Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện ngọc hồi, tỉnh kon tum (Trang 90 - 92)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.6. Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Thị trường có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế nói chung và phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn nói riêng.Thực tế thời qua ở huyện Ngọc Hồi cho thấy, một mặt, các yếu tố đầu vào cho phát triển nông nghiệp

(vốn, sức lao động, vật tư, kỹ thuật, công nghệ, tư liệu sản xuất …) chưa ổn định đã tác động bất lợi đối với sản xuất kinh doanh, làm lãng phí sức lao động, tài nguyên thiên nhiên… Điều đó dẫn đến tác động không tốt đến tâm ký người sản xuất, mà sự phản ứng trước hết là họ thu hẹp sản xuất. Mặt khác, khi sản xuất nông nghiệp được mùa, tình hình cung cầu về nông sản hàng hoá diễn biến theo hướng cung lớn hơn cầu, nên bán khó hơn mua. Mặc dù, mục đích của sản xuất là phục vụ tiêu dùng, song sự tiêu dùng thuộc về khách hàng gắn với thị trường đầu ra của các nông sản hàng hoá hiện đang gặp khó khăn. Trong những năm tiếp theo, để phát triển thị trường cho ngành nông nghiệp, huyện Ngọc Hồi cần làm thực hiện các giải pháp sau đây:

- Nâng cấp và mở rộng mạng lưới chợ hiện có, các trạm thu mua nông sản hàng hóa trên địa bàn huyện. Ngoài việc chú trọng phát triển chợ nông thôn thì cần phát triển các trạm thu mua nông sản; đại lý mua bán, ký gửi.

- Khuyến khích phát triển thương mại ở cả ba cấp (tụ điểm thương mại, cụm thương mại và trung tâm thương mại). Có chính sách ưu đãi cho đầu tư, tổ chức kinh doanh ở các khu vực thưa dân, nhất là chợ biên giới, vùng sâu, vùng xa.

- Đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ nông sản bằng cách UBND huyện chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện làm đầu mối liên kết với các doanh nghiệp đầu tư con giống, cây giống, vốn cho nông dân và bao tiêu sản phẩm. Tổ chức mạng lưới tư thương, thiết lập quan hệ giữa trang trại, gia trại và hộ nông dân với các doanh nghiệp. Đồng thời, lập đề án xây dựng mối liên kết "4 nhà" nhà nông – nhà khoa học – doanh nghiệp – nhà nước một cách hợp lý, hiệu quả giúp nông dân tận dụng được nhiều lợi thế để phát triển sản xuất.

- Xây dựng cơ sở chế biến gắn với vùng nguyên liệu, gắn với các nhà doanh nghiệp với nông dân trong quá trình sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản

phẩm nông nghiệp.

- Thiết lập mối quan hệ hợp tác giữa huyện Ngọc Hồi với một số quận, huyện của Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực Duyên Hải miền Trung (TP.Đà Nẵng, Quảng Ngãi và Bình Định) để phát huy tối đa và có hiệu quả các tiềm năng của huyện:

- Hợp tác các địa phương lân cận trong việc chế biến, xuất nhập khẩu, xúc tiến thương mại các sản phẩm chủ lực của vùng như cao su, cà phê, đồ gỗ... cùng theo đó là hợp tác trong lĩnh vực đào tạo, chuyển giao công nghệ.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện ngọc hồi, tỉnh kon tum (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)