Hoàn thiện qui hoạch phát triển nông nghiệp của huyện

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện ngọc hồi, tỉnh kon tum (Trang 81 - 84)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.1. Hoàn thiện qui hoạch phát triển nông nghiệp của huyện

Quy hoạch là nhiệm vụ hàng đầu của mọi sự phát triển. Vì vậy, tăng cường và hoàn thiện công tác quy hoạch phát triển toàn diện NN, NT theo hướng CNH, HĐH là vấn đề cấp bách. Đồng thời là giải pháp cực kỳ quan trọng, có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển nông nghiệp ở huyện Ngọc hồi cả trước mắt và lâu dài.

Hiện nay, quỹ đất chưa sử dụng, gây lãng phí còn nhiều, sản xuất nông nghiệp của huyện còn manh mún, nhỏ lẻ với kinh nghiệm truyền thống là chủ yếu; đòi hỏi cần phải điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất cho phát triển kinh tế xã hội nói chung, đảm bảo diện tích đất cho sản xuất nông nghiệp nói riêng và khai thác tốt quỹ đất chưa sử dụng, hình thành những vùng sản xuất tập trung có quy mô.

Vì vậy, UBND huyện cần triển khai việc rà soát, điều chỉnh các kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Quy hoạch xây dựng trên địa bàn huyện phù hợp với định hướng Quy hoạch huyện.

Quy hoạch sử dụng đất nông, lâm, ngư nghiệp

Ngọc Hồi chủ yếu là đất đồi núi và đất rừng. Để khai thác hiệu quả tiềm năng đó, UBND huyện cần quy hoạch sử dụng đất hợp lý, sao cho trên một ha diện tích mang lại hiệu quả cao nhất. Mặt khác phải hết sức tiết kiệm đất trong việc bố trí đất ở, đất xây dựng trên cơ sở áp dụng đúng tiêu chuẩn quy định của Nhà nước.Quy hoạch chi tiết vùng sản xuất nông nghiệp đến từng xã, thị trấn; xác định vùng chuyên canh phù hợp với lợi thế của huyện. Những phần đất có khả năng sản xuất phải được cải tạo để đưa vào sử dụng phát triển nông, lâm nghiệp. Trong trồng trọt phải ưu tiên tập trung, liền vùng, liền khoảnh, dồn vùng đổi thửa để chuyển đổi ruộng đất, khắc phục tình trạng manh mún nhằm tạo điều kiện cho việc thâm canh và sử dụng cơ giới hoá. Cụ thể như sau:

- Đất trồng cây lương thực

+ Cây lúa: Xét về tiềm năng đất đai, thì khả năng mở rộng trồng lúa của huyện là không lớn (khoảng 200 ha), tập trung ở các xã Đăk Kan, Đăk Nông, Đăk Sú. Để nâng cao sản lượng lúa, cần tập trung áp dụng các biện pháp thâm canh, tăng vụ, nâng cao hệ số sử dụng đất và tăng tỷ lệ sử dụng giống lúa lai cao sản. Chỉ mở rộng diện tích lúa nước ở những nơi có điều kiện, giảm diện tích lúa l vụ và đất nương rẫy.

+ Cây ngô: Tập trung phát triển cây ngô (nhất là giống ngô lai). Khuyến khích chuyển diện tích lúa năng suất thấp, nước tưới không ổn định sang trồng ngô. Hình thành các khu vực sản xuất ngô lai theo hướng tập trung, chuyên canh. Ngoài vụ ngô vụ mùa phổ biến hiện tại, mở rộng các khu vực trồng ngô Đông Xuân trên cơ sở luân canh với đất trồng lúa. Diện tích ngô mở rộng chủ yếu ở các xã: Đăk Ang, Đăk Dục, Đăk Nông.

- Đất trồng cây lâu năm

canh, tăng năng suất, chế biến. Những diện tích cà phê già cỗi, không có nước tưới sẽ chuyển sang trồng cây khác có hiệu quả hơn.

