Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện ngọc hồi, tỉnh kon tum (Trang 32 - 34)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.2. Điều kiện kinh tế xã hội

a. Nguồn nhân lực

Nông dân Việt Nam cần cù lao động, yêu nước, khao khát được đổi đời, được làm giàu và nhiều người đã bước đầu làm quen với cơ chế thị trường. Đây là lực lượng lao động dồi dào cho phát triển nền kinh tế nói chung và phát triển nông nghiệp nói riêng.Vấn đề là khả năng, năng lực tự chủ về kinh tế, đó là năng lực tích lũy, năng lực chuyển đổi, năng lực thích ứng với cơ chế thị trường ra sao. Thực tế đã chứng minh, năng lực sản xuất hàng hóa của nông dân còn thấp. Trong điều kiện hiện nay, kinh tế thị trường đã phát triển đến sự thống nhất khu vực và toàn thế giới, những người lao động nông nghiệp nước ta muốn là chủ thể sản xuất kinh doanh thì không dừng lại ở nền sản xuất hàng hóa giản đơn mà phải là người có trình độ kinh doanh hàng hóa phát triển, phải có tri thức làm giàu. Để người lao động nông nghiệp phát huy hết năng lực của mình trong phát triển nông nghiệp, cần phải có sự trợ giúp

của giáo dục đào tạo, dịch vụ khuyến nông, đặc biệt là vai trò của quy hoạch, đầu tư đồng bộ của Nhà nước.

b. Trình độ thị trường

Muốn nâng cao trình độ của sự phát triển nông nghiệp thì phải thiết lập, nâng cao và phát huy các loại thị trường. Có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu của xã hội về các loại nông sản hàng hóa trong giai đoạn hiện nay. Trình độ kinh tế thị trường tùy thuộc và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, các quan hệ kinh tế và thiết chế kinh tế - xã hội tương ứng, cũng như phụ thuộc vào sự nắm bắt và vận dụng nhuần nhuyễn các quy luật kinh tế khách quan của các chủ thể kinh tế, nhất là các hộ nông dân.

c. Sự tác động của hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật và thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại

Hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật chính là “giá đỡ vật chất”, là bộ xương sống của sản xuất. Nó là nhân tố trực tiếp làm thay đổi trạng thái của sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hóa. Vì vậy, nó có tính chất quyết định đến sự phát triển nông nghiệp ở nước ta. Khi nông nghiệp phát triển lên thì hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật cũng ngày càng đòi hỏi đầy đủ, đồng bộ, có quy mô lớn hơn và trình độ hiện đại hơn.

Bên cạnh hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật, nền nông nghiệp nước ta sẽ không phát triển nếu như không đẩy mạnh việc áp dụng rộng rãi tiến bộ kỹ thuật - công nghệ. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, nền nông nghiệp đang gắn liền với cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại, những thành tựu công nghệ mới, nhất là công nghệ sinh học, công nghệ chế biến, công nghệ bảo quản sau khi thu hoạch. Từ ứng dụng và chuyển giao công nghệ đã tạo ra những giống cây và giống con có năng suất, chất lượng cao, tăng khả năng cạnh tranh. Mặt khác, đòi hỏi phải cân nhắc, lựa chọn, quy hoạch ứng dụng

những công nghệ mới đó một cách hợp lý với điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của đất nước.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện ngọc hồi, tỉnh kon tum (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)