Quy mô các nguồn lực trong nông nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện phước sơn, tỉnh quảng nam (Trang 72 - 81)

1.3 .CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

2.2.3.Quy mô các nguồn lực trong nông nghiệp

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN

2.2.3.Quy mô các nguồn lực trong nông nghiệp

a.Đất đai

Khai thác, sử dụng đất hợp lý sẽ làm tăng hiệu quả SXNN. Tình hình sử dụng đất trên địa bàn huyện giai đoạn 2010-2014 đƣợc thể hiện qua bảng 2.8, bảng 2.9, bảng 2.10 và hình 2.2, cụ thể gồm:

Bảng 2.8. Tình hình sử dụng đất huyện Phước Sơn năm 2014

Chỉ tiêu Tổng số Đất SXNN Đất lâm nghiệp Đất chuyên dùng Đất ở Diện tích (ha) 114479 4.930 96.174 2.450 275 Cơ cấu (%) 100 4,31 84,01 2,14 0,24

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phước Sơn)

Qua bảng 2.8, ta thấy cơ cấu sử dụng đất của huyện Phƣớc Sơn trong năm 2014 chủ yếu là đất lâm nghiệp, chiếm đến 84,01% trong tổng diện tích đất của huyện. Trong khi đó, tỷ trọng đất ở chỉ chiếm 0,24% và đất chuyên dùng là 2,14% và đất SXNN là 4,31%.

Từ hiện trạng sử dụng đất của huyện trong năm 2014, có thể thấy sự hạn chế trong hiệu quả sử dụng đất của huyện, vì ngành lâm nghiệp chỉ chiếm khoảng 40% giá trị SXNN của huyện nhƣng diện tích sử dụng đất lại chiếm đến 84%. Điều này đặt ra yêu cầu cấp bách phải thay đổi cơ cấu sử dụng đất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Đồng thời, diện tích đất ở chiếm tỷ lệ khá nhỏ, mật độ dân số thƣa thớt cũng là một thách thức để tăng trƣởng ngành NN của huyện.

Tuy nhiên, với đặc thù là một huyện miền núi, diện tích rừng khá lớn, một số nơi còn không có dân cƣ sinh sống nên việc diện tích đất lâm nghiệp chiếm đa số cũng là dễ hiểu. Để có thể nhìn nhận rõ hơn về hiện trạng sử dụng đất của huyện, ta xem bảng số liệu 2.9

Bảng 2.9. Hiện trạng sử dụng đất huyện Phước Sơn giai đoạn 2010-2014 Đơn vị tính: ha Tên loại đất 2011 2012 2013 2014 Tổng diện tích tự nhiên 114.479,31 114.479,31 114.479,31 114.479,31 1. Đất nông nghiệp 100.943,10 101.020,52 101.227,97 101.785,11 1.1. Đất SXNN 4.954,25 5.196,14 5.030,95 4.929,64 1.1.1. Đất trồng cây hàng năm 2.543,00 2.577,12 2.295,86 2.329,07 Trong đó đất trồng lúa 1.644,20 1.598,84 1.462,66 1.574,93 1.1.2. Đất trồng cây lâu năm 2.411,25 2.619,02 2.735,09 2.600,57 1.2. Đất lâm nghiệp 95.966,40 95.802,03 96.174,82 96.832,83 1.2.1. Đất rừng sản xuất 30.192,27 30.027,90 30.356,19 29.834,17 1.2.2. Đất rừng phòng hộ 45.615,68 45.615,68 45.660,18 47.508,85 1.2.3. Đất rừng đặc dụng 20.158,45 20.158,45 20.158,45 19.489,81 1.3. Đất nuôi trồng thủy sản 22,40 22,30 22,15 22,59 1.4. Đất NN khác 0,05 0,05 0,05 0,05 2. Đất phi nông nghiệp 3.239,41 3.377,99 3.411,39 3.507,32 3. Đất chƣa sử dụng 10.296,80 10.080,80 9.839,95 9.186,88 3.1. Đất bằng chƣa sử

dụng 0,00 0,31 3,53 3,68 3.2. Đất đồi núi chƣa sử

dụng 10.296,80 10.080,49 9.836,42 9.183,20

Từ bảng 2.9, ta thấy một số điểm cơ bản sau:

Nhìn chung, cơ cấu sử dụng đất của huyện trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014 không có sự chuyển biến rõ rệt, diện tích đất NN thƣờng xuyên ở mức trên dƣới 101 nghìn ha. Điều này cho thấy sự hạn chế trong việc phát triển nông nghiệp của huyện cũng nhƣ chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất NN theo hƣớng phát triển các ngành mang lại GTSX NN cao.

