Đặc điểm xã hội

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện phước sơn, tỉnh quảng nam (Trang 54 - 57)

1.3 .CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

2.1.2. Đặc điểm xã hội

a. Dân tộc

Phƣớc Sơn có 15 dân tộc (Bh'noong, Kinh, Ca Dong, Giẻ, Tày, Nùng, Mƣờng, Sán Dìu, Cơ Tu, Bru-Vân Kiều, Pacô, Giá Rai, Hơ Rê, Co và Ve). Trong đó Ngƣời Bh'noong chiếm 59%, ngƣời Kinh 32%, các dân tộc khác còn lại chiếm tỉ lệ 9%. Ngƣời Bh'noong Phƣớc Sơn là một bộ phận thuộc dân tộc Giẻ-Triêng, có nguồn gốc từ dân tộc Ta Lieng cƣ trú ở dãy Tây Trƣờng Sơn thuộc vùng Hạ Lào.

b.Dân số

Tổng dân số năm 2014 của toàn huyện Phƣớc Sơn là gần 24 nghìn ngƣời. Trong số đó, dân số khu vực thành thị là 6,5 nghìn ngƣời,chiếm tỉ lệ 27,23% dân số toàn huyện. Dân số khu vực nông thôn là hơn 17 nghìn ngƣời, chiếm tỉ lệ 72,77%. Dân số của huyện phân bổ theo hình 2.1 dƣới đây:

Đơn vị tính: nghìn người

Biểu đồ 2.1. Dân số trung bình huyện Phước Sơn giai đoạn 2010-2014

Theo hình 2.1, tổng dân số toàn huyện trong giai đoạn 2010-2014 tăng 0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 2010 2011 2012 2013 2014 Thành thị Nông thôn Nữ Tổng dân số

trƣởng ổn định, từ 22,86 nghìn ngƣời năm 2010 tăng lên gần 24 nghìn ngƣời trong năm 2014. Trong đó đa số dân cƣ sống ở nông thôn, tốc độ tăng dân số ở khu vực này cũng tƣơng đƣơng với tốc độ tăng của tổng dân số khi so sánh về độ dốc của hai đƣờng. Dân số là nữ giới chiếm chƣa đến 50% trong tổng dân số của toàn huyện và có chiều hƣớng tăng chậm lại trong 2 năm 2013 và 2014. Đối với khu vực thành thị, số lƣợng dân cƣ thấp hơn nhiều so với khu vực nông thôn, tuy nhiên mật độ dân số lại cao hơn nhiều. Nhìn vào đồ thị trên có thể thấy tốc độ tăng dân số của khu vực thành thị thấp hơn so với khu vực nông thôn, chủ yếu xuất phát từ việc nhận thức của ngƣời dân khu vực này tốt hơn so với khu vực nông thôn nên công tác kế hoạch hóa gia đình đƣợc thực hiện tốt hơn.

Ngoài ra, dân cƣ phân bố rất không đồng đều. Mật độ dân số bình quân toàn huyện năm 2014 là 21 ngƣời/km2

, trong đó tập trung chủ yếu ở thị trấn Khâm Đức (216 ngƣời/km2), các huyện Phƣớc Chánh (59 ngƣời/km2

) và Phƣớc Đức (41 ngƣời/km2

). Một số huyện có mật độ dân số rất thấp, dân cƣ phân bố thƣa thớt nhƣ huyện Phƣớc Hòa (6 ngƣời/km2), Phƣớc Kim (7 ngƣời/km2), Phƣớc Xuân (8 ngƣời/km2), Phƣớc Lộc (9 ngƣời/km2

). Diện tích đất, dân số và mật độ dân số của huyện Phƣớc Sơn năm 2014 chia theo xã, thị trấn đƣợc thể hiện qua bảng phụ lục 2.

