Gia tăng số lƣợng các cơ sở sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện phước sơn, tỉnh quảng nam (Trang 27 - 29)

1.2 .NỘI DUNG CỦA PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

1.2.1. Gia tăng số lƣợng các cơ sở sản xuất nông nghiệp

Các cơ sở SXNN là những nơi kết hợp các yếu tố nguồn lực, trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp và dịch vụ nông nghiệp.

Gia tăng số lƣợng các cơ sở sản xuất nông nghiệp nghĩa là làm tăng số lƣợng tuyệt đối các cơ sở SXNN; nhân rộng số lƣợng các cơ sở hiện tại; làm cho các cơ sở SXNN phát triển lan tỏa sang những khu vực khác có thể thông qua đó mà phát triển thêm số cơ sở SXNN.

a.Các cơ sở trong sản xuất nông nghiệp

Kinh tế nông hộ là hình thức tổ chức phù hợp với nền nông nghiệp qui mô nhỏ về đất đai, vốn và sử dụng lao động trong gia đình. Hình thức này gắn ngƣời nông dân với đất đai và phát huy tính tự chủ của họ trong sản xuất nông nghiệp; nhờ vậy năng suất ruộng đất và năng suất lao động phải phát huy tối đa trong SXNN. Khi nông nghiệp phát triển thì năng lực kinh tế nông hộ và thu nhập cao lên, khả năng tích lũy vốn lớn hơn… Nền nông nghiệp chuyển từ tự túc sang sản xuất hàng hóa và phát triển cao hơn nữa thì mô hình kinh tế nông hộ sẽ bộc lộ nhiều khuyết điểm đó là năng suất lao động thấp, chƣa đáp ứng những yêu cầu của những đơn hàng lớn, hiệu quả kinh tế không cao… từ đó trong nông nghiệp phải hình thành các cơ sở sản xuất nhƣ kinh tế trang trại, HTX, doanh nghiệp nông nghiệp với số lƣợng lớn hơn để đáp ứng yêu cầu phát triển.

Trang trại là hình thức sản xuất nông nghiệp tiên tiến, đáp ứng đƣợc đòi hỏi của quá trình sản xuất cây trồng, vật nuôi nhờ vào quy mô lớn về đất đai, vốn và lao động. Nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa phát triển, số lƣợng các trang trại tăng lên. Số lƣợng trang trại phát triển theo hƣớng sản xuất hàng

hóa gắn với thị trƣờng và quy mô sử dụng đất đai, lao động, vốn ngày càng lớn, tỷ suất hàng hóa trong nông nghiệp ngày càng cao.

Hợp tác xã nông nghiệp là dịch vụ đầu vào của sản xuất và đầu ra của tiêu thụ nông sản. Đây là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra nhằm cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trong tƣơng lai, hợp tác xã trong nông nghiệp chỉ phù hợp với mô hình làm đầu mối cung ứng đầu vào về vật tƣ, dịch vụ kỹ thuật, bảo hiểm và tín dụng…

Doanh nghiệp nông nghiệp gồm các doanh nghiệp nông nghiệp hoạt động trên cơ sở liên kết từ khâu sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản. Doanh nghiệp có thể thuê công nhân nông nghiệp hoặc giao khoán đất đai, cung cấp giống, kỹ thuật canh tác, chăn nuôi đến hộ nông dân và thu mua sản phẩm từ các nông hộ theo giá thỏa thuận.

Cơ sở cung ứng dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp là yếu tố rất quan trọng và không thể thiếu trong SXNN. Đặc biệt là trong SXNN hiện nay, nông dân cần nhiều các yếu tố nhƣ vốn, lao động, kỹ thuật, vật tƣ … để phục vụ sản xuất. Bên cạnh đó nông dân thƣờng là những ngƣời có trình độ học vấn thấp, ít đƣợc tiếp cận với khoa học kỹ thuật hiện đại, tiếp cận với thông tin thị trƣờng kém, ngại đổi mới trong phƣơng thức làm ăn. Với nguồn vốn hạn chế, ngƣời dân không đủ lực để cải tiến những phƣơng thức sản xuất truyền thống của mình. Do vậy việc hình thành các cơ sở cung cấp các yếu tố đầu vào cũng nhƣ hỗ trợ các hoạt động sản xuất cho nông dân một cách đầy đủ, hợp lý và kịp thời là rất cần thiết và là kết quả tất yếu.

Để gia tăng số lƣợng các cơ sở SXNN, các cơ quan quản lý nhà nƣớc cần khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tƣ, các doanh nghiệp tham gia đầu tƣ xây dựng các cơ sở SXNN, làm cho các cơ sở SXNN mới đƣợc thành lập sớm đi vào hoạt động.

b.Tiêu chí về gia tăng số lượng cơ sở sản xuất nông nghiệp

- Số lƣợng các cơ sở sản xuất tăng lên qua các năm (tổng số và từng loại).

- Tốc độ tăng của các cơ sở sản xuất nông nghiệp qua các năm (tổng số và từng loại).

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện phước sơn, tỉnh quảng nam (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)