Kinh nghiệm của huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện ngọc hồi, tỉnh kon tum (Trang 39 - 41)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.4.2. Kinh nghiệm của huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum

Sa Thầy là huyện miền núi nằm phía Nam Tây Nguyên, trước năm 2014 là huyện biên giới của tỉnh Kon Tum; diện tích tự nhiên 2.408 km2, mật độ dân số 15,2 người/ km2. Sa Thầy có rừng phòng hộ đầu nguồn quan trọng nhất của Thủy điện Ia Ly. Địa hình đa dạng, có đủ điều kiện tương đối thuận lợi đẻ phát triên nông – lâm – ngư nghiệp.

Nông nghiệp là ngành đóng góp nhiêu nhât trong tổng thu nhập toàn huyện, năm 2010 chiếm gần 40% tổng thu nhập, sự phát triển sản xuất nông nghiệp góp phần giải quyết việc làm cho trên 70 % lao động của huyện .Để đạt được những thành tựu trên, huyện Sa Thầy đã xây dựng cho mình một kế hoạch phát triển đúng đắn. Đó là ứng dụng tương đối rộng rãi khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn, nhất là kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp được tăng cường đầu tư xây dựng. Cụ thể:

Thứ nhất, đẩy mạnh công tác khuyến nông và chuyển giao công nghệ

- Đưa giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, xác định cây, con phù hợp với từng vùng

- Đầu tư hỗ trợ các mô hình giống mới có năng suất chất lượng cao, thích nghi với điều kiện đất đai khí hậu của huyện để nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng.[8]

Thứ hai, mở rộng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

-Khuyến khích phát triển các cơ sở chế biến nông sản, có qui hoạch, kêu gọi đầu tư để chế biến, tiêu thụ nông sản cho nông dân.

-Đẩy mạnh tiêu thụ nông sản. Liên kết với các doanh nghiệp thực hiện các hợp đồng đầu tư con giống, cây giống, vốn cho dân và bao tiêu sản phẩm. Kí hợp đồng tiêu thụ nông sản với các tổ chức mua để các nông hộ nhận được vốn ứng trước bằng vật tư. Tổ chức tốt mạng lưới tư thương, thiết lập quan hệ hợp đồng hai chiều giữa nông hộ với công ty kinh doanh, chế biến nông sản.[8]

Thứ ba, thực hiện tốt mô hình liên kết “ 4 nhà’’. Các doanh nghiệp làm công tác xuất khẩu nông sản, thu mua và bảo quản sản phẩm. Các nhà khoa học xây dựng kế hoạch và chỉ đạo sản xuất, giúp nông dân áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ. Các ngân hàng hỗ trợ tín dụng để nông hộ có vốn ứng trước để sản xuất hoặc hỗ trợ vốn cho nông dân khi giá cả xuống thấp chưa bán được sản phẩm.[8]

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện ngọc hồi, tỉnh kon tum (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)