c.Lao động

Cơ cấu lao động toàn huyện có sự chuyển dịch tích cực, tỷ trọng lao động trong nhóm ngành CN-XD có xu hƣớng tăng lên trong khi tỷ trọng lao động nông nghiệp có xu hƣớng giảm xuống, riêng tỷ trọng lao động trong nhóm ngành TM-DV chỉ dao động nhẹ. Cụ thể, năm 2010 số lao động trong ngành CN-XD chiếm 10,56%, lao động trong ngành nông nghiệp chiếm 72,46% và ngành TM-DV là 16,98% [14].

giai đoạn 2010-2014 có sự thay đổi theo chiều hƣớng tăng dần qua các năm, tuy nhiên tỉ lệ tăng rất ít. Đến năm 2014, dân số trong độ tuổi lao động của huyện là 14,02 nghìn ngƣời, chiếm tỉ lệ 58,73% dân số của toàn huyện. Tình hình cụ thể đƣợc thể hiện qua bảng 2.1 dƣới đây:

Bảng 2.1. Tình hình dân số, lao động huyện Phước Sơn giai đoạn 2010-2014 Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 2013 2014 Dân số Nghìn ngƣời 22,86 23,10 23,39 23,64 23,87 - Nam Nghìn ngƣời 11,69 11,83 12,00 12,14 12,27 - Nữ Nghìn ngƣời 11,17 11,27 11,39 11,50 11,60 Dân số khu vực thành thị Nghìn ngƣời 6,26 6,33 6,38 6,41 6,50 Tỷ lệ so với dân số % 27,38 27,40 27,28 27,12 27,23 Dân số khu vực nông

thôn Nghìn ngƣời 16,60 16,77 17,01 17,23 17,37 Tỷ lệ so với dân số % 72,62 72,60 72,72 72,88 72,77 Dân số trong độ tuổi

lao động Nghìn ngƣời 12,51 12,96 13,41 13,85 14,02 Tỷ lệ so với dân số % 54,72 56,10 57,33 58,59 58,73 Lao động tham gia

hoạt động kinh tế Nghìn ngƣời 10,88 10,99 11,09 11,34 11,54 Tỷ lệ so với dân số % 47,59 47,58 47,41 47,97 48,35 Tỷ lệ so với lao động

trong độ tuổi % 86,97 84,80 82,70 81,88 82,31

(Nguồn: Phòng LĐ, TB&XH huyện Phước Sơn)

Từ bảng 2.1 trên, ta thấy số lao động tham gia vào hoạt động kinh tế năm 2014 là 11,54 nghìn ngƣời, chiếm chƣa tới 50% dân số và tỉ lệ này duy

trì ổn định trong giai đoạn 2010-2014. Nếu xét trên dân số trong độ tuổi lao động, con số lao động tham gia vào hoạt động kinh tế cũng chỉ chiếm 82,31% và sụt giảm đến hơn 4% so với năm 2010 (tỉ lệ 86,97%). Điều này cho thấy tỉ lệ lao động tham gia vào hoạt động kinh tế của huyện là khá thấp, một phần do trình độ của ngƣời lao động còn thấp và nhận thức của ngƣời dân còn hạn chế.

d.Dân trí

Do đại bộ phận ngƣời dân thuộc thành phần dân tộc thiểu số, cƣ trú không tập trung, điều kiện kinh tế và cơ sở hạ tầng của huyện còn chƣa phát triển nên vấn đề tổ chức giáo dục cho ngƣời dân còn gặp nhiều khó khăn.

Trình độ dân trí của ngƣời dân còn thấp, chỉ có 1/12 xã (Phƣớc Công) đạt xóa mù chữ mức độ 2; tỉ lệ tái mù chữ tƣơng đối cao.

Năm học 2014-2015, số học sinh phổ thông trên toàn huyện là 5.710 em, chỉ chiếm 24% so với dân số toàn huyện. Nhờ nỗ lực của chính quyền và ngƣời dân địa phƣơng, mặc dù số lƣợng học sinh dự thi tốt nghiệp trong năm học 2014-2015 còn rất khiêm tốn là 392 em nhƣng đã đạt đƣợc tỷ lệ tốt nghiệp là 94,13%. Số liệu đƣợc thể hiện trong bảng phụ lục 4.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện phước sơn, tỉnh quảng nam (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)