƣơng phục vụ cho việc SXNN của huyện Phƣớc Sơn đã có nhiều chuyển biến tích cực. Số lƣợng các hồ đập thủy lợi tăng đều qua các năm trong giai đoạn 2010-2014, từ đó làm tăng diện tích ruộng đất đƣợc tƣới tiêu. Ngoài ra, các kênh mƣơng thủy lợi cũng liên tục đƣợc tăng cƣờng cả về số lƣợng (chiều dài) và chất lƣợng (bê

tông hóa). Điều này góp phần rất lớn vào việc nâng cao hiệu quả trong SXNN, đặc biệt là đối với một huyện vùng núi cao, dân cƣ thƣa thớt và khoa học kỹ thuật trong SXNN còn rất hạn chế nhƣ Phƣớc Sơn. Bảng 2.13 dƣới đây thể hiện số lƣợng, chất lƣợng các công trình thủy lợi, kênh mƣơng phục vụ cho SXNN:

Bảng 2.13. Công trình thủy lợi, kênh mương phục vụ SXNN

2010 2011 2012 2013 2014

1. Hồ đập thủy lợi Số lƣợng (hồ) 22 24 28 33 36 Diện tích tƣới tiêu (ha) 300 350 425 450 550 2. Kênh mƣơng thủy lợi Tổng chiều dài (km) 23,4 24,7 26,7 30,4 34,2 Trong đó: bê tông hóa (km) 19,1 20,2 22,8 26,6 29,9

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phước Sơn)

Bảng 2.13 cho thấy, số lƣợng hồ đập thủy lợi của huyện tăng đều và ổn định qua các năm, từ 22 hồ đập năm 2010 đã tăng lên trên 50% sau 5 năm, đến năm 2014 số lƣợng hồ đập của toàn huyện là 36. Nhờ đó diện tích tƣới tiêu của toàn huyện cũng đƣợc tăng lên, từ 300 ha năm 2010 đã tăng lên đến 550 ha trong năm 2014. Mặc dù số lƣợng này vẫn còn hạn chế nếu so sánh với diện tích đất SXNN của huyện, tuy nhiên điều này cũng phần nào cho thấy nỗ lực của địa phƣơng trong việc thực hiện thâm canh nông nghiệp.

Tổng chiều dài kênh mƣơng thủy lợi cũng có những bƣớc chuyển biến theo hƣớng tích cực, từ 23,4 km kênh mƣơng năm 2010 đã tăng lên 34,2 km vào năm 2014. Trong đó chiều dài kênh mƣơng đƣợc bê tông hóa cũng tăng lên đáng kê, từ 19,1 km tăng lên đến 29,9 km trong 5 năm.

Năm 2014, phong trào gieo ƣơm cây giống phục vụ cho trồng rừng sản xuất đang phát triển mạnh ở các xã, thị trấn; nhiều hộ đã đầu tƣ hàng

chục triệu đồng để xây dựng các vƣờm ƣơm qui mô lớn, đáp ứng nhu cầu cung cấp giống phục vụ cho công tác trồng rừng. Trong năm qua, toàn huyện Phƣớc Sơn đã gieo ƣơm đạt hơn 4 triệu cây, tăng 1,5 triệu so với năm 2013. Chăn nuôi gia súc, gia cầm đã phát triển toàn diện. Cơ cấu đang chuyển dịch theo hƣớng con vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Các mô hình chăn nuôi phát triển đàn bò lai sind, heo rừng, dê, nhím...bƣớc đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngay từ khi triển khai các dự án, huyện đã tổ chức tập huấn kỹ thuật chăn nuôi cho đồng bào và hỗ trợ cho vay vốn sản xuất. Nhiều hộ đã lập dự án vay vốn hàng chục triệu đồng để đầu tƣ chăn nuôi, đến nay tổng đàn gia súc, gia cầm trên toàn huyện lên đến 67 nghìn con.