- Đất nông nghiệp: thƣờng duy trì ở mức diện tích khoảng 101 nghìn ha. Trong số đó, diện tích đất trồng cây hàng năm có giảm nhẹ từ 2.543 ha năm 2010 xuống 2.329 ha năm 2014, tƣơng ứng với đó là sự tăng lên của diện tích đất trồng cây lâu năm tăng từ 2411 ha lên 2600 ha trong giai đoạn 2010- 2014. Đối với đất sử dụng cho SXNN có tăng từ 4.954 ha năm 2010 lên 5.196 ha năm 2011, tuy nhiên các năm sau đó diện tích đất SXNN lại giảm dần, đến năm 2014 đã trở về dƣới mức năm 2010 là 4.929 ha. Đối với đất trồng cây hàng năm, diện tích đất trồng lúa chiếm đến trên 60% diện tích, đây vẫn là loại cây trồng chính hàng năm của huyện.

- Đất lâm nghiệp: Diện tích đất lâm nghiệp của huyện giai đoạn 2010- 2014 nhìn chung ít thay đổi, từ 95.966 ha năm 2010 tăng lên 96.832 ha năm 2014, mức tăng này là không đáng kể so với diện tích đất lâm nghiệp hiện có. Trong đó, diện tích đất rừng sản xuất giảm nhẹ từ mức 30.192 ha năm 2010 xuống 29.834 ha năm 2014, diện tích đất rừng phòng hộ tăng từ 45.615 ha năm 2010 lên 47.508 ha năm 2014, còn lại diện tích đất rừng đặc dụng cũng giảm nhẹ từ 20.158 ha năm 2010 xuống còn 19.489 ha năm 2014. Có thể thấy diện tích đất rừng phòng hộ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu đất lâm nghiệp của huyện, chiếm đến gần 50% tổng diện tích đất lâm nghiệp của huyện. Mục đích sử dụng đất lâm nghiệp còn chƣa hợp lý, trong khi diện tích đất rừng sản xuất giảm thì đất rừng phòng hộ lại tăng lên, không mang lại hiệu quả cao về mặt kinh tế.

Ngành lâm nghiệp là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn ở địa phƣơng. Nhờ thực hiện tốt công tác chăm sóc, quản lý, tái sinh rừng, gắn với nhiệm vụ bảo vệ rừng nên bƣớc đầu huyện đã ngăn chặn hiệu quả tình trạng chặt phá rừng già để làm rẫy. Thông qua công tác giao đất, giao rừng cho các tổ chức, cá nhân, nhiều mô hình kinh tế vƣờn rừng, vƣờn đồi đƣợc hình thành theo hƣớng xã hội hóa lâm nghiệp. Với công tác trồng rừng, huyện ƣu tiên phát triển các loại cây chiến lƣợc, phù hợp với thổ nhƣỡng của huyện nhƣ cây quế, cây cao su, cây keo... góp phần nâng cao tốc độ che phủ rừng lên 62,5%. Đến nay, đã dần hình thành các vùng sản xuất tập trung, có quy mô, mang tính hàng hóa có giá trị kinh tế cao nhƣ: Trồng cây keo lai, sắn ở các xã vùng trung, vùng thấp; cây Bời Lời ở các xã Phƣớc Năng, Phƣớc Mỹ và một số xã vùng cao; cao su tại các xã Phƣớc Hiệp, Phƣớc Xuân, Phƣớc Hòa,...Cây keo lai đạt hiệu quả kinh tế cao, hàng năm khai thác trên 25.000 m3 gỗ rừng trồng, tăng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp từ 15 – 20 tỷ đồng. Cùng với cây keo, Chƣơng trình phát triển cây cao su cũng đã và đang trở thành hƣớng đi đột phá trong phát triển Nông - Lâm nghiệp của huyện. Tính đến hết năm 2014, trên địa bàn huyện đã có 02 doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Cao su Việt Nam vào đầu tƣ với tổng diện tích cây cao su trên địa bàn huyện trên 600 ha; do phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhƣỡng nên số diện tích cao su hiện có đang sinh trƣởng và phát triển tốt. Cây cao su đang đƣợc đánh giá là cây công nghiệp mũi nhọn và có nhiều triển vọng để phát triển thành vùng sản xuất hàng hóa trong những năm tới của huyện [21].

