Thực trạng thị trường tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện ngọc hồi, tỉnh kon tum (Trang 68 - 69)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.5. Thực trạng thị trường tiêu thụ sản phẩm

Hệ thống chợ chưa phát triển mạnh, các mô hình liên kết người sản xuất (HTX ….) chưa có trên địa bàn huyện. Hầu hết, thị trường tiêu thụ sản phẩm là cung cấp nhỏ lẻ, phục vụ nhu cầu của huyện, chưa phát triển ra ngoài phạm vi địa bàn huyện. Chợ huyện, xã biên giới được cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới. Tính đến hết năm 2015, toàn huyện có 01 chợ trung tâm huyện, 02 chợ biên giới ( gồm 01 chợ huyện và 01 chợ trung tâm cụm xã Bờ Y) phục vụ trao đổi hàng hoá và buôn bán của cư dân hai bên.

Giao lưu hàng hóa được đẩy mạnh chủ yếu thông qua cửa khẩu quốc tế Bờ Y. Tại khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y hoàn thành việc xây dựng Trạm kiểm soát liên hợp; đang triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng các khu đô thị, thương mại, dịch vụ sản xuất để thu hút các nhà đầu tư... Khu kinh tế cửa khẩu được hình thành đã tạo tiền đề phát triển thương mại biên giới và phát huy thế mạnh của các xã, thị trấn trong huyện Ngọc Hồi và nước bạn (Lào).

Nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại, trên tinh thần quan hệ hợp tác truyền thống, Việt Nam thoả thuận áp dụng ưu đãi giảm thuế suất thuế nhập khẩu 0% và 50% đối với các mặt hàng có xuất xứ từ mỗi nước với Lào. Với các chính sách ưu đãi nêu trên, kim ngạch xuất khẩu hai chiều giữa Việt Nam - Lào, đang tiếp tục phát triển nhanh chóng, cơ cấu hàng hóa đã có chuyển biến tích cực, đã hình thành những nhóm hàng với số lượng ngày càng tăng và chất lượng ngày càng tốt hơn.

mại biên giới vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh và điều kiện kinh

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện ngọc hồi, tỉnh kon tum (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)