1.3 .CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
2.1.3. Đặc điểm kinh tế
a. Tăng trưởng kinh tế
Tổng giá trị sản xuất toàn huyện Phƣớc Sơn năm 2014 đạt 3.025 tỷ đồng, trong đó giá trị sản xuất khu vực nông nghiệp (bao gồm nông, lâm, thủy sản) là 145 tỷ đồng; thƣơng mại,dịch vụ là 601 tỷ đồng; công nghiệp, xây dựng cao nhất với GTSX là 2.279 tỷ đồng. Theo số liệu tại bảng 2.2, ta nhận thấy rằng tổng GTSX của huyện có tốc độ tăng khá nhanh và càng về sau tốc độ tăng càng lớn, từ 41,3% trong giai đoạn 2006-2010 đã lên đến 66,86 % trong giai đoạn 2010-2014. Tuy nhiên nếu xét theo mức tăng tƣơng
đối, do GTSX của huyện còn rất khiêm tốn nên mặc dù tỷ lệ tăng đạt mức cao nhƣng tổng giá trị sản xuất của toàn huyện vẫn rất khiêm tốn.
Trong các chỉ tiêu về GTSX của toàn huyện, sự đóng góp của lĩnh vực công nghiệp, xây dựng là to lớn nhất, tốc độ tăng trƣởng của ngành đạt mức ổn định khoảng trên dƣới 16% trong giai đoạn từ 2006-2014. Đây là ngành chủ đạo đóng góp chính vào tốc độ tăng trƣởng của địa phƣơng. Tiếp theo đó là sự tăng trƣởng vƣợt bật của ngành thƣơng mại, dịch vụ từ tốc độ tăng 15% trong giai đoạn 2006-2010 đã tăng lên hơn gấp đôi, đạt tốc độ tăng trƣởng 36,7% trong giai đoạn 2010-2014. Giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng thấp nhất trong cơ cấu tổng GTSX toàn huyện, đồng thời tốc độ tăng cũng còn rất khiêm tốn.
Để có cái nhìn cụ thể hơn về tăng trƣởng kinh tế của huyện Phƣớc Sơn trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014, ta xem bảng số liệu 2.2 dƣới đây:
Bảng 2.2. Giá trị SX và tốc độ tăng trưởng qua các năm theo giá hiện hành
Chỉ tiêu 2006 (tỷ đồng) 2010 (tỷ đồng) 2014 (tỷ đồng) Tốc độ tăng trƣởng (%) 2006-2010 2010-2014 CN-XD 698,90 1279,00 2279,00 16,60 15,64 TM-DV 121,14 212,00 601,00 15,00 36,70 NN 56,56 84,00 145,00 9,70 14,52 Tổng 876,60 1575,00 3025,00 41,30 66,86
(Nguồn: Tổng hợp niên giám thống kê huyện Phước Sơn)
Từ bảng 2.2, có thể thấy mặc dù GTSX còn hạn chế, tuy nhiên việc tốc độ tăng trƣởng qua các năm có xu hƣớng tăng lên cũng là điểm rất đáng khích lệ, cho thấy tiềm năng to lớn trong tăng trƣởng của huyện Phƣớc Sơn thời gian tới.
b.Cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế huyện Phƣớc Sơn trong những năm gần đây chuyển dịch theo hƣớng giảm tỷ trọng của nông nghiệp và tỷ trọng CN-XD, tăng tỷ trọng TM-DV đƣợc thể hiện qua bảng 2.3 dƣới đây:
Bảng 2.3. Cơ cấu giá trị SX huyện Phước Sơn giai đoạn 2010-2014
Đơn vị tính: % Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 CN-XD 81,21 79,60 82,20 79,80 75,34 TM-DV 13,46 15,60 13,40 16,30 19,87 NN 5,33 4,80 4,40 3,90 4,79 Tổng 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phước Sơn)
Từ bảng 2.3 có thể rút ra một số nhận xét nhƣ sau:
Tỷ trọng của ngành công nghiệp, xây dựng là cao nhất trong tổng cơ cấu GTSX toàn huyện Phƣớc Sơn trong giai đoạn 2010-2014, luôn đạt mức trên 75%. Tuy nhiên sau một thời gian ổn định từ năm 2010-2013 ở mức trên dƣới 80%, năm 2014 tỷ trọng của ngành đã giảm xuống chỉ còn 75,34%.
Ngành thƣơng mại, dịch vụ có xu hƣớng tăng dần tỷ trong trong tổng cơ cấu GTSX của huyện, theo đó tăng từ 13,46% năm 2010 lên 19,87% năm 2014. Sau 05 năm đã tăng tỷ trọng lên trên 6%.
Đối với ngành nông nghiệp, tỷ trọng chỉ chiếm mức trên dƣới 5% tổng cơ cấu GTSX toàn huyện, đóng vai trò rất hạn chế trong việc phát triển kinh tế của địa phƣơng.