- Đất nuôi trồng thủy sản chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ, với diện tích sử dụng qua các năm trong giai đoạn 2010-2014 chỉ ở mức trên 22ha, rất thấp so với tiềm năng về sông, suối, ao hồ của địa phƣơng. Diện tích đất NN khác chiếm tỷ lệ không đáng kể, duy trì ở mức 0,05 ha hàng năm.

tăng lên qua các năm, dù tốc độ tăng còn chậm. Cụ thể, từ 3.239 ha năm 2010 đã tăng lên 3.507 ha năm 2014, tƣơng ứng với tỷ lệ tăng từ 2,8% lên 3% so với tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Điều này cũng phần nào thể hiện sự trì trệ về tốc độ tăng trƣởng cơ sở hạ tầng phục vụ nhƣ đƣờng sá, cầu cống, trƣờng học… của huyện.

- Đất chƣa sử dụng: diện tích đất chƣa sử dụng có giảm về giá trị tuyệt đối, cho thấy huyện cũng đã có sự quan tâm khai thác đất chƣa sử dụng. Cụ thể, nếu năm 2010 diện tích đất chƣa sử dụng là 10.296 ha, chiếm gần 9% diện tích đất toàn huyện thì đến năm 2014 diện tích đất chƣa sử dụng đã giảm xuống còn 9186 ha, chiếm khoảng 8% diện tích đất toàn huyện. Trong số đất chƣa sử dụng chủ yếu là đất đồi núi chƣa sử dụng, chiếm đến hơn 99% diện tích đất chƣa sử dụng, nguyên nhân chính là do địa hình hiểm trở, vùng đồi núi dốc đứng, giao thông khó khăn.

Hệ số sử dụng đất nông nghiệp của huyện Phƣớc Sơn đƣợc thể hiện qua bảng 2.10:

Bảng 2.10. Hệ số sử dụng đất nông nghiệp (trên đất cây hàng năm)

Năm Diện tích canh tác (ha) Diện tích gieo trồng (ha) Hệ số sử dụng (lần) 2000 4.023,8 1.871,5 2,15 2005 4.831,2 2.440,0 1,98 2010 4.894,5 2.364,5 2,07 2014 4.929,6 2.439,1 2,02

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Phước Sơn)

Từ bảng 2.10 có thể thấy hệ số sử dụng đất nông nghiệp của huyện thấp, có xu hƣớng giảm nhƣng mức giảm không đáng kể, nhìn chung giữ ổn định. Điều này cũng ảnh hƣởng đến giá trị sản phẩm bình quân thu đƣợc tính trên mỗi ha đất NN của huyện Phƣớc Sơn, cho thấy sự thiếu hiệu quả trong việc sử dụng đất NN của huyện.

Cơ cấu sử dụng đất của huyện Phƣớc Sơn trong năm 2014 đƣợc thể hiện rõ hơn qua hình 2.5.

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu sử dụng đất huyện Phước Sơn năm 2014

Từ hình 2.5 có thể thấy trong cơ cấu sử dụng đất của huyện Phƣớc Sơn thì đất lâm nghiệp vẫn chiếm vai trò chủ đạo, diện tích sử dụng lớn nhất. Tiếp theo đó là đất sản xuất NN đứng vị trí thứ hai xét về tỉ trọng. Đất chuyên dùng xếp ngay sau đó, và cuối cùng là diện tích đất ở chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, cho thấy sự hạn chế trong việc sử dụng đất của huyện.

