Giải pháp chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện ngọc hồi, tỉnh kon tum (Trang 86 - 87)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.3. Giải pháp chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp

Huyện Ngọc Hồi được xác định là một trong những địa bàn có điều kiện để phát triển các sản phẩm chăn nuôi như: đại gia súc (trâu, bò thịt, bò sữa), lợn, gia cầm. Trong giai đoạn tới chú trọng phát triển chăn nuôi, lấy phát triển chăn nuôi đại gia súc làm cơ sở, phấn đấu cơ cấu giá trị sản xuất đến năm 2020 trong nội bộ ngành nông nghiệp giữa trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp theo thứ tự: 15% -31% -54% ;Để chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp huyện Ngọc Hồi ngày mạnh mẽ, chất lượng và hiệu quả, huyện cần các giải pháp cụ thể sau:

- Quy hoạch sản xuất ngành nông nghiệp và làng nghề nông thôn trên địa bàn huyện để làm cơ sở cho việc định hướng đầu tư, tổ chức lại sản xuất, bố trí cây trồng, vật nuôi phù hợp với từng vùng, tiểu vùng, bảo đảm cho sản xuất ổn định và phát triển bền vững. Trong quy hoạch phải gắn kết được sản

xuất với bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, đồng bộ giữa mục tiêu, chính sách và biện pháp, trên cơ sở rà soát, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch và phương án sản xuất ở từng tiểu vùng để có sự điều chỉnh và chỉ đạo phù hợp với tình hình thực tế.

- Tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân và kiên quyết thực hiện theo quy hoạch được duyệt, không để sản xuất theo kiểu tự phát, tham gia chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; nhân rộng các mô hình điển hình tiên tiến.

- Trong nội bộ ngành nông nghiệp, phát huy lợi thế vùng, trước mắt giữ vững cơ cấu cây trồng; phát triển ngành chăn nuôi, đặc biệt đại gia súc như trâu, bò, lợn, dê....Phát triển theo ngành chăn nuôi là phát triển ngành dịch vụ nông nghiệp phục vụ cho chăn nuôi để tạo tác động kép phát triển cơ cấu theo hương dịch vụ nông nghiệp - chăn nuôi và trồng trọt.

- Hình thành quỹ phát triển kinh tế trang trại từ nguồn ưu đãi của Nhà nước và các tổ chức quốc tế nhằm hỗ trợ tối đa cho các trang trại phát triển chăn nuôi đại gia súc theo hướng thâm canh trong trang trại kết hợp với gia trại; phát triển chăn nuôi trâu, bò trong nông hộ kết hợp với trồng trọt, tận dụng thức ăn thiên nhiên.

- Tăng cường chuyển giao, ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi; phát triển công nghiệp chế biến nông sản và bảo vệ môi trường sinh thái; nâng cao chất lượng công tác giảm nghèo; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện ngọc hồi, tỉnh kon tum (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)