Nhìn chung, cơ cấu kinh tế của huyện đang chuyển dịch theo hƣớng tích cực, tỷ trọng ngành thƣơng mại, dịch vụ tăng dần lên trong khi tỷ trọng ngành xây dựng, công nghiệp có xu hƣớng giảm và tỷ trọng ngành nông nghiệp giữ ở mức ổn định.
c.Thị trường
Trong những năm gần đây, thị trƣờng các yếu tố đầu vào sản xuất nông nghiệp nhƣ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, thú y, giống cây trồng con vật nuôi… rất khó kiểm soát, giá liên tục tăng nhƣng chất lƣợng lại bấp bênh, không đảm bảo. Do đặc thù đa số là các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ nên ngƣời nông dân sử dụng thức ăn chăn nuôi kết hợp với các nguồn thức ăn sẵn có (các loại rau, cỏ, chuối, cám…), do đó việc giá cả không ổn định sẽ ảnh hƣởng xấu đến hoạt động chăn nuôi của địa phƣơng. Phân bón trong trồng trọt cũng đƣợc sử dụng hỗn hợp giữa các loại phân chuồng và phân hóa học, thị trƣờng phân bón không ổn định và chất lƣợng thấp sẽ ảnh hƣởng xấu tới năng suất trồng trọt. Mặt khác, giá cả tiêu thụ nông sản lại bất ổn nhƣ giá lúa, các loại rau củ quả nhƣ đậu, lạc, mè…, giá cả thịt gia súc gia cầm và các loại cây ăn quả… thƣờng bị ngƣời mua ép giá khiến cho mức thu nhập của ngƣời nông dân khá thấp. Cây quế là một trong số các cây chủ lực của huyện, bên cạnh việc chăm sóc diện tích quế cũ, nông dân địa phƣơng gieo ƣơm cây quế bản địa để mở rộng thêm diện tích.
Diện tích rừng trồng tăng mạnh so với những năm trƣớc. Trong năm 2014, huyện Phƣớc Sơn đã triển khai trồng 800 ha rừng, tăng 200 ha so với kế hoạch, chủ yếu là trồng rừng sản xuất với cây keo chủ lực tập trung ở các xã Phƣớc Hiệp, Phƣớc Hoà, Phƣớc Xuân, Phƣớc Chánh, ....Phong trào gieo ƣơm cây giống phục vụ cho trồng rừng sản xuất đang phát triển mạnh ở các xã, thị trấn, đáp ứng nhu cầu cung cấp giống phục vụ cho công tác trồng rừng.
Nhiều mô hình khuyến nông đƣợc áp dụng, bƣớc đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo bƣớc đột phá thu hút nhiều ngƣời dân tham gia. Điển hình nhƣ mô hình chuyển giao, hƣớng dẫn áp dụng các kỹ thuật mới trong sản xuất, chăn nuôi; mở các lớp tập huấn TOT cho cán bộ nông lâm cơ sở, mô hình thâm canh lúa cải tiến SRI, mô hình nuôi cá lồng, mô hình hỗ trợ bò đực
giống để khuyến khích phát triển chăn nuôi hàng hóa, mô hình trồng mây nguyên liệu dƣới tán lá rừng, mô hình luân canh keo-lúa trên nƣơng rẫy...[12].
d.Đặc điểm cơ sở hạ tầng
Trong những năm gần đây, huyện đã xây dựng đƣợc thêm nhiều trƣờng lớp, đƣờng sá bằng các nguồn vốn của trung ƣơng, tỉnh và các nguồn vốn khác. Đến cuối năm 2011, có 10/46 trƣờng học các cấp trên toàn huyện Phƣớc Sơn đạt chuẩn quốc gia, 70% phòng học đã đƣợc kiên cố hóa. 100% số xã, thị trấn có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia; 90% số hộ đồng bào dân tộc thiểu số đƣợc sử dụng điện lƣới quốc gia, 80% số hộ dân đƣợc sử dụng nƣớc sạch; 45/65 thôn, khu phố có nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng.
Đƣờng bộ đƣợc đầu tƣ nhiều so với trƣớc đây, tuy nhiên hiện nay mật độ còn thƣa, chất lƣợng thấp. Đƣờng thủy vận tải chỉ sử dụng các phƣơng tiện có trọng tải nhỏ, do đó đã hạn chế phát triển kinh tế hàng hóa của huyện.
Từ năm 2008 đến cuối năm 2015, đầu tƣ xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện tăng mạnh; xây dựng nhiều công trình phục vụ sản xuất và dân sinh nhƣ giao thông, thủy lợi, điện, trƣờng học, trạm y tế, nƣớc sinh hoạt...Đến nay, hệ thống giao thông đã thông suốt đến trung tâm các xã vùng cao với tổng chiều dài trên 80km; giao thông liên xã, liên thôn hầu hết đã đƣợc bê tông hoặc láng nhựa với tổng chiều dài hơn 40km [29].