Do đó, cần có các biện pháp tổng thể nhằm chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất của huyện nhằm mang lại hiệu quả sử dụng đất cao hơn.

b.Lao động

Lao động nông nghiệp, tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động giai đoạn 2010-2014 vẫn còn cao nhƣng có xu hƣớng giảm dần, chuyển sang các ngành TM-DV và ngành CN-XD. Cơ cấu lao động theo ngành của huyện

Đất sản xuất NN Đất lâm nghiệp Đất chuyên dùng Đất ở

Phƣớc Sơn trong giai đoạn 2010-2014 đƣợc thể hiện cụ thể qua bảng 2.11 dƣới đây:

Bảng 2.11. Cơ cấu lao động theo ngành giai đoạn 2010-2014

Đơn vị tính: % Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng số lao động 100 100 100 100 100 - Lao động CN-XD 5,10 5,30 5,37 5,76 5,99 - Lao động TM-DV 25,31 25,38 25,33 25,50 25,64 - Lao động NN 69,59 69,32 69,30 68,74 68,37

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phước Sơn)

Từ bảng 2.11, ta thấy cơ cấu lao động của huyện có sự chuyển dịch tích cực, tỷ trọng lao động công nghiệp và dịch vụ tăng lên, tỷ trọng lao động nông nghiệp có xu hƣớng giảm xuống. Tuy nhiên mức thay đổi là không đáng kể, chiếm chƣa tới 1% trong tổng số lao động. Đến năm 2014, cơ cấu sử dụng lao động vẫn chủ yếu là lao động trong ngành nông nghiệp với tỷ lệ 68,37%, tiếp đến là ngành thƣơng mại-dịch vụ với 25,64% và cuối cùng là ngành công nghiệp-xây dựng chỉ chiếm gần 6% trong tổng lao động.

Để có góc nhìn rõ ràng hơn, ta xem xét tình hình sử dụng nguồn nhân lực trong SXNN qua các năm trong giai đoạn 2010-2014. Do thị trƣờng lao động phát triển chƣa mạnh và đồng đều, cung – cầu lao động còn mất cân đối nghiêm trọng nên sức ép về việc làm vẫn khá lớn, số lao động thất nghiệp và thiếu việc làm còn nhiều, thời gian lao động nhàn rỗi ở nông thôn còn lớn, tỷ lệ hộ nghèo vần còn khá cao [14]. Các số liệu cụ thể đƣợc thể hiện trong bảng 2.12 dƣới đây:

Bảng 2.12. Tình hình sử dụng nguồn nhân lực trong SXNN huyện Phước Sơn giai đoạn 2010-2014

Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 2013 2014

1. Tổng số lao

động Ngƣời 10.884 10.988 11.091 11.343 11.544 2. Lao động

nông nghiệp Ngƣời 7.574 7.617 7.686 7.797 7.893 % so với tổng lao động % 69,59 69,32 69,30 68,74 68,37 3. Đất nông nghiệp ha 100.729 100.943 101.021 101.228 101.785 - Trong đó: Đất SXNN ha 4.844 4.954 5.196 5.031 4.930 4. Số LĐ/ha đất NN Ngƣời/ha 0,11 0,11 0,11 0,11 0,11 - Trong đó: Đất SXNN Ngƣời/ha 2,25 2,22 2,13 2,25 2,34

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phước Sơn)

Từ bảng 2.12, có thể thấy rằng số lƣợng lao động trong nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, duy trì ở mức 68-69% trong tổng số lao động, trong khi diện tích đất SXNN lại chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng diện tích đất nông nghiệp với chƣa tới 5%. Điều này cho thấy sự hạn chế về năng suất lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, số lao động trên mỗi ha đất SXNN ổn định mức mức trên 2 ngƣời/ha. Những số liệu này cho thấy việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào SXNN của địa phƣơng còn rất khiêm tốn, cơ giới hóa trong SXNN vẫn còn chƣa cao, chủ yếu vẫn sử dụng các phƣơng pháp thủ công để SXNN, hiệu quả kinh tế không cao.

