Điều kiện xã hội

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện phước sơn, tỉnh quảng nam (Trang 40 - 42)

1.3 .CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

1.3.2.Điều kiện xã hội

a. Dân số và mật độ dân số, lao động

Dân số là tập hợp của những con ngƣời đang sống ở một vùng địa lý hoặc một không gian nhất định, thƣờng đƣợc đo bằng một cuộc điều tra dân số. Trong động lực học về dân số, kích cỡ dân số, độ tuổi và cấu trúc, giới tính, tỉ lệ tăng dân số và sự phát triển dân số cùng với điều kiện kinh tế-xã hội sẽ có ảnh hƣởng đến chất lƣợng của nguồn nhân lực.

Ở vùng nông thôn qui mô dân số lớn, tốc độ tăng tự nhiên và mật độ dân số cao thì chất lƣợng dân số sẽ thấp, lực lƣợng lao động có chất lƣợng kém, nên nguồn lực về lao động cho các ngành kinh tế hạn chế, trong đó có nông nghiệp.

Nguồn lao động là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển nông nghiệp. Nguồn nhân lực trong nông nghiệp là tổng thể sức lao động tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp bao gồm cả số lƣợng và chất lƣợng. Dƣới góc độ là lực lƣợng sản xuất, nguồn lao động đƣợc coi là nhân tố quan trọng để phát triển nông nghiệp theo chiều rộng (mở rộng diện tích) và theo chiều sâu (thâm canh, tăng vụ…). Nếu số lƣợng nguồn lao động tăng nhanh, trình độ học vấn và tay nghề thấp sẽ gây cản trở cho sự phát triển của ngành nông nghiệp. Các ngành sẽ sản xuất thủ công để sử dụng nhiều lao động. Ngƣợc lại nếu nguồn lao động có trình độ khoa học kĩ thuật, có thể lực tốt sẽ tác động tích cực đến việc phát triển nông nghiệp theo hƣớng đa dạng hóa sản phẩm, sản phẩm mang tính hàng hóa cao có khả năng cạnh tranh với thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế.

b.Dân trí

Dân trí là trình độ văn hóa chung của xã hội, hoặc đơn giản hơn là trình độ học vấn trung bình của ngƣời dân, bao nhiêu phần trăm biết đọc biết viết, bao nhiêu phần trăm có trình độ học vấn cao. Những nơi còn nghèo, có GDP thấp thƣờng bị xem là do nguyên nhân dân trí thấp, vì dân trí thấp cho nên xã hội không thể phát triển tốt. Trình độ dân trí có ảnh hƣởng lớn đến chất lƣợng nguồn nhân lực. Đa số lao động nông nghiệp ở nông thôn thƣờng có trình độ dân trí thấp hơn so với lao động các ngành khác, nên quá trình áp dụng công nghệ, kỹ thuật vào nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn. Khi trình độ dân trí đƣợc nâng lên sẽ thuận lợi trong thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu và thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp.

Những con số thống kê và vô số những công trình nghiên cứu về “Nguồn tăng trƣởng kinh tế” ở các nƣớc phƣơng Tây đã chỉ ra rằng, không phải sự tăng trƣởng của vốn hiện vật mà là sự tăng trƣởng của vốn con ngƣời đã là nguồn chính của sự tiến bộ ở các quốc gia đã phát triển [1, tr. 341].

c.Truyền thống, tập quán

Truyền thống ảnh hƣởng lớn đến quá trình sản xuất, truyền thống tốt đẹp góp phần tích cực phát triển sản xuất, xây dựng xã hội mới, con ngƣời mới. Trong nông nghiệp nếu truyền thống sản xuất lạc hậu sẽ kìm hãm nông nghiệp phát triển, vì sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình áp dụng công nghệ, kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất…

Phong tục tập quán trong sản xuất của ngƣời dân, nhất là ngƣời dân nông thôn, đã góp phần nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp. Những kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp đƣợc cha ông ta, những ngƣời có kinh nghiệm ở thế hệ trƣớc truyền lại đƣợc giữ gìn và phát triển cho đến nay nhƣ tập quán cày đất, phơi ải… Những kinh nghiệm trong việc bảo quản chế biến nông phẩm sau khi thu hoạch, đặc biệt đƣợc thể hiện rõ nhất trong các

gia đình ở dân tộc, góp phần nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong việc phát triển kinh tế trang trại nói riêng, từ đó nâng cao thu nhập cho ngƣời dân. Phong tục tập quán luôn đƣợc bổ sung những điều mới mẻ và loại bỏ những điều lạc hậu.

Trong nghiên cứu của Bùi Quang Dũng về xã hội học nông thôn, tác giả cho rằng: “xã hội nông thôn có một tính độc lập nhất định đối với xã hội tổng thể và khó có thể thu hẹp lại thành một nhóm nghề nghiệp hay một lĩnh vực kinh tế” “đối với một người thành thị, việc nêu ra ý kiến về bất kỳ một vấn đề gì là một điều bình thường, thậm chí đó là cách thức duy nhất để làm quen với người khác. Còn trong xã hội nông thôn, cung cách ứng xử thể hiện ngay ý thức sâu xa của một cá nhân” [11]. Điều này cũng cho thấy sự khác biệt về truyền thống, tập quán khác biệt giữa khu vực thành thị và nông thôn.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện phước sơn, tỉnh quảng nam (Trang 40 - 42)