Thực trạng huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện ngọc hồi, tỉnh kon tum (Trang 47 - 50)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.1. Thực trạng huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong

TRONG THỜI GIAN QUA

2.2.1. Thực trạng huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong nông nghiệp nông nghiệp

a. Tình hình sử dụng đất

Tổng diện tích tự nhiên của huyện Ngọc Hồi năm 2015 là 84.543 ha, trong đó quỹ đất dành cho nông nghiệp còn lớn, đất sản xuất nông nghiệp chiếm 8,69% diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh, đất lâm nghiệp chiếm 7,17% diện tích đất lâm nghiệp toàn tỉnh.

Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất đến năm 2015

Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tổng số 84.453,80 100,00

Đất nông nghiệp 61.362,10 72,66

- Đất sản xuất nông nghiệp 13.805,00

- Đất lâm nghiệp có rừng 47.358,10

- Đất nuôi trồng thuỷ sản 199,00

Đất phi nông nghiệp 4.089,59 4,85

Đất chưa sử dụng 19.002,11 22,50

- Đất bằng chưa sử dụng 9.264,48

- Đất đồi núi chưa sử dụng 9.737,63

(Nguồn: Phòng NN & PTNN huyện Ngọc Hồi)

Xem xét bảng số liệu 2.1 có thể thấy đất nông nghiệp là 61.362,1 ha, chiếm hơn 72% diện tích đất toàn huyện; trong đó, diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 47.358,1 ha chiếm hơn 50% diện tích đất toàn huyện, loại đất này thích hợp để phát triển các loại cây công nghiệp lâu năm, như cao su, cà phê, tiêu,...Tuy nhiên đất chưa sử dụng cũng chiếm tỷ trọng lớn 22,5 %, đây là quỹ

đất rất lớn cho phát triển nông nghiệp.

b. Tình hình sử dụng lao động

Về giải quyết việc làm cho người lao động: trong 5 năm 2011-2015, huyện Ngọc Hồi tạo việc làm cho 9.184 lượt người, bình quân 1.800 người/năm; Tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm khoảng 30%. Lượng lao động chủ yếu là lao động cho ngành nông nghiệp, kỹ năng và trình độ chuyên môn còn thấp. Riêng ngành nông nghiệp tập trung số lao động nhiều nhất trong các ngành.

Bảng 2.2. Số lao động trong các doanh nghiệp đang hoạt động phân theo ngành kinh tế

Năm 2011 2012 2013 2014 2015

Tổng số (người) 1.491 1.698 1.727 1.763 1.893

1. Nông, lâm nghiệp và thủy sản 1.136 1.156 1.129 1124 1.215

2. Công nghiệp và dịch vụ 355 542 598 639 678

Tỷ trọng (%)

1. Nông, lâm nghiệp và thủy sản 76.19 68.08 65.37 63.75 64.18 2. Công nghiệp và dịch vụ 23.81 31.92 34.63 36.25 35.82

Tổng 100 100 100 100 100

(Nguồn: Phòng Lao động – Thương binh xã hội huyện Ngọc hồi năm 2015)

Bảng số liệu cho thấy năm 2011, ngành nông nghiệp chiếm 76,19% số lao động trong tổng số lao động trong các doanh nghiệp phân theo ngành kinh tế; năm 2012, ngành nông nghiệp giảm xuống còn 68,08%, bắt đầu cho sự suy giảm số lao động trong nông nghiệp. Nguyên nhân do năm 2012 giá cao su bắt đầu giảm, một lượng lớn người lao động bỏ không trồng và khai thác cây cao su gây nên sự sụt giảm số lao động trong nông nghiệp , nguyên nhân thứ hai dãn đến sụt giảm số lao động trong nông nghiệp do sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện theo hướng công nghiệp và dịch vụ.

Bảng 2.3. Số lao động trong các ngành kinh tế

Năm 2008 2010 2012 2014 2015

Tổng số (người) 18.787 20.535 23.287 26.418 27.971

Nông lâm thủy sản 17.263 18.439 20.522 23.196 24.324

CN-XD 415 531 825 891 1.028

Dịch vụ 1.109 1.565 1.940 2.331 2.617

Tỷ trọng (%) 100 100 100 100 100

Nông lâm thủy sản 91,89 89,79 88,13 87,80 86,96

CN-XD 2,21 2,59 3,54 3,37 3,68

Dịch vụ 0,06 7,62 0,83 8,82 9,36

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Ngọc Hồi năm 2015)

Qua bảng số liệu ta thấy lượng lao động chủ yếu tập trung ở ngành trồng trọt và chăn nuôi gia súc gia cầm. Năm 2008, có 17.263 lao động tham gia ngành nông nghiệp chiếm 91,89%; năm 2010 có 18.439 lao động chiếm 89,79%; những năm tiếp theo tương ứng mỗi năm giảm 1% cơ cấu số lao động trong ngành nông nghiệp cho đến năm 2015. Trong khi đó, số lượng lao động ngành nông nghiệp ngày một tăng. Như vậy, nếu xét về cơ cấu số lao động trong các ngành kinh tế thì có cấu lao động trong nông nghiệp giảm; nhưng nếu xét về số lượng lao động thì ngành nông nghiệp có số lượng lao động tăng qua các năm tuy tỷ lệ tăng chậm hơn so với các ngành công nghiệp và dịch vụ.

c. Tình hình sử dụng vốn

Vốn đầu tư vào các ngành kinh tế ( bao gồm cả vốn ngân sách nhà nước, vốn đầu tư từ các nguồn vốn vay, vốn từ các đơn vị kinh doanh trên địa bàn huyện, vốn tự có của các hộ kinh doanh cá thể) có sự chuyển dịch theo hướng

tăng qua các năm trong giai đoạn 2006-2015. Tuy nhiên, xét về tốc độ tăng và tỷ trọng vốn đầu tư vào các ngành có sự khác nhau. Cơ cấu vốn đầu tư, nếu chia theo ngành có xu hướng là tập trung cho ngành công nghiệp chiếm gần 50%, tiếp đến là ngành dịch vụ và ngành nông nghiệp.

Bảng 2.4. Tình hình sử dụng vốn của các ngành kinh tế

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Năm 2008 2010 2012 2014 2015

Vốn đầu tư 326,05 647,72 636,72 827,57 895,80

Nông lâm thủy sản 117,38 229,61 168,92 175,2 177,00

CN-XD 115,03 250,17 300,05 398,97 426,70

Dịch vụ 93,64 167,94 167,75 253,39 292,10

Vốn đầu tư 100% 100% 100% 100% 100%

Nông lâm thủy

sản/ Vốn đầu tư 36,00 35,45 26,53 21,17 18,62

CN-XD/Vốn đầu tư 35,28 38,62 47,12 48,21 48,63

Dịch vụ/Vốn đầu tư 28,72 25,93 26,35 30,62 32,76

(Nguồn: niên giám thống kê huyện Ngọc Hồi năm 2015)

Bảng trên cho thấy xu hướng chuyển dịch vốn đầu tư của các ngành kinh tế huyện Ngọc Hồi. Cụ thể. tỷ trọng vốn đầu tư vào ngành công nghiệp tăng từ 35,28% năm 2008 lên 48,63% vào năm 2015, tỷ trọng vốn đầu tư vào ngành dịch vụ tăng từ 28,72% năm 2008 xuống 32,76% năm 2015, tỷ trọng vốn đầu tư vào ngành nông nghiệp giảm dần qua các năm từ 36%% năm 2008 xuống 18,62% năm 2015, giảm 17,8%.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện ngọc hồi, tỉnh kon tum (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)