Tình hình tổ chức sảnxuất trong nông nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện ngọc hồi, tỉnh kon tum (Trang 61 - 64)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.3. Tình hình tổ chức sảnxuất trong nông nghiệp

Hiện nay, trên địa bàn huyện song song tồn tại nhiều hình thức tổ chức sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp khác nhau. Bên cạnh hình thức tổ chức sản xuất truyền thống hộ gia đình chiếm ưu thế, các hình thức khác cũng đã phát triển như các nông trường nông - lâm - ngư nghiệp, các công ty sản xuất nông nghiệp và đặc biệt là các mô hình kinh tế trang trại.

Bảng 2.15. Hộ cá thể sản xuất nông nghiệp

Năm Tổng số (Hộ) Nông nghiệp Lâm nghiệp Thủy sản

2011 8364 8361 1 2

2012 8529 8526 1 2

2013 8697 8694 1 2

2014 9245 9239 2 4

Năm Tổng số (Hộ) Nông nghiệp Lâm nghiệp Thủy sản Cơ cấu (%) 2011 100,00 99,96 0,01 0,02 2012 100,00 99,96 0,01 0,02 2013 100,00 99,97 0,01 0,02 2014 100,00 99,94 0,02 0,04 2015 100,00 100,00 0,00 0,00

(Nguồn: Phòng NN & PTNN huyện Ngọc Hồi)

Bảng số liệu trên cho thấy số hộ kinh doanh cá thể trong nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn, sản xuất lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Nguyên nhân như đã phân tích ở trên là do những năm gần đây huyện Ngọc Hồi đã đóng cửa rừng tự nhiên, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản giảm do biến đổi khí hậu. Đặc biệt, khi phân tích số liệu các trang trại sản xuất nông nghiệp, có thể thấy tổng số trang trại sản xuất nông nghiệp giảm đột ngột từ 49 trang trại năm 2011 xuống còn 5 trang trại ngay năm 2012 và còn 4 trang trại năm 2015. Nguyên nhân chính cho mức giảm đột ngột này là do bước sang năm 2012, giá cao su giảm mạnh. Các trang trại cao su tiểu điền chuyển đổi không còn nhận khoán sản xuất cao su, chuyển sang lao động hợp đồng theo mùa vụ cho các nông trường cao su.

Bảng 2.16. Trang trại sản xuất nông nghiệp tại huyện Ngọc Hồi

Đvt: Trang trại Năm 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng số 49 5 5 5 4 Thị Trấn Plei Kần 15 1 1 1 Xã Đăk Ang 2 0 0 Xã Đăk Dục 0 0 0

Năm 2011 2012 2013 2014 2015 Xã Đăk Nông 3 0 0 Xã Đăk Xú 18 2 2 2 2 Xã Đăk Kan 8 1 1 1 1 Xã Bờ Y 3 0 0 Xã Sa Loong 0 1 1 1 1

(Nguồn: Phòng NN & PTNN huyện Ngọc Hồi)

Hợp tác xã đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp nhận và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội ở địa phương, thúc đẩy kinh tế hộ phát triển, tạo ra mối liên kết, hợp tác giữa những người sản xuất nhỏ, tăng cường sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường.

Số lượng hợp tác xã sản xuất nông nghiệp tương đối ổn định qua các năm, số lượng hợp tác xã tăng từ 11 HTX năm 2013 lên 12 HTX năm 2015. Các hợp tác xã ở địa bàn huyện chủ yếu kinh doanh dịch vụ nông nghiệp như: phân bón, thuốc trừ sâu, vật tư con giống.

Bảng 2.17. Số lượng hợp tác xã sản xuất nông nghiệp huyện Ngọc Hồi

Năm 2011 2012 2013 2014 2015

Tổng số HTX trên toàn huyện 22 22 22 23 23

HTX Nông, lâm nghiệp và thủy sản 11 11 11 12 12

Tỷ trọng HTX Nông, lâm nghiệp và

thủy sản/ tổng số HTX (%) 50% 50% 50% 52% 52%

(Nguồn: Phòng NN & PTNN huyện Ngọc Hồi)

Trên địa bàn huyện tính đến năm 2015 chỉ có 2 doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp, chỉ chuyên chăn nuôi bò lấy thịt; chiếm 4,55% năm 2011 và chiếm còn 2,44% năm 2015, mặc dù tổng các doanh nghiệp trên địa bàn huyện tăng lên một cách nhanh chóng.

Bảng 2.18. Doanh nghiệp nông nghiệp huyện Ngọc Hồi

Năm 2011 2012 2013 2014 2015

Tổng số doanh nghiệp 44 64 67 81 82

Sô doanh nghiệp Nông, lâm nghiệp

và thủy sản 2 3 3 3 2

Tỷ trọng doanh nghiệp Nông, lâm

nghiệp và thủy sản/ tổng số DN (%) 4,55 4,69 4,48 3,7 2,44

(Nguồn: Phòng NN & PTNN huyện Ngọc Hồi)

Như vây, trong thời gian qua thực hiện chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần để huy động mọi nguồn lực tập trung vào phát triển nông nghiệp. Nhà nước đã tạo điều kiện thu hút nhiều ngành kinh tế tham gia thông qua các loại hình như hợp tác xã nông nghiệp, kinh tế trang trại, kinh tế hộ gia đình, đã tạo ra bước chuyển biến tích cực trong sản xuất nông nghiệp góp phần thúc đẩy nền kinh tế của huyện phát triển theo hướng đa dạng hóa, giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi gắn với thị trường hàng hóa đồng thời góp phần bảo vệ môi trường sinh thái ở nông thôn.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện ngọc hồi, tỉnh kon tum (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)