1.3 .CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
a. Vị trí địa lý, khí hậu, thủy văn
- Vị trí địa lý: Phƣớc Sơn là huyện miền núi cao của tỉnh Quảng Nam, diện tích tự nhiên 114.479,31 ha, nằm trên triền Đông của dãy Trƣờng Sơn và trung độ cả nƣớc, tọa độ địa lý 15006'33'' - 15021'23'' vĩ độ Bắc; 107006'23'' - 107035'25'' kinh độ Đông.
Phía Đông giáp huyện Hiệp Đức; phía Nam giáp huyện Bắc Trà My; phía Tây giáp huyện Đăk Glei - tỉnh Kun Tum và phía Bắc giáp huyện Nam Giang. Huyện lỵ Phƣớc Sơn đóng tại thị trấn Khâm Đức, cách thành phố Tam Kỳ 130 km về hƣớng Đông Bắc, cách thành phố Đà Nẵng 135 km về hƣớng Đông Nam.
Để có cái nhìn rõ hơn về vị trí địa lý và thủy văn của huyện Phƣớc Sơn, ta xem xét Bản đồ hiểm họa huyện Phƣớc Sơn [13] (nguồn:Thƣ viện điện tử thông tin biến đổi khí hậu Nam Định http://ccic.namdinh.gov.vn). Bản đồ này ngoài việc thể hiện rõ địa giới hành chính của huyện Phƣớc Sơn, đồng thời có thể nhận biết các vùng phân bố cây lâm nghiệp, sông suối, các công trình lớn quan trọng của huyện nhƣ bệnh viện, đập thủy điện, mỏ vàng, sân bay…; các tuyến đƣờng giao thông vận tải quan trọng nhƣ đƣờng quốc lộ, huyện lộ, đƣờng đi bộ và đƣờng cứu nạn. Đặc biệt bản đồ còn thể hiện các vùng thƣờng xuyên xảy ra thiên tai nhƣ lở đất, lũ quét, hiện tƣợng sấm sét… để ngƣời dân đề phòng và địa điểm của các đội cứu hộ khi để ngƣời dân tiện liên lạc khi có hiểm họa xảy ra:
Hình 2.1. Bản đồ hiểm họa huyện Phước Sơn
- Về địa hình: Nằm trên triền Đông của dãy Trƣờng Sơn và bị chia cắt mạnh bởi nhiều núi cao và sông sâu, độ dốc lớn. Đồng thời chảy thấp dần từ Tây sang Đông, tạo nên hai vùng cao và vùng thấp khá rõ rệt. Vùng cao có 9 xã và thị trấn, chiếm 3/4 diện tích toàn huyện, độ cao trung bình trên 1.000 mét, có nhiều núi cao trên 1.500 mét; cao nhất là ngọn Poltăm Heo (Ngok Lum Heo) 2.045 mét, ngọn Ngok-Ti-On 2.032 mét và ngọn Pol Gơlê Zang (Xuân Mãi) 1.834 mét. Địa hình vùng núi cao đƣợc kiến tạo trên đá nền granit và đá biến chất granitnai, paranai... Vùng thấp là địa hình chuyển tiếp từ Tây sang Đông, có hai xã Phƣớc Hòa và Phƣớc Hiệp chiếm 1/4 diện tích, độ cao trung bình dƣới 500 mét, độ dốc từ 20 - 250, địa hình tƣơng đối bằng phẳng và đƣợc kiến tạo trên nền đá granit, granitnai và paranai.
Dựa vào bản đồ các đơn vị hành chính cấp huyện tỉnh Quảng Nam năm 2014 (nguồn: wikipedia), chúng ta có thể thấy rõ hơn sự khác biệt về địa hình giữa huyện Phƣớc Sơn và các huyện khác của tỉnh:
Hình 2.2. Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Nam
- Khí hậu, thời tiết: Phƣớc Sơn là một trong những vùng của tỉnh Quảng Nam có lƣợng mƣa trung bình từ 3.150 - 3.500 mm, lƣợng mƣa nhỏ nhất 1.857 mm, lớn nhất 5.337 mm, tạo nên nguồn nƣớc dồi dào đổ ra các sông suối lớn nhƣ: Sông Đăk My dài 56 ki-lô-mét, phát nguyên từ núi Ngok Lum Heo và các phụ lƣu suối Đăk Sa, Đăk Chè rộng bình quân 200 mét, lòng sông hẹp và sâu. Sông Trƣờng phát nguyên từ núi Pol Gơlê Zang (xuân Mãi) chảy ra sông Gia và sông Trà Nô đổ về sông Thu Bồn.
