Kiến nghị với nhà nước

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện ngọc hồi, tỉnh kon tum (Trang 94 - 101)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.2. Kiến nghị với nhà nước

Đề nghị Chính phủ tăng mức vốn đầu tư từ nguồn hỗ trợ có mục tiêu đối với Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y; vốn thực hiện Quy hoạch bố trí ổn định dân cư các xã biên giới Việt Nam - Campuchia; nguồn vốn đầu tư theo

Quyết định số 160/2007/QĐ-TTg; quan tâm bố trí nguồn vốn thực hiện Quyết định số 482/QĐ-TTg để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội khu vực biên giới, lồng ghép các Chương trình quốc gia, các Dự án để thúc đẩy phát triển toàn diện ngành nông nghiệp nói riêng, các ngành kinh tế nói chung./.

KẾT LUẬN

Phát triển nông nghiệp ở huyện Ngọc hồi tỉnh Kon Tum có vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn trong việc ổn định và phát triển kinh tế - xã hội cả trước mắt và lâu dài, mà trước hết là đối với chính sách bản thân nông nghiệp, nông thôn. Điều đó được thể hiện ở chỗ là phải đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH NN, NT. Đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến trên địa bàn và nông sản xuất khẩu, nâng cao thu nhập và mức sống cho nông dân. Đồng thời, làm thay đổi nhận thức theo hướng tích cực cho người nông dân. Điều này tạo nên sự biến đổi sâu sắc trong nông nghiệp, nông thôn. Trên cơ sở phát triển nông nghiệp để dần dần tăng năng suất lao động, năng suất đất đai, tạo điều kiện cho phát triển và chuyển dịch cơ cấu kỹ thuật nông nghiệp, nông thôn và làm cho phân công lao động trong nông nghiệp ngày càng sâu sắc hơn.

Luận văn đã hoàn thành những nhiệm vụ cơ bản sau đây:

- Khái quát hóa cơ sở lý luận cơ bản về phát triển nông nghiệp, làm rõ các nội dung, các tieu chí đánh giá phát triển nông nghiệp, chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến phát triên nông nghiệp, nghiên cứu kinh nghiệm phát triển nông nghiệp ở các địa phương. Từ đó thu thập số liệu phân tích , đánh giá chỉ ra những thành công và hạn chế trong phát triển nông nghiệp huyện Ngọc Hồi.

- Nghiên cứu cho thấy nông nghiệp là một bộ phận chủ yếu trong cơ cấu kinh tế huyện Ngọc Hồi. Những năm qua, nông nghiệp huyện Ngọc Hồi đã có những bước phát triển mạnh mẽ, giá trị sản xuất nông nghiệp có mức tăng lớn, góp phần vào giải quyết việc làm, tạo thu nhập, xóa đói giảm nghèo. Cơ cấu nông nghiệp huyện Ngọc Hồi đã có sự dịch chuyễn theo hướng nông nghiệp – lâm nghiệp – thủy sản, sự dịch chuyển cơ cấu cây trồng vật nuôi phù

hợp với điều kiện sản xuất của địa phương và mang lại giá trị kinh tế, năng suất và sản lượng các loại cây trồng vật nuôi tăng lên; mô hình sản xuất đang ngày dần hiện đại và hoàn thiện.

Tóm lại, các giải pháp trong đề tài đều xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách của việc đẩy nhanh quá trình phát triển nông nghiệp để vận dụng vào điều kiện thực tế phát triển nông nghiệp ở huyện Ngọc Hồi. Mỗi giải pháp, mỗi chính sách đều mang yếu tố động lực, giải quyết một mặt của vấn đề. Tuy nhiên, do đặc thù của sự phát triển và thực tế ở huyện Ngọc Hồi nên phải xem xét và giải quyết thực hiện các giải pháp, chính sách trong tính đồng bộ, tổng thể thì mới tạo ra sức mạnh tổng lực, tạo ra một bước phát triển đột phá về nông nghiệp trong thời gian tới. Đồng thời giúp ngành nông nghiệp tỉnh phát triển mạnh theo hướng CNH, HĐH.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bùi Quang Bình (2012), Giáo trình Kinh tế phát triển,NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.