+ Cây cao su: chỉ phát triển diện tích cao su tiểu điền theo hộ gia đình và các công ty cao su nhà nước, sử dụng nguồn vốn của WB để phát triển cao su trong nhân dân thông qua chương trình phát triển cao su tiểu điền (Dự án đa dạng hóa nông nghiệp). Ưu tiên trồng cao su ở các xã biên giới kết hợp giữa phát triển kinh tế với quốc phòng an ninh.

- Đất trồng cây công nghiệp hàng năm

Ngọc Hồi không có lợi thế phát triển cây công nghiệp hàng năm. Trên địa bàn chỉ có cây lạc, cây mía, nhưng diện tích không lớn. Vì vậy, chỉ ổn định đất trồng cây công nghiệp hàng năm.

- Đất lâm nghiệp

Thực hiện chính sách đóng cửa rừng tự nhiên. Tập trung đẩy mạnh mở rộng diện tích rừng trồng cây lâm nghiệp phân tán trên cơ sở khai thác hợp lý điều kiện đất đai ( Cây lâm nghiệp trồng phân tán chủ yếu là cây nhập nội có khả năng tăng trưởng nhanh, năng suất cao (70-100 m3/chu kỳ) như bạch đàn, keo... phục vụ cho nhu cầu gỗ chế biến). Hướng phát triển cây lâm nghiệp phân tán theo hướng tập trung vào khai thác các quỹ đất tương đối phổ biến như: đường giao thông, trên bờ kênh mương, trồng quanh nhà, nền thổ cư, trồng trong khuôn viên cơ quan công sở...

- Đất phát triển chăn nuôi

Phát huy các điều kiện thuận lợi, cải tạo đồng cỏ tự nhiên thành những bãi chăn thả tập trung, khả năng nuôi thả dựa vào đồng cỏ tự nhiên dưới tán rừng cũng như khả năng chuyển đổi diện tích lớn nương rẫy trồng sắn, lúa nương hiệu quả thấp sang trồng cỏ cho năng suất cao như: cỏ voi, cỏ ghinê, cỏ pangola… để phát triển chăn nuôi đại gia súc, đặc biệt là loài ăn cỏ như: trâu, bò, dê.... Đẩy mạnh thâm canh đồng cỏ.

- Đất nuôi trồng thủy sản

Phát huy có hiệu quả tiềm năng mặt nước sẵn có cho phát triển thủy sản, trong đó trọng tâm là tài nguyên mặt nước hồ chứa lớn, như hồ thuỷ lợi Đăk Kal, hồ Đăk Hơ Niêng, hồ Đăk Trui, hồ Đăk Hơ Na.

Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn

- Quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông. Tập trung đầu tư hạ tầng các đường liên thôn, liên xã; đặc biệt tập trung xây dựng các đường vào khu sản xuất; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng NN, NT đạt chuẩn theo Chương trình nông thôn mới.

- Quy hoạch phát triển các công trình thủy lợi lớn, lợi dụng tổng hợp trên dòng chính nhằm tưới, cấp nước sinh hoạt, phát triển du lịch, nuôi trồng thủy sản. Tiếp tục đầu tư đồng bộ công trình đầu mối đến các kênh mương, kiên cố hóa kênh mương, các công trình hồ giữ nước đảm bảo tưới tiêu cho mùa khô.

- Quy hoạch phát triển mạng lưới cung ứng điện nông thôn. Phát triển mạng lưới điện hiện có theo phương châm tận dụng năng lực các trạm, các nguồn điện 110/35/10 kw và khi phụ tải tăng sẽ xây dựng dần các trạm nguồn 110/35/22 kw. Xây dựng mới thêm hệ thống trạm điện và lưới điện truyền tải, từng bước nâng cao chất lượng nguồn điện, giảm giá điện phục vụ sản xuất

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện ngọc hồi, tỉnh kon tum (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)