Khí hậu Phƣớc Sơn quanh năm mát mẻ, nhiệt độ trung bình trong năm 21,8o C, cao nhất là 39,4o C và thấp nhất là 16o C. Do địa hình bị chia cắt mạnh bởi núi cao và xa biển, nên biên độ nhiệt giữa bốn mùa cũng nhƣ ngày và đêm thay đổi lớn. Mùa khô từ tháng 02 đến tháng 8; mùa hè chịu tác động bởi hƣớng gió Nam, thƣờng có mƣa giông, sấm sét, nhƣng thích hợp cho sự sinh trƣởng và phát triển các loại cây trồng. Mùa mƣa bắt đầu từ tháng 9 năm trƣớc và kéo dài đến tháng 01 năm sau, nhƣng ít chịu ảnh hƣởng của bão.
Hƣớng gió thịnh hành vào mùa đông là gió mùa Đông Bắc với mức độ nhẹ. Ẩm độ trung bình 90%, lƣợng bốc hơi trung bình 800 mm. Sƣơng mù thƣờng xuất hiện từ tháng 11 năm trƣớc đến tháng 2 năm sau.
b.Tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên đất: Phƣớc Sơn có 4.784,98 ha đất nông nghiệp; 21,12 ha đất nuôi trồng thủy sản; 1,22 ha đất nông nghiệp khác; đất phi nông nghiệp 3.105,15 ha; đất chƣa sử dụng 32.280,5 ha. Đất đai Phƣớc Sơn màu mỡ, khí hậu ôn hòa, thích nghi với sự phát triển các loại cây lƣơng thực (lúa, bắp, sắn...), cây công nghiệp (quế, trầu, cao su) và cây nguyên liệu (keo, giang, nứa...). Đất lâm nghiệp có 74.287,34 ha, trong đó có 20.787,38 ha rừng sản xuất, 35.830,96 ha rừng phòng hộ (bao gồm 25.154 ha rừng phòng hộ nằm trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh) và 17.669 ha rừng đặc dụng. Rừng Phƣớc Sơn có nhiều loại gỗ quí: lim, gõ, dỗi, chò, sến...; lâm sản khác: trầm hƣơng, dầu rái, song, mây và các loại cây dƣợc liệu quí có giá trị kinh tế cao. Ngoài ra, rừng Phƣớc Sơn có nhiều loại động vật quí hiếm và hoang dã: hổ, voi, nai, gấu, voọc, công, trĩ, trăn, rắn, rùa...Trong lòng đất có nhiều tài nguyên quí: vàng gốc, vàng sa khoáng, đá garanic, đá bazan…[34]. Hiện trạng sử dụng đất và các nhóm đất huyện Phƣớc Sơn năm 2014 chia theo đơn vị hành chính cấp xã đƣợc thể hiện qua bảng phụ lục 1.
- Thổ nhưỡng: Đất phù sa sông suối (Pj) có 1.570,26 ha, phân bổ dọc theo các sông suối. Đất nâu tím trên đá paranai (Fe) có 310,03 ha, phân bổ ở địa hình núi cao. Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp) có 435,05 ha, phân bố ở vùng thấp và Khâm Đức. Đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất (Fs) có 40.573,02 ha, phân bố hầu hết các xã trong huyện. Đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính (Fk) có 2.230,34 ha, phân bố ở các xã vùng trung. Đất vàng đỏ trên đá macma axit (Fa) có 34.100 ha phân bố đều ở các xã trong huyện. Đất mùn đỏ trên đá paranai (Hs) 3.350,23 ha, phân bố ở các xã Phƣớc Kim,
Phƣớc Thành. Đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất (Ha) 21.700,71 ha, phân bố trên địa hình các xã vùng cao. Đất dốc tụ (D) 535,12 ha, phân bố ở các xã vùng thấp và thung lũng Khâm Đức [34].