CĂN CỨ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện ngọc hồi, tỉnh kon tum (Trang 76)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP

3.1.1. Một số dự báo

Việc dự báo phát triển và cơ cấu kinh tế của huyện trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của huyện với các huyện khác trong tỉnh về tiềm năng thiên nhiên, vị trí địa kinh tế và phù hợp với xu thế phát triển chung của tỉnh, là tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.

- Khu vực nông lâm thủy sản phát triển ổn định; sản lượng lúa vượt mục tiêu quy hoạch; cây công nghiệp phát triển nhanh, phát huy được lợi thế về đất đai; chăn nuôi tiếp tục được phát triển.

- Khu vực công nghiệp - xây dựng được phát triển theo hướng khai thác thế mạnh của huyện là chế biến nông lâm sản và thủy điện; năng lực các cơ sở chế biến nông lâm sản được nâng lên; vốn đầu tư của các thành phần kinh tế được huy động nhiều, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho ngành công nghiệp - xây dựng tăng trưởng cao.

- Hoạt động thương mại, dịch vụ cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất, đời sống của đồng bào các dân tộc trong huyện; hoạt động khách sạn, nhà hàng, trao đổi hàng hóa với các tỉnh liên kề của Lào, Campuchia phát triển mạnh, đã thu hút nhiều khách du lịch đến với cửa khẩu quốc tế Bờ Y... Do vậy, tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ trong thời gian qua đạt tốc độ khá, cao hơn nhiều so với bình quân chung của tỉnh.

Dự báo giá trị sản xuất của các ngành kinh tế trên địa bàn huyện Ngọc Hồi như sau:

44% năm 2020 (mức độ chuyển dịch bình quân là 0,6%/năm), đến năm 2025 là 46-47% (mức độ chuyển dịch bình quân là 0,6%/năm).

+ Tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2016-2020 là 11-12% và giai đoạn 2021-2025 là 9-10%. Nông lâm thủy sản tiếp tục tăng trưởng về giá trị tuyệt đối nhưng tỷ trọng trong VAGDP giảm xuống còn 26-27% vào năm 2020 và xuống còn 19-20% năm 2025.

Dự báo sản lượng trồng trọt và chăn nuôi trên địa bàn huyện Ngọc Hồi như sau:

Bảng 3.1. Dự kiến diện tích các loại cây trồng

Stt Hạng mục ĐVT 2020 2025 Tổng DT gieo trồng Ha 16.745 16.345 Sản lượng LT có hạt Tấn 11.908 13.013 Riêng thóc Tấn 10.578 11.438 I Cây lương thực Ha 3.530 3.550 II Cây củ lấy bột Ha 2.550 2.060 III Cây thực phẩm Ha 300 360 IV Cây CN ngắn ngày Ha 120 130

V Cây CN dài ngày Ha 10.195 10.195

VI Cây lâu năm khác Ha 50 50

(Nguồn: Phòng NN & PTNN huyện Ngọc Hồi)

+ Đến năm 2020 đạt 11.9081.528 tấn lương thực, trong đó thóc 10.578 tấn; đến năm 2025 đạt 13.0131.000 tấn lương thực, trong đó thóc 11.4389.950 tấn.

+ Dự kiến đến năm 2020 - 2025 ổn định diện tích cao su toàn huyện 9.000 ha, sản lượng 10.800 tấn mủ khô.

Bảng 3.2. Dự kiến phát triển đàn gia súc, gia cầm Stt Chỉ tiêu ĐVT 2020 2025 1 Tổng đàn trâu Con 1.500 3.000 Sản lượng Tấn 32 63 2 Tổng đàn bò Con 10.000 15.000 Sản lượng Tấn 700 1.000 3 Tổng đàn lợn Con 20.000 25.000 Sản lượng Tấn 1.600 2.000 4 Tổng đàn dê Con 1.500 2.000 Sản lượng Tấn 30 40 5 Tổng đàn gia cầm Con 60.000 70.000 Sản lượng Tấn 50 58

(Nguồn: Phòng NN & PTNN huyện Ngọc Hồi)

+ Dự kiến đến 2020, tổng số lượng đàn bò đạt 10.000 con và đến 2025 đạt 15.000 con. Tương ứng sẽ đạt 700 tấn thịt vào năm 2020 và 1.000 tấn thịt vào năm 2025.

+ Quy mô tổng đàn trâu đến 2020 là 1.500 con, đến 2025 là 3.000 con với sản lượng thịt tương ứng đạt 32 tấn thịt vào năm 2020 và 63 tấn thịt vào năm 2025.

