Tình hình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện phước sơn, tỉnh quảng nam (Trang 67 - 72)

1.3 .CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN

2.2.2. Tình hình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp

a.Chuyển dịch cơ cấu trong ngành nông – lâm – thủy sản

Cơ cấu giá trị SXNN giai đoạn 2010-2014 theo hƣớng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng lâm nghiệp, tỷ trọng ngành thủy sản nhìn chung không đổi đƣợc thể hiện qua bảng 2.5:

Bảng 2.5. Cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Phước Sơn giai đoạn 2010-2014 Đơn vị tính: % Năm 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Nông nghiệp 61,67 62,86 61,26 59,18 58,42 - Trồng trọt 33,30 32,69 33,08 33,14 32,13 - Chăn nuôi 28,37 30,17 28,18 26,04 26,29 Lâm nghiệp 36,90 35,71 37,37 39,38 39,90 Thủy sản 1,43 1,43 1,36 1,44 1,68

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phước Sơn)

Từ bảng 2.5 ta thấy giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp (bao gồm trồng trọt và chăn nuôi) vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị SXNN của huyện Phƣớc Sơn. Do đó hiện nay huyện Phƣớc Sơn vẫn là huyện thuần nông của tỉnh Quảng Nam.

Tỷ trọng ngành nông nghiệp trong giai đoạn 2010-2014 ở mức trên dƣới 60% trong 03 ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Giai đoạn từ năm 2011 trở đi, tỷ trọng ngành nông nghiệp có xu hƣớng giảm dần nhƣng mức giảm vẫn còn chậm. Tƣơng ứng với đó là sự tăng lên của tỷ trọng ngành lâm nghiệp. Riêng đối với ngành thủy sản, trong năm 2014 diện tích nuôi cá nƣớc ngọt đạt 18 ha chủ yếu do ngƣời dân tự bỏ vốn đầu tƣ nuôi cá lồng bè trên sông Đăk My [28]. Tuy nhiên do đặc thù địa hình và dân trí, văn hóa của huyện nên tỷ lệ của ngành trong cơ cấu SXNN của huyện còn rất khiêm tốn, chỉ chiếm khoảng 1,5% và giữ ổn định qua các năm thể hiện qua hình 2.4:

Biểu đồ 2.2. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp huyện Phước Sơn giai đoạn 2010-2014

Việc tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm chủ yếu đến từ việc phát sinh các dịch bệnh, thay đổi khí hậu dẫn đến khó khăn trong chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi, từ đó làm giảm GTSX ngành chăn nuôi kéo theo sự sụt giảm của ngành nông nghiệp. Ngƣợc lại, xu hƣớng sử dụng các sản phẩm từ gỗ và đƣợc tạo điều kiện để phát triển lâm nghiệp, khai hoang trồng rừng, tăng số lƣợng cây nguyên liệu… đã góp phần tăng tỷ lệ ngành lâm nghiệp.

Trong năm 2014, diện tích rừng trồng đạt 600 ha, tăng 200 ha so với kế hoạch. Cơ cấu cây trồng, con vật nuôi ngày càng chuyển biến nhanh và có hiệu quả, giúp ngƣời dân có thu nhập ổn định và lâu dài. Đến năm 2015, công tác quản lý bảo vệ rừng, giao khoán rừng theo Nghị quyết 30a, Nghị định 99 tiếp tục đƣợc cũng cố [28].

b.Chuyển dịch cơ cấu trong ngành trồng trọt

Đối với nội bộ ngành trồng trọt, trong năm 2010 GTSX cây hàng năm chiếm gần 90%, bao gồm: cây lƣơng thực chiếm 60,26%, còn lại là cây rau đậu với 29,68%, đối với cây lâu năm huyện chỉ có cây ăn quả, với tỷ lệ tƣơng

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2010 2011 2012 2013 2014 Thủy sản Lâm nghiệp Nông nghiệp