[2] Bùi Quang Bình (2007),“Nâng cao trình độ học vấn của đồng bào dân tộc thiểu số và phát triển kinh tế của tỉnh Kon Tum”, Tạp chí Kỷ yếu hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng NNL là đồng bào dân tộc thiểu số tại các tỉnh Tây Nguyên”, Kon Tum.

[3] Vũ Trọng Bình (2013), “Phát triển nông nghiệp bền vững- Lý luận và thực tiễn” , Tạp chí Kinh tế phát triển, số 196.

[4] Hồ Đình Bảo, Ngô Bích Ngọc, Dương Thị Thanh Nga (2016),“Nông nghiệp, nông thôn trong các giai đoạn phát triển và vấn đề của Việt Nam”, Tạp chí kinh tế và phát triển.

[5] Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn( 2001), Chiến lược phát triển NN, NT trong CNH, HĐH thời kỳ 2001- 2010, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

[6] Đỗ Kim Chung, PGS, TS. Kim Thị Dung (2015), “Nông nghiệp Việt Nam hướng tới phát triển bền vững” , Tạp chí Cộng Sản.

[7] Đỗ Kim Chung (2013) “Nông nghiệp Việt Nam: Những thách thức và một số định hướng cho phát triển bền vững”, Tạp chí kinh tế và phát triển.

[8] Nguyễn Bá Cầu (2011), Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Sa Thầy , tỉnh Kon Tum,Luận văn Cử nhân kinh tế, Đại học Kinh tế Đà Nẵng, Đà Nẵng.

[9] Chi cục thống kê huyện Ngọc Hồi (2016), Niên giám thống kê năm 2015,Ngọc Hồi.

[11] Frank Ellis (2010),Kinh tế hộ gia đình nông dân và phát triển nông nghiệp, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

[12] Vũ Đình Hòe (2009), Tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đến sự phát triển nền nông nghiệp của Việt Nam hiện nay, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

[13] Huyện ủy Ngọc Hồi (2015), Nghị quyết Đại hội Đại biểu lần thứ VI Đảng bộ huyện Ngọc Hồi, Ngọc Hồi.

[14] Phùng Thị Hồng Hà (2007), Giáo trình Quản trị Doanh nghiệp nông nghiệp, Trường Đại học kinh tế, Đại học Huế.

[15] Ian Coxhead - Vũ Thị Thảo (2010), Được mùa: Những lựa chọn chiến lược để phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam, Hà Nội.

[16] Võ Tấn Lộc (2013), Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càn Long , tỉnh Trà Vinh,Luận văn Cử nhân kinh tế, Đại học Kinh tế Đà Nẵng, Đà Nẵng.

[17] Phòng NN& PTNN huyện Ngọc Hồi (2015), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2015, phương hướng nhiệm vụ kế hoạch năm 2016, Ngọc Hồi.

[18] Nguyễn Văn Sáu (2010), Giáo trình Quản lý kinh tế, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội.

[19] Vũ Đình Thắng (2006),Kinh tế nông nghiệp, NXB NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

[20] Nguyễn Thị Phương Thảo (2016),“Vai trò của công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn đối với phát triển kinh tế - xã hội nước ta hiện nay”,Tạp chí Cộng Sản điện tử, số 187.

[21] Nguyễn Kế Tuấn (2006), CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam con đường và bước đi, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2011-2020”, Tạp chí Cộng Sản điện tử.

[23] Võ Xuân Tiến (2015), “Đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp Việt Nam”,

Tạp chí những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới,Số: 4 (228). [24] Tỉnh ủy Kon Tum (2015), Nghị quyết Đại hội Đại biểu lần thứ XV Đảng

bộ tỉnh Kon Tum, Kon Tum.

[25] Ủy Ban Nhân Dân huyện Ngọc Hồi (2010), Chương trình thực hiện mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Ngọc Hồi, Ngọc Hồi. [26] Võ Tòng Xuân (2010),“Nông dân và nông nghiệp Việt Nam nhìn từ sản

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện ngọc hồi, tỉnh kon tum (Trang 94 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)