Đóng góp của sảnxuất nông nghiệp cho phát triển KT XH của

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện ngọc hồi, tỉnh kon tum (Trang 69 - 72)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.6. Đóng góp của sảnxuất nông nghiệp cho phát triển KT XH của

2.2.6. Đóng góp của sản xuất nông nghiệp cho phát triển KT- XH của huyện Ngọc Hồi của huyện Ngọc Hồi

- Đóng góp vào GTSX của huyện

Trong những năm gần đây, giá trị sản xuất nông nghiệp huyện tăng song tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp giảm phù hợp theo định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện theo hướng CNH - HĐH. Giá trị sản xuất nông nghiệp và tỷ trọng giá trị sản xuất của sản xuất nông nghiệp thể hiện tại bảng 2.5 đã được phân tích.

Nguyên nhân cho sự tăng giá trị sản xuất nhưng giảm cơ cấu là do chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện theo hướng công nghiệp và dịch vụ; mặt khác, nguồn thu chính của nông nghiệp huyện Ngọc Hồi những năm trước đây chủ yếu từ cao su tiêu điền. Bắt đầu từ năm 2012, do giá cao su giảm mạnh làm cho sản lượng cao su giảm theo tương ứng; hơn nữa, ngành dịch vụ tăng nhanh chủ yếu là buôn bán các sản phẩm phục vụ cho nông nghiệp sang nước bạn Lào. Vì vậy, giá trị sản xuất nông nghiệp giảm và giá trị sản xuất dịch vụ tăng nhanh trong những năm gần đây. Tuy nhiên, nếu xét bình quân giá trị sản xuất của nông nghiệp vẫn ở mức cao, khoảng 30% một năm, ngành nông nghiệp vẫn là ngành mang lại giá trị sản xuất lớn cho huyện Ngọc Hồi.

- Đóng góp trong nộp ngân sách

Đóng góp của nông nghiệp cho ngân sách huyện chủ yếu là tiền thuế của các cơ sở sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện. Tính đến năm 2015, nông nghiệp đóng góp cho ngân sách huyện hơn 40 tỷ đồng, nguồn chủ yếu từ Công ty cao su Kon Tum, nhà máy tinh bột sắn COSEVCO và một số hộ kinh doanh cá thể cung cấp dịch vụ nông nghiệp khác.

Bảng 2.22. Nộp ngân sách của nông nghiệp trên địa bàn huyện Ngọc Hồi Đơn vị tính: Tỷ đồng

Năm 2011 2012 2013 2014 2015

Tổng thu ngân sách toàn huyện

(Tỷ đồng) 54,957 74,922 88,707 140,324 152,35

Nộp ngân sách của nông nghiệp 16,2 21 23,7 40,32 41,89 Tỷ lệ nộp ngân sách nông

nghiệp (%) 29,48 28,03 26,72 28,73 27,50

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Ngọc Hồi năm 2015)

So với tổng ngân sách thu được trên địa bàn huyện, mức nộp ngân sách của nông nghiệp vẫn ổn định qua các năm mặc dù có giảm nhưng không đáng kể. Cụ thê:mức đống góp ngân sách của nông nghiệp năm 2011 là 29,48%, năm 2012 là 28,03%, năm 2013 là 26,72%, sau đó tăng lên 28,73% năm 2014 và giảm nhẹ sau đó tăng lại 27,5% năm 2015.

- Đóng góp trong giải quyết việc làm

Trong giai đoạn 2011-2015, lực lượng lao động ngành nông nghiệp tuy có giảm nhưng vẫn ở mức cao chiếm 77,6% tổng số lao động trên địa bàn huyện.

Bảng 2.23. Đóng góp của nông nghiệp trong giải quyết việc làm

Năm 2011 2012 2013 2014 2015

Lao động làm việc trong các ngành kinh

tế (Người) 17.263 18.439 20.522 23.196 24.324

Tỷ lệ lao động nông nghiệp (%) 91,89 89,79 88,13 87,8 87,0 Giải quyết việc làm mới hàng năm

(Người) 110 125 150 200 260

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Ngọc Hồi năm 2015)

việc làm cho 7061 lượt người, bình quân 1.400 người/năm; Tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm khoảng 30%. Việc đào tạo tay nghề cho người lao động cũng cần được cải tiến theo phương thức đào tạo nghề theo yêu cầu kinh tế của huyện, đồng thời phải xem xét đến yêu cầu học ngành nghề mà người lao động cần thì mới đạt hiệu quả cao, người được đào tạo ra là có thể phát huy trong công việc được ngay.

- Đóng góp trong công tác giảm nghèo

Công tác giảm nghèo có nhiều chuyển biến tích cực, huyện đã tận dụng tối đa các nguồn lực đầu tư của Trung ương, của tỉnh tập trung khai hoang đồng ruộng, tập huấn và chuyển giao khoa học cho nhân dân sản xuất, đồng thời tạo điều kiện cho nhân dân vay vốn giải quyết việc làm, vốn xoá đói giảm nghèo để mở rộng phát triển sản xuất; nắm bắt, theo dõi các hộ thoát nghèo thuộc diện cận nghèo để kịp thời giúp đỡ ổn định sản xuất, không để xảy ra tình trạng tái nghèo. Nhờ đó đến nay đời sống của nhân dân trên địa bàn cải thiện đáng kể, nạn đói giáp hạn cơ bản xoá bỏ và có nhiều hộ thoát nghèo vươn lên làm giàu chính đáng.

Bảng 2.24. Đóng góp nông nghiệp trong công tác giảm nghèo

Năm 2011 2012 2013 2014 2015

Sô hộ cá thể làm việc trong

ngành nông nghiệp (Người) 8.364 8.529 8.697 9.245 9.667 Số hộ tham gia nông nghiệp

thoát nghèo (Người) 2.120 1.699 1.201 976 815

Tỷ trọng số hộ tham gia ngành

nông nghiệp thoát nghèo (% ) 25,35 19,92 13,81 10,56 8,43 Tỷ lệ hộ nghèo trên toàn

huyện(%) 26,1 20,2 14,2 10,7 8,7

(Nguồn: Phòng NN & PTNN huyện Ngọc Hồi )

đóng góp giảm tỷ lệ hộ nghèo chủ yếu là ngành nông nghiệp. Vì sản xuất nông nghiệp để thoát nghèo không cần nhu cầu vốn quá lớn. Đồng thời những năm gần đây, các chương trình dự án thực hiện trên địa bàn huyện tăng, giúp hỗ trợ hộ nghèo có vốn sản xuất, được đào tạo khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp dẫn đến hộ nghèo giảm đi nhanh chóng. Cụ thể: tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh từ 25,35 % năm 2011, tốc độ giảm trung bình mỗi năm khoảng 4%, năm 2012 tỷ lệ hộ nghèo còn 19,92%, số hộ nghèo tiếp tục giảm còn 13,81% năm 2014 và cho đến năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 8,43%. Xem xét bảng số liệu trên có thể thấy tỷ trọng số họ nghèo tham gia ngành nông nghiệp thoát nghèo gần tương đương tỷ lệ giảm hộ nghèo của toàn địa bàn huyện; như vậy, ngành nông nghiệp đã đóng góp tích cực cho công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện ngọc hồi, tỉnh kon tum (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)