+ Đàn lợn ngoại phát triển nhanh theo hướng trang trại, công nghiệp ở những địa bàn có điều kiện, khả năng kiểm soát dịch bệnh và môi trường đi đôi với phát triển đàn lợn lai, lợn đặc sản trong nông hộ và những khu vực chưa có điều kiện chăn nuôi quy mô công nghiệp, bán công nghiệp. Dự kiến đến 2020 tổng đàn lợn đạt khoảng 20.000 con và 2025 tổng đàn đạt khoảng 25.000 con với sản lượng thịt hơi khoảng 1600 tấn vào năm 2020 và khoảng 2.000 tấn vào năm 2025.

3.1.2. Quan điểm, định hướng phát triển nông nghiệp của huyện Ngọc Hồi

a. Quan điểm

- Phát triển nông nghiệp cần đưa nhanh các phương thức sản xuất tiên tiến và ứng dụng nhanh các tiến bộ khoa học- công nghệ vào các lĩnh vực sản xuất; phải đảm bảo tăng nhanh hàm lượng khoa học kỹ thuật trong sản phẩm để tăng giá trị trên mỗi ha đất nông nghiệp. Xác định lại cơ cấu theo hướng đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp; đổi mới giống cây trồng, vật nuôi; phát triển nông nghiệp hàng hoá một cách vững chắc. Chú trọng đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng với yêu cầu phát triển nông nghiệp gắn với phát triển nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Phát triển nông nghiệp nhanh, hiệu quả và bền vững theo hướng thâm canh là chính đối với các cây công nghiệp có vai trò chủ đạo trong xuất khẩu, chăn nuôi gia súc.

- Phát triển nông nghiệp phải phát huy được lợi thế của từng địa phương, phù hợp với thị trường, có khả năng cạnh tranh cao. Tăng hiệu quả sản xuất và thu nhập của nông dân bằng đầu tư phát triển ngành chế biến nông sản và dịch vụ.

- Phát triển nông nghiệp phải đáp ứng mục tiêu nâng cao đời sống của nhân dân trong huyện, đặc biệt đối với đồng bào các dân tộc thiểu số, khu vực khó khăn, khu vực biên giới, củng cố khối đoàn kết các dân tộc; góp phần xây dựng huyện Ngọc Hồi trở thành vùng có kinh tế phát triển, đời sống ổn định, tăng cường an ninh quốc phòng.

- Phát triển nông nghiệp phải đảm bảo phát triển bền vững, an toàn về môi trường, chống xói mòn đất, hạn chế thiên tai dịch bệnh, đồng thời có tính đến sự biến động khá lớn của thị trường.

b. Định hướng

Quá trình xây dựng giải pháp phát triển bền vững nông nghiệp ở huyện Ngọc Hồi cần phải chú ý: tăng trưởng kinh tế đi đôi với giảm nghèo; kế hoạch hóa gia đình và nâng cao chất lượng dân số; phân bố lao động và dân cư hợp lý; nâng cao nhận thức của người dân về phát triển bền vững nông nghiệp, về bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học...

Để phát triển bền vững nông nghiệp huyện Ngọc Hồi trong những năm tới cần hướng tới ba lĩnh vực chủ yếu:

(1) Làm tốt công tác chuyển giao kỹ thuật tiến bộ tới hộ nông dân, đặc biệt các thành tựu về công nghệ sinh học;

(2) Tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi để phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn;

(3) Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Định hướng cụ thể như sau:

Nhóm cây ngắn ngày: Tập trung phát triển lúa nước, hạn chế lúa rẫy, trên cơ sở kiên cố hóa kênh mương, tu sửa và xây dựng mới một số công trình thủy lợi. Đẩy nhanh tiến độ khai hoang, xây dựng đồng ruộng. Tập trung xác định cho được bộ giống tốt cho từng tiểu vùng sinh thái, từng mùa vụ; đầu tư thâm canh theo đúng quy trình kỹ thuật của từng giống và nhóm giống. Thay thế dần giống ngô địa phương bằng giống ngô lai ở những nơi có điều kiện thâm canh, đẩy mạnh trồng xen ngô với cây họ đậu. Giữ ổn định diện tích sắn, không mở rộng thêm nhà máy chế biến tinh bột sắn. Đối với cây mía, đưa các giống mới có năng suất cao vào sản xuất, đẩy mạnh công tác khuyến nông, xây dựng vùng chuyên canh. Phát triển cây đậu tương trên địa bàn huyện, đưa vào trồng xen với cây cao su, cà phê trong thời kỳ kiến thiết cơ bản.

các doanh nghiệp và các nông trường quân đội; chỉ phát triển cao su tiểu điền và hộ gia đình. Đối với cây cà phê, ổn định diện tích cà phê vối, tăng diện tích cà phê chè, tập trung thâm canh để nâng cao năng suất.

