Tình hình thâm canh trong nông nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện ngọc hồi, tỉnh kon tum (Trang 64 - 68)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.4. Tình hình thâm canh trong nông nghiệp

- Tình hình áp dụng giống mới

Ngọc Hồi không phải là vùng có thế mạnh về sản xuất lương thực nên sản lượng lương thực biến động nhưng không đáng kể, người dân chủ yếu áp dụng một số giống lúa mới vào trồng thử nghiệm, song không đạt hiệu quả.

Ngoài ra trên địa bàn huyện còn trồng một số cây công nghiệp ngắn ngày khác như tiêu, lạc, đậu tương... quy mô nhỏ.Về cơ bản lương thực đảm bảo cho nhu cầu của nhân dân trong huyện.

Bảng 2.19. Năng suất các loại cây lâu năm và cây hằng năm phân theo loại cây chủ yếu Đơn vị tính: Tạ/Ha Năm 2011 2012 2013 2014 2015 Năng suất trung bình của cả nước Cây cao su 13,74 13,19 14,33 15,33 15,03 16,92 Cây cà phê 16,64 16,82 19,88 20,60 20,28 50,3 Cây tiêu 16,67 16,67 16,67 20,00 20,00 32,4 Cây điều 0 6,67 6,67 8,33 8,33 35,6

Cây lúa đông xuân 42,58 37,83 38,00 43,02 42,30 62

Cây lúa mùa 25,71 26,79 30,32 30,03 30,47 42,3

Cây ngô 39,10 38,16 40,04 41,00 43,67 100

Cây khoai lang 61,40 81,25 82,73 82,86 84,72 110

Cây sắn 159,37 155,63 155,54 158,11 159,78 172

(Nguồn: Phòng NN & PTNN huyện Ngọc Hồi)

Xem xét bảng số liệu 2.19, có thể thấy chỉ có năng suất các cấy cao su, cây săn, lúa mùa đạt năng suất gần bằng mức trung bình cả nước, các loại cây trồng còn lại năng suất thấp và thấp hơn nhiều so với mức trung bình cả nước. Trong giai đoạn vừa qua song song với phát triển trồng trọt, đàn gia súc, gia cầm của huyện luôn giữ mức ổn định trong sản xuất nông nghiệp, một số đàn vật nuôi có tốc độ tăng khá như đàn lợn, đàn dê và gia cầm.Chăn nuôi phổ biến vẫn là phương thức nuôi tận dụng, tự cung, tự cấp, năng suất, chất lượng sản phẩm thấp, sức cạnh tranh kém. Cơ sở vật chất kỹ thuật cho chăn nuôi còn thiếu, yếu và do dân tự lo là chính. Con giống trong chăn nuôi và

thức ăn công nghiệp vẫn là các khâu yếu không hạ được giá thành sản phẩm.Tuy sản xuất có phát triển, nhưng chưa có được các bước đột phá, theo hướng chăn nuôi công nghiệp, bán công nghiệp, có qui mô tập trung. Sản lượng thịt gia súc gia cầm biểu hiện ở bảng 2.20 sau đây:

Bảng 2.20. Sản lượng các loại gia súc và gia cầm chủ yếu

Đơn vị tính: Tấn

Năm 2011 2012 2013 2014 2015

Thịt trâu hơi xuất chuồng 32 35 37 38 34

Thịt bò hơi xuất chuồng 396 517 345 340 247

Thịt lợn hơi xuất chuồng 1097 1641 1929 1193 1514

Thịt gia cầm giết bán 83 176,584 193,569 315,68 293,07

Trong đó: Thịt gà 66,05 118,919 119,6 291,50 254,79

Trứng (Nghìn quả) 636,558 803,409 796,34 701,78 533,92

(Nguồn: Phòng NN & PTNN huyện Ngọc Hồi)

Đất nuôi trồng thủy sản của huyện năm 2015 là 207 ha; bình quân hàng năm tăng 2,3 ha (chưa bao gồm các diện tích mặt nước chuyên dùng được kết hợp khai thác nuôi trồng thủy sản). Diện tích nuôi trồng thủy sản chủ yếu là nuôi theo phương thức bán thâm canh. Năng suất sản xuất cá khoảng 2 ấn/1ha.

Bảng 2.21. Diện tích nuôi trồng và năng suất các loại thủy sản chủ yếu

Năm 2011 2012 2013 2014 2015

Diện tích phân theo phương thức nuôi (ha)

Diện tích nuôi thâm canh 0 0 0 0 0

Diện tích nuôi bán thâm canh 195,3 198,3 199 206,3 207

Diện tích nuôi quảng canh và

quảng canh cải tiến 0 0 0 0 0

Năm 2011 2012 2013 2014 2015 Năng suất các loại thủy sản (tấn/ha)

Tôm 0 0 0 0 0

Cá 2.05 2.03 1.94 1.87 2.01

Thủy sản khác 0 0 0 0 0

(Nguồn: Phòng NN & PTNN huyện Ngọc Hồi)

Hiện nay mặt nước các hồ chứa của toàn huyện có tổng diện tích 1.391 ha, tuy nhiên hiện nay mới sử dụng khoảng 30% diện tích vào nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh các sản phẩm nuôi truyền thống như cá trắm, cá mè, rô phi... hiện có, huyện đang tiến hành thử nghiệm và phát triển theo hướng thương phẩm một số loại sản phẩm có giá trị kinh tế cao như các loại cá lóc, cá trê, cá chình và các loại thủy đặc sản khác như lươn, ếch, ba ba...

- Sử dụng phân bón

Do đặc điểm không có thế mạnh về sản xuất lượng thực nên tình hình sử dụng phân bón của người dân đa phần là tự phát, áp dụng cho diện tích đất canh tác có quy mô nhỏ lẻ.

- Đầu tư máy móc, kỹ thuật

Do tập quán canh tác của người đồng bào địa phương tại chỗ và địa hình đất dốc, chủ yếu là đồi núi nên tình hình sử dụng máy móc cho nông nghiệp nhỏ lẻ, nông cụ cho sản xuất chủ yếu thô sơ, số lượng máy móc không đáng kể. Về công tác thủy lợi, tính đến hết năm 2015, toàn huyện đã xây dựng được 32 công trình thủy lợi gồm: 45 hồ chứa, 264 đập dâng và 1 các công trình thủy lợi nhỏ, phục vụ tưới được 980 ha cho các loại cây trồng như lúa, màu, đồng thời tạo nguồn cấp nước cho sinh hoạt dân sinh và góp phần cải tạo môi trường.

tưới theo thiết kế của các công trình thủy lợi hiện có chỉ đạt 65,180,5%. Các nguyên nhân của tình trạng này là do thiếu hệ thống mương máng dẫn nước vào đồng ruộng, có kênh mương dẫn nước hư hỏng xuống cấp chưa đầu tư kịp thời, lòng hồ chứa bị bồi lắng hay bị rò rỉ, đập xuất hiện các dòng thấm,… Việc sửa chữa, nâng cấp các hệ thống thủy lợi này sẽ mang lại hiệu quả.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện ngọc hồi, tỉnh kon tum (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)