ứng là 10,05%; đến năm 2014, tỷ trọng cơ cấu ngành trồng trọt nhìn chung không thay đổi, theo đó tỷ trọng cây hàng năm tăng nhẹ đạt mức 91%, trong đó cây lƣơng thực chiếm 61,88% và cây rau đậu là 29,12%, tỷ trọng cây lâu năm mà cụ thể là cây ăn quả giảm nhẹ về mức 9% đƣợc thể hiện qua bảng 2.6:

Bảng 2.6. Cơ cấu giá trị SX ngành trồng trọt huyện Phước Sơn giai đoạn 2010-2014 Đơn vị tính: % Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 1. Cây hàng năm 89,95 91,65 92,00 90,50 91,00 1.1. Cây lƣơng thực 60,26 63,24 64,40 62,44 61,88 1.2. Cây rau đậu 29,68 28,41 27,60 28,06 29,12 1.3. Cây CN hàng

năm 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 2. Cây lâu năm 10,05 8,35 8,00 9,50 9,00 2.1. Cây CN lâu

năm 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 2.2. Cây ăn quả 10,05 8,35 8,00 9,50 9,00

(Nguồn: Tổng hợp từ niên giám thống kê huyện Phước Sơn)

Qua bảng 2.6, có thể thấy hạn chế về ngành trồng trọt của huyện ở việc không có sự xuất hiện của cây công nghiệp, kể cả cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm. Điều này làm ảnh hƣởng lớn đến GTSX NN mà ngành trồng trọt mang lại.

Cụ thể, theo báo cáo tổng kết SXNN của huyện: trong năm 2014, diện tích khai hoang và phục hóa lúa nƣớc đạt 83% kế hoạch, tổng diện tích gieo

trồng hơn 2.500 ha, đạt 99,5% kế hoạch, sản lƣợng lƣơng thực có hạt hơn 5.300 tấn tăng 112 tấn, đạt 101% kế hoạch. Đến năm 2015 tổng diện tích gieo trồng 2.425 ha; tổng sản lƣợng lƣơng thực có hạt: 5.544 tấn, đạt 103% kế hoạch; khai hoang và phục hóa lúa nƣớc đạt 126% so với kế hoạch [28].

c. Chuyển dịch cơ cấu trong ngành chăn nuôi

Chăn nuôi là một ngành sản xuất rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nó cung cấp nhiều loại sản phẩm phục vụ và nâng cao đời sống con ngƣời, dùng trong nƣớc và để xuất khẩu [25].

Đối với ngành chăn nuôi huyện Phƣớc Sơn trong giai đoạn 2010-2014 có sự phát triển ổn định, nhìn chung cơ cấu GTSX ngành chăn nuôi của huyện ít có sự thay đổi. Cụ thể xem ở bảng 2.7.

Bảng 2.7. Cơ cấu giá trị SX ngành chăn nuôi huyện Phước Sơn giai đoạn 2010-2014 Đơn vị tính: % Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Gia súc 59,89 60,96 62,04 60,96 62,04 Gia cầm 30,86 30,03 29,20 30,03 29,20 SP chăn nuôi không qua giết

thịt và SP phụ chăn nuôi 9,25 9,01 8,76 9,01 8,76

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phước Sơn)

Theo bảng 2.7, tỷ trọng GTSX từ gia súc có tăng nhẹ, từ mức 59,89% năm 2010 tăng lên 62,04% năm 2014; đối với gia cầm, mức tỷ trọng giảm không đáng kể, từ 30,86% năm 2010 giảm xuống 29,20% năm 2014; đối với SP chăn nuôi không qua giết thịt và SP phụ chăn nuôi (con giống, thức ăn chăn nuôi: bã mía, rơm rạ, cám gạo, bắp…) mức tỷ trọng giảm từ 9,25% năm 2010 xuống 8,76% năm 2014. Theo báo cáo tổng kết SXNN của huyện,

trong năm 2014, đàn gia súc có bƣớc tăng trƣởng, đạt 16.800 con, trong đó đàn trâu phát triển khá, tăng 300 con so với cùng kỳ [28].

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện phước sơn, tỉnh quảng nam (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)