Về chăn nuôi: Tận dụng đất đồng cỏ, phát triển chăn nuôi bò lai. Kết hợp phát triển chăn nuôi trang trại và chăn nuôi bò tại các hộ gia đình, từng bước đưa giống bò lai thay dần giống địa phương.

Về thủy sản: Tận dụng diện tích mặt nước hồ chứa, phát triển các mô hình nuôi cá nước ngọt nhằm tạo việc làm, cải thiện đời sống, giảm nghèo cho vùng đồng bào các dân tộc trong địa bàn huyện.

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN NGỌC HỒI TRONG THỜI GIAN ĐẾN NGỌC HỒI TRONG THỜI GIAN ĐẾN

3.2.1. Hoàn thiện qui hoạch phát triển nông nghiệp của huyện

Quy hoạch là nhiệm vụ hàng đầu của mọi sự phát triển. Vì vậy, tăng cường và hoàn thiện công tác quy hoạch phát triển toàn diện NN, NT theo hướng CNH, HĐH là vấn đề cấp bách. Đồng thời là giải pháp cực kỳ quan trọng, có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển nông nghiệp ở huyện Ngọc hồi cả trước mắt và lâu dài.

Hiện nay, quỹ đất chưa sử dụng, gây lãng phí còn nhiều, sản xuất nông nghiệp của huyện còn manh mún, nhỏ lẻ với kinh nghiệm truyền thống là chủ yếu; đòi hỏi cần phải điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất cho phát triển kinh tế xã hội nói chung, đảm bảo diện tích đất cho sản xuất nông nghiệp nói riêng và khai thác tốt quỹ đất chưa sử dụng, hình thành những vùng sản xuất tập trung có quy mô.

Vì vậy, UBND huyện cần triển khai việc rà soát, điều chỉnh các kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Quy hoạch xây dựng trên địa bàn huyện phù hợp với định hướng Quy hoạch huyện.

Quy hoạch sử dụng đất nông, lâm, ngư nghiệp

Ngọc Hồi chủ yếu là đất đồi núi và đất rừng. Để khai thác hiệu quả tiềm năng đó, UBND huyện cần quy hoạch sử dụng đất hợp lý, sao cho trên một ha diện tích mang lại hiệu quả cao nhất. Mặt khác phải hết sức tiết kiệm đất trong việc bố trí đất ở, đất xây dựng trên cơ sở áp dụng đúng tiêu chuẩn quy định của Nhà nước.Quy hoạch chi tiết vùng sản xuất nông nghiệp đến từng xã, thị trấn; xác định vùng chuyên canh phù hợp với lợi thế của huyện. Những phần đất có khả năng sản xuất phải được cải tạo để đưa vào sử dụng phát triển nông, lâm nghiệp. Trong trồng trọt phải ưu tiên tập trung, liền vùng, liền khoảnh, dồn vùng đổi thửa để chuyển đổi ruộng đất, khắc phục tình trạng manh mún nhằm tạo điều kiện cho việc thâm canh và sử dụng cơ giới hoá. Cụ thể như sau:

- Đất trồng cây lương thực

+ Cây lúa: Xét về tiềm năng đất đai, thì khả năng mở rộng trồng lúa của huyện là không lớn (khoảng 200 ha), tập trung ở các xã Đăk Kan, Đăk Nông, Đăk Sú. Để nâng cao sản lượng lúa, cần tập trung áp dụng các biện pháp thâm canh, tăng vụ, nâng cao hệ số sử dụng đất và tăng tỷ lệ sử dụng giống lúa lai cao sản. Chỉ mở rộng diện tích lúa nước ở những nơi có điều kiện, giảm diện tích lúa l vụ và đất nương rẫy.

+ Cây ngô: Tập trung phát triển cây ngô (nhất là giống ngô lai). Khuyến khích chuyển diện tích lúa năng suất thấp, nước tưới không ổn định sang trồng ngô. Hình thành các khu vực sản xuất ngô lai theo hướng tập trung, chuyên canh. Ngoài vụ ngô vụ mùa phổ biến hiện tại, mở rộng các khu vực trồng ngô Đông Xuân trên cơ sở luân canh với đất trồng lúa. Diện tích ngô mở rộng chủ yếu ở các xã: Đăk Ang, Đăk Dục, Đăk Nông.

- Đất trồng cây lâu năm

canh, tăng năng suất, chế biến. Những diện tích cà phê già cỗi, không có nước tưới sẽ chuyển sang trồng cây khác có hiệu quả hơn.

+ Cây cao su: chỉ phát triển diện tích cao su tiểu điền theo hộ gia đình và các công ty cao su nhà nước, sử dụng nguồn vốn của WB để phát triển cao su trong nhân dân thông qua chương trình phát triển cao su tiểu điền (Dự án đa dạng hóa nông nghiệp). Ưu tiên trồng cao su ở các xã biên giới kết hợp giữa phát triển kinh tế với quốc phòng an ninh.

