Giải pháp về hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện ngọc hồi, tỉnh kon tum (Trang 92 - 94)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.7. Giải pháp về hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về đẩy nhanh CNH, HĐH NN, NT thời kỳ 2001 - 2010; Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, huyện đã đề ra nhiều nhóm giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế NN, NT, thúc đẩy sản xuất, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao dân trí và đào tạo nguồn nhân lực ở khu vực nông thôn. Trong đó, đầu tư, xây dựng, hoàn thiện kết cấu hạ tầng được quan tâm và xem đó là điều kiện quan trọng để thực hiện CNH, HĐH NN, NT. Những giải pháp cụ thể là:

- Xây dựng các cơ sở chế biến có quy mô phù hợp với tiềm năng vùng nguyên liệu và trên cơ sở xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu ổn định có chất lượng để đảm bảo phát triển bền vững; đồng thời khai thác nguồn nguyên liệu từ các tỉnh Nam Lào, Đông Bắc Cămpuchia cho công nghiệp chế biến.

- Khuyến khích, hỗ trợ phát triển các cơ sở chế biến nhỏ, sơ chế nông lâm sản tại chỗ ngay sau khi thu hoạch, tạo nguồn nguyên liệu chất lượng tốt, tạo mối liên kết chặt chẽ với các cơ sở sản xuất chế biến lớn trong vùng.

- Mở rộng các lớp khuyến nông, dạy nghề nông nghiệp, triển khai các mô hình trình diễn, hội nghị đầu bờ, tham quan mô hình nhằm chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân. Đối với người dân ở vùng dân tộc thiểu số,

chú trọng phương pháp hướng dẫn trực quan, tham quan các mô hình hiệu quả ngay trong cộng đồng dân cư tại cơ sở.

- Xây dựng mạng lưới trạm trại bảo vệ thực vật, thú y, các trạm thủy nông, trạm cung cấp điện, trạm cơ khí sửa chữa, các cơ sở chế biến phân bón, thức ăn gia súc, hệ thống các đại lý cung ứng vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, máy móc, công cụ sản xuất ... nhằm phục vụ kịp thời cho sản xuất nông nghiệp.

- Về hạ tầng giao thông nông thôn, triển khai lồng ghép và tận dụng có hiệu các chương trình, dự án để đầu tư xây dựng các tuyến đường liên thôn, liên xã theo chuẩn nông thôn mới một cách đồng bộ, hiệu quả. Phấn đấu đến 2020 nhựa hóa 100% các tuyến đường do huyện quản lý, cứng hóa trên 90% các tuyến đường xã, đường thôn xóm, nội đồng

- Kết hợp chặt chẽ giữa đầu tư xây dựng công trình thủy lợi mới với duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, khai thác hiệu quả các công trình thủy lợi hiện có. Nâng cấp hồ, đập và từng bước kiên cố hóa kênh mương, đảm bảo chủ động 100% diện tích nước tưới đến năm 2020. Cần đầu tư liên kết các hồ hiện có thành hệthống cụm hồ, nâng cao năng lực chứa nước và hỗ trợ nước tưới trên các vùngdiện rộng.

- Phát triển hệ thống lưới điện, nâng cao chất lượng điện phục vụ sản xuất, sinh hoạt cho cư dân ở nông thôn. Phát triển hệ thống bưu chính, viễn thông, nâng cao khả năng tiếp cận thông tin của người dân ở nông thôn, miền núi. Xây dựng chợ đầu mối nông sản và phát triển hệ thống chợ nông thôn.

- Đưa nhanh công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp. Coi công tác giống như là một khâu tạo tiền đề, đột phá để phát triển nông nghiệp. Đồng thời, mở rộng và nâng cao hiệu quả phục vụ của hệ thống dịch vụ nông nghiệp, đặc biệt là dịch vụ giống cây trồng, vật nuôi, dịch vụ thú y, bảo vệ thực vật, cơ khí nông nghiệp, dịch vụ thu hoạch, cung cấp phân bón.

- Tổ chức tốt cung ứng vật tư nông nghiệp, mở rộng hệ thống đại lý bán vật tư ở khu vực biên giới, khu vực khó khăn với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Mở rộng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh, nhất là các biện pháp sinh học, hạn chế sử dụng các loại thuốc có hại cho con người, gia súc tồn trữ trong nông sản, phòng chống tốt các dịch bệnh gia súc, gia cầm.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện ngọc hồi, tỉnh kon tum (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)