c.Vốn đầu tư

Về vấn đề vốn, do sản xuất nhỏ lẻ nên nông dân rất thiếu vốn và dù đƣợc ngân hàng, hay các dự án cho vay để sản xuất thì mức tiền cũng rất thấp, thời gian hoàn trả ngắn. Một số hộ gia đình khác tuy có thu nhập nhờ xuất khẩu thủy sản, cà phê, cao su... hay đƣợc bồi thƣờng đất đai song lại chƣa biết sử dụng đầu tƣ sản xuất mà chủ yếu mua sắm tiêu dùng. Trong khi đó, đầu tƣcủa nƣớc ngoài hầu nhƣ không đáng kể do những khó khăn về kết cấu hạ tầng, độ rủi ro cao của lĩnh vực đặc thù này. Còn các chƣơng trình dự án của Nhà nƣớc tuy khá nhiều, số vốn đầu tƣ không ít song hiệu quả lại rất thấp. Tóm lại, vấn đề vốn đang là một sức ép không nhỏ đối với nông dân, nông nghiệp và nông thôn nƣớc ta [24].

Đối với huyện Phƣớc Sơn cũng không phải là ngoại lệ. Các nguồn vốn vay hỗ trợ phát triển nông nghiệp của huyện chủ yếu đến từ Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện. Vốn ngân sách nhà nƣớc phục vụ việc thực hiện các mô hình sản xuất hiệu quả, chƣơng trình chuyển giao công nghệ, đào tạo nghề cho nông dân, phòng chống thiên tai, hạn hán, lụt bão.., công tác tiêm phòng và ngăn ngừa dịch bệnh, cải tạo cây giống con vật nuôi… nên cũng đã góp phần vào việc phát triển nông nghiệp của huyện.

Qua 5 năm thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đã đạt đƣợc kết quả nhất định. Tổng nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất đạt gần 40.000 triệu, trong đó chủ yếu là nguồn vốn từ Chƣơng trình NQ 30a, CT 135, vốn trực tiếp từ Chƣơng trình nông thôn mới chiếm khoảng 2,5%. Qua đó đã hỗ trợ cho nhân dân nhiều chủng loại cây trồng, vật nuôi, vật tƣ nhƣ: Nhóm cây trồng: 1.159.000 cây bời lời, 7.755.000 cây keo, 78.800 cây chuối, 30.000 cây cao su, 12.700 cây ăn trái các loại và 95,5 tấn lúa giống. Nhóm con vật nuôi: 980 con trâu, bò; 1.067 con heo; 6.600

con gia cầm và 235.000 con cá giống. Vật tƣ, máy móc phục vụ sản xuất: Ống nƣớc 53.000m, phân bón 124 tấn, máy móc các loại (máy tuốt lúa, máy cày tay, máy xát gạo...) 490 cái.

Ngoài ra, nghị định số 55/2015/NĐ-CP của chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn ngày 09 tháng 06 năm 2015 cũng sẽ là tiền đề để ngƣời nông dân có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn đầu tƣ SXNN dễ dàng hơn, vốn lớn hơn và lãi suất đƣợc ƣu đãi. Lĩnh vực cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn của nghị định này rất rộng, bao gồm: 1. Cho vay các chi phí phát sinh phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh sản phẩm nông nghiệp từ khâu sản xuất đến thu mua, chế biến và tiêu thụ; 2. Cho vay phục vụ sản xuất công nghiệp, thƣơng mại và cung ứng các dịch vụ trên địa bàn nông thôn; 3. Cho vay để sản xuất giống trong trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, trồng rừng và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ phục vụ quá trình sản xuất nông nghiệp; 4. Cho vay phát triển ngành nghề tại địa bàn nông thôn; 5. Cho vay phục vụ Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện phước sơn, tỉnh quảng nam (Trang 72 - 81)