Cuộc vận động "định cƣ, làm lúa nƣớc", ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi đƣợc triển khai nhiều năm ở huyện Phƣớc Sơn đã làm chuyển biến nhận thức trong chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp đối với nông dân. Nhiều mô hình khuyến nông đƣợc áp dụng, bƣớc đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo bƣớc đột phá thu hút nhiều ngƣời dân tham gia. Điển hình nhƣ mô hình chuyển giao, hƣớng dẫn áp dụng các kỹ thuật mới trong sản xuất, chăn nuôi; mở các lớp tập huấn TOT cho cán bộ nông lâm cơ sở, mô hình thâm canh lúa cải tiến SRI, mô hình nuôi cá lồng, mô hình hỗ trợ bò đực giống để khuyến khích phát triển chăn nuôi hàng hóa, mô hình trồng mây nguyên liệu dƣới tán lá rừng, mô hình luân canh keo-lúa trên nƣơng rẫy... Nhiều hộ đã thực hiện tốt biện pháp sạ thẳng, bón phân, sử dụng thuốc phòng, trừ sâu rầy và diệt cỏ cho lúa. Trƣớc đây, việc áp dụng những tiến bộ kỹ thuật vào thâm canh cây lúa nƣớc xa lạ đối với ngƣời dân, ngay việc làm cỏ, bón phân cũng hiếm khi thấy. Ngƣợc lại, trong những năm gần đây, huyện Phƣớc Sơn còn nhân rộng mô hình chế biến phân hữu cơ trong đồng bào vùng cao để thâm canh, tăng năng suất lúa và cây hoa màu. Trong năm 2014, Phƣớc Sơn đã đầu tƣ hơn 50 triệu đồng cho 76 hộ dân ở xã

Phƣớc Năng, Phƣớc Chánh triển khai mô hình làm phân hữu cơ vi sinh. Theo đó, các hộ dân đƣợc cán bộ kỹ thuật trực tiếp hƣớng dẫn, hỗ trợ để tự sản xuất phân vi sinh để sử dụng bón phân cho sản xuất lúa vụ Đông Xuân 2014-2015 [12].

Nhờ áp dụng các biện pháp thâm canh trên mà năng suất một số cây trồng tại huyện Phƣớc Sơn có tăng lên. Tuy nhiên so với mức bình quân toàn tỉnh vẫn còn khá khiêm tốn. Cụ thể, năng suất một số loại cây trồng chính của huyện Phƣớc Sơn trong giai đoạn 2010-2014 thể hiện qua bảng 2.14:

Bảng 2.14. Năng suất một số cây trồng giai đoạn 2010-2014

Đơn vị tính: tạ/ha

Năm Lúa Ngô Sắn Khoai Lạc Rau, đậu

các loại 2010 29,81 23,00 170,00 10 13 10 2011 27,50 23,15 170,00 10 13 10 2012 30,05 22,40 170,00 10 13 10 2013 30,01 23,40 170,00 10 14 10 2014 30,05 24,50 170,00 10 13 10 Toàn tỉnh 2014 53,42 44,44 169,95 66,05 1.849,69 136,01

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam và huyện Phước Sơn)

Theo bảng 2.14, năng suất lúa, ngô nhìn chung đều tăng nhƣng mức tăng khá thấp và ít hơn nhiều so với toàn tỉnh. Riêng đối với cây sắn, huyện đã đạt đƣợc mức năng suất trung bình của toàn tỉnh. Riêng đối với các loại cây rau củ quả nhƣ khoai, lạc, các loại rau đậu, do địa hình đồi núi và thƣờng gặp thiên tai, bão lũ, đất chủ yếu là đất lâm nghiệp nên năng suất những loại cây này rất thấp, không đáng kể so với mức bình quân toàn tỉnh.

những bƣớc chuyển biến tích cực, rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều mặt hạn chế có thể kể đến nhƣ: SXNN vẫn chủ yếu theo hƣớng nhỏ lẻ, tự cung tự cấp, đầu ra không ổn định; việc đầu tƣ khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa vào các khâu của quá trình SXNN vẫn còn khá thấp; năng suất cây trồng con giống vẫn còn rất hạn chế. Việc nâng cao năng suất cây trồng, con vật nuôi cần đƣợc chú trọng nhằm mang lại hiệu quả cao hơn trong SXNN của địa phƣơng trong những năm tới.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện phước sơn, tỉnh quảng nam (Trang 82 - 86)