Đẩy mạnh thâm canh trong nông nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện ngọc hồi, tỉnh kon tum (Trang 89 - 90)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.5. Đẩy mạnh thâm canh trong nông nghiệp

Thâm canh nông nghiệp chủ yếu là phát triển các dịch vụ nông nghiệp như: làm đất, cung ứng giống cây trồng và vật nuôi mới , phân bón, thuốc phòng trừ dịch bệnh, thức ăn cho chăn nuôi, phát triển hệ thống kênh mương tưới và tiêu nước, hiện đại hóa kỹ thuật chế biến và tiêu thụ nông sản… Phát triển các hình thức dịch vụ nông nghiệp sẽ góp phần quan trọng vào việc thực hiện thâm canh, tăng diện tích canh tác, tăng năng suất cây trồng và vật nuôi. Do đó làm tăng sản lượng nông sản và nâng cao hiệu quả kinh tế hộ nông

dân.Các giả pháp cụ thể như sau:

- Đổi mới phương thức và nội dung hoạt động khuyến nông, khuyến lâm; huy động nguồn vốn đầu tư cho công tác khuyến nông.

- Đầu tư nạo vét kênh mương trong vùng chuyên canh nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu tưới tiêu, giao thông thủy thuận lợi; xây dựng thiết kế phù hợp khai thác tối đa tiềm năng phát triển đường thủy.

- Đầu tư hỗ trợ về giống mới, công nghệ chế biến sản phẩm, trợ giá, trợ cước các mặt hàng chính sách và trợ cước tiêu thụ nông sản. Hỗ trợ vốn và lãi suất tín dụng nông dân và hợp tác xã mua, bảo hành, bảo dưỡng đi kèm với việc đào tạo sử dụng máy móc tại các vùng chuyên canh.

- Tận dụng đất vườn, đất chưa sử dụng phát triển trồng cỏ năng suất cao. Tăng cường đầu tư thâm canh đồng cỏ.

- Tái sinh và khai thác hợp lý các nguồn lợi thủy sản.

- Hướng dẫn nông dân vùng dân tộc thiểu số sử dụng các loại phân bón hóa học một cách hợp lý; khuyến khích nông dân sử dụng các loại phân bón có nguồn gốc hữu cơ vào canh tác nông nghiệp.

- Sử dụng kết hợp các biện pháp phòng trừ dịch bệnh bằng hóa chất với việc phòng trừ bằng phương pháp thủ công.

- Phân công lại lao động các ngành trong nội bộ nông nghiệp bắt đầu từ việc chuyển một bộ phận lao động trồng cây lương thực sang phát triển cây công nghiệp và dành lao động thỏa đáng cho phát triển các loại cây thực phẩm, tăng lao động để phát triển chăn nuôi, tăng tỷ trong lao động cho phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện ngọc hồi, tỉnh kon tum (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)