- Đất trồng cây công nghiệp hàng năm

Ngọc Hồi không có lợi thế phát triển cây công nghiệp hàng năm. Trên địa bàn chỉ có cây lạc, cây mía, nhưng diện tích không lớn. Vì vậy, chỉ ổn định đất trồng cây công nghiệp hàng năm.

- Đất lâm nghiệp

Thực hiện chính sách đóng cửa rừng tự nhiên. Tập trung đẩy mạnh mở rộng diện tích rừng trồng cây lâm nghiệp phân tán trên cơ sở khai thác hợp lý điều kiện đất đai ( Cây lâm nghiệp trồng phân tán chủ yếu là cây nhập nội có khả năng tăng trưởng nhanh, năng suất cao (70-100 m3/chu kỳ) như bạch đàn, keo... phục vụ cho nhu cầu gỗ chế biến). Hướng phát triển cây lâm nghiệp phân tán theo hướng tập trung vào khai thác các quỹ đất tương đối phổ biến như: đường giao thông, trên bờ kênh mương, trồng quanh nhà, nền thổ cư, trồng trong khuôn viên cơ quan công sở...

- Đất phát triển chăn nuôi

Phát huy các điều kiện thuận lợi, cải tạo đồng cỏ tự nhiên thành những bãi chăn thả tập trung, khả năng nuôi thả dựa vào đồng cỏ tự nhiên dưới tán rừng cũng như khả năng chuyển đổi diện tích lớn nương rẫy trồng sắn, lúa nương hiệu quả thấp sang trồng cỏ cho năng suất cao như: cỏ voi, cỏ ghinê, cỏ pangola… để phát triển chăn nuôi đại gia súc, đặc biệt là loài ăn cỏ như: trâu, bò, dê.... Đẩy mạnh thâm canh đồng cỏ.

- Đất nuôi trồng thủy sản

Phát huy có hiệu quả tiềm năng mặt nước sẵn có cho phát triển thủy sản, trong đó trọng tâm là tài nguyên mặt nước hồ chứa lớn, như hồ thuỷ lợi Đăk Kal, hồ Đăk Hơ Niêng, hồ Đăk Trui, hồ Đăk Hơ Na.

Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn

- Quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông. Tập trung đầu tư hạ tầng các đường liên thôn, liên xã; đặc biệt tập trung xây dựng các đường vào khu sản xuất; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng NN, NT đạt chuẩn theo Chương trình nông thôn mới.

- Quy hoạch phát triển các công trình thủy lợi lớn, lợi dụng tổng hợp trên dòng chính nhằm tưới, cấp nước sinh hoạt, phát triển du lịch, nuôi trồng thủy sản. Tiếp tục đầu tư đồng bộ công trình đầu mối đến các kênh mương, kiên cố hóa kênh mương, các công trình hồ giữ nước đảm bảo tưới tiêu cho mùa khô.

- Quy hoạch phát triển mạng lưới cung ứng điện nông thôn. Phát triển mạng lưới điện hiện có theo phương châm tận dụng năng lực các trạm, các nguồn điện 110/35/10 kw và khi phụ tải tăng sẽ xây dựng dần các trạm nguồn 110/35/22 kw. Xây dựng mới thêm hệ thống trạm điện và lưới điện truyền tải, từng bước nâng cao chất lượng nguồn điện, giảm giá điện phục vụ sản xuất kinh doanh, chủ động tưới tiêu trong nông nghiệp và sinh hoạt.

- Quy hoạch phát triển hệ thống thông tin liên lạc phục vụ cho công tác truyền thông, khuyến nông. Tiếp tục hiện đại hóa và phát triển hệ thống thông tin liên lạc, phát triển hệ thống truyền thanh trên các địa bàn xã và tăng số lượng mạng điện thoại phủ sóng toàn huyện.

3.2.2. Giải pháp huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong nông nghiệp nông nghiệp

Nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp gồm có: nguồn vốn tự có của nhân dân trong vùng, nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp, nguồn vốn

đầu tư cho vay của các ngân hàng, nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước thông qua cơ chế chính sách phát triển của tỉnh, nguồn vốn vay ODA của chính phủ.

Vì vậy, cần kết hợp có hiệu quả các nguồn vốn nhà nước và nhân dân cùng làm, lồng ghép một số chương trình, sự án của chính phủ, các tổ chức phi chính phủ một cách triệt để. Tiếp tục tái cơ cấu nguồn vốn theo hướng,

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện ngọc hồi, tỉnh kon tum (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)