Hoàn thiện các hình thức tổ chức sảnxuất trong nông nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện ngọc hồi, tỉnh kon tum (Trang 87 - 89)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.4. Hoàn thiện các hình thức tổ chức sảnxuất trong nông nghiệp

Thúc đẩy phát triển các hình thức kinh tế hợp tác, liên doanh, liên kết trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp.Tạo môi trường, điều kiện cho mọi người, mọi đơn vị thuộc thành phần kinh tế tự do đầu tư phát triển sản xuất

nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Cần phát huy khai thác được tiền năng và thế mạnh của huyện để phát triển nông nghiệp một cách ổn định.

Đẩy mạnh phát triển trang trại, kinh tế hợp tác, hợp tác xã để tạo việc làm cho người lao động nông thôn. Sắp xếp lại các đơn vị sản xuất kinh doanh dịch vụ nông lâm nghiệp nhằm đẩy mạnh công tác cung ứng vật tư, thu mua sản phẩm nông nghiệp; đồng thời điều tiết lao động hợp lý ở các xã trong huyện, nhất là lao động là người dân tộc thiểu số tập trung trong các mùa thu hoạch, đưa một số ngành nghề phụ vào các hộ gia đình để sử dụng thời gian nông nhàn nhằm giải quyết việc làm.

Đối với Hợp tác xã

+ Chấn chỉnh lại nhận thức và bản chất, mô hình hợp tác xã, làm rõ lợi ích và lợi thế của hợp tác xã để tạo động lực cho xã viên.

+ Phát triển các hợp tác xã kiểu mới trên nguyên tắc tự nguyện cùng có lợi, xuất phát từ nhu cầu của nông dân đẻ tạo động lực phát triển, tăng tính hấp dẫn của kinh tế tập thể.

- Hỗ trợ việc thành lập các Hợp tác xã mới như thông tin, đào tạo, tư vấn kiến thức quản lý, tư vấn xây dựng điều lệ và hỗ trợ hoàn thiện các thủ tục liên quan đến việc thành lập; tăng mức kinh phí hỗ trợ trong 2 năm đầu.

+ Sáp nhập, hợp nhất các hợp tác xã nông nghiệp kém hiệu quả, quy mô nhỏ.

Đối với Trang trại

+ Hoàn thiện và cải cách thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho trang trại.

+ Tổ chức cung cấp thông tin thị trường, khoa học kỹ thuật để giúp trang trại định hướng sản xuất kinh doanh, liên kết được thị trường. Tăng cường liên kết với các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm.

+ Thực hiện chương trình đào tạo, tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ thuật cho các trang trại, hướng dẫn trang trại lập kế hoạch sản xuất và lập dự án.

+ Tăng cường vốn cho các trang trại vay vốn đầu tư. Ưu đãi nông dân trong vùng chuyên canh như: hỗ trợ tích tụ (tạo điều kiện vay vốn mua đất, trợ cấp tiền thuê đất, hỗ trợ thủ tục mua bán đất), hỗ trợ tham gia hợp tác xã, liên kết với doanh nghiệp (hỗ trợ đầu tư xây dựng đồng ruộng, được đào tạo kỹ thuật, được ứng trước vật tư…

Đối với Doanh nghiệp

- Xin cấp kinh phí từ nguồn Trung ương cho địa phương để hỗ trợ đầu tư đối với các doanh nghiệp thuộc danh mục ưu tiên của Nghị định số 210/2013/NĐ-CP của Chính phủ đầu tư vào các khu công nghiệp chế biến nông sản và cụm công nghiêp - dịch vụ - thương mại theo quy hoạch..

- Miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp nằm trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (theo tinh thần của Luật số 32/2013/QH13 ngày 19/6/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp).

- Trang trại, nhóm nông dân và HTX nông nghiệp có đăng ký được tiếp cận hỗ trợ đầu tư như các doanh nghiệp theo Nghị định 210/2013/NĐ-CP.

- Đổi mới hoạt động quản lý nhà nước để hỗ trợ doanh nghiệp, tập trung vào những dịch vụ công mới (phát triển thị trường, xúc tiến thương mại, quản lý chất lượng, phòng chống rủi ro, bảo vệ môi trường…).

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện ngọc hồi, tỉnh kon tum (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)