Giải pháp huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong nông

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện ngọc hồi, tỉnh kon tum (Trang 84 - 86)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.2. Giải pháp huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong nông

- Quy hoạch phát triển hệ thống thông tin liên lạc phục vụ cho công tác truyền thông, khuyến nông. Tiếp tục hiện đại hóa và phát triển hệ thống thông tin liên lạc, phát triển hệ thống truyền thanh trên các địa bàn xã và tăng số lượng mạng điện thoại phủ sóng toàn huyện.

3.2.2. Giải pháp huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong nông nghiệp nông nghiệp

Nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp gồm có: nguồn vốn tự có của nhân dân trong vùng, nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp, nguồn vốn

đầu tư cho vay của các ngân hàng, nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước thông qua cơ chế chính sách phát triển của tỉnh, nguồn vốn vay ODA của chính phủ.

Vì vậy, cần kết hợp có hiệu quả các nguồn vốn nhà nước và nhân dân cùng làm, lồng ghép một số chương trình, sự án của chính phủ, các tổ chức phi chính phủ một cách triệt để. Tiếp tục tái cơ cấu nguồn vốn theo hướng, giảm tỷ trọng vốn đầu tư khu vực Nhà nước; mở rộng các giải pháp huy động vốn của khu vực ngoài Nhà nước; mở rộng nguồn vốn đầu tư nước ngoài, gồm đầu tư trực tiếp (FDI); đầu tư giám tiếp, hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Thực hiện có hiệu quả, đúng quy trình ở các giai đoạn, từ khâu quy hoạch, kế hoạch, chủ trương đầu tư, chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, cấp phát vốn đầu tư, đến khâu nghiệm thu bàn giao và quyết toán vốn.

Đối với nguồn vốn ngân sách địa phương

- Nghiên cứu, tổ chức, triển khai các biện pháp huy động vốn bằng cách phát triển quỹ đất để phát triển đô thị, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; phục vụ ngược lại cho phát triển nông nghiệp.

- Để nâng cao nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cần tăng tỷ lệ tích lũy từ nội bộ nền kinh tế của huyện, tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao và có các biện pháp khuyến khích tiết kiệm cho đầu tư phát triển.

- Vốn dân cư và các doanh nghiệp: Ước tính chiếm khoảng 62-68% trong cơ cấu vốn đầu tư. Do đó, phải thực hiện linh hoạt, có hiệu quả cơ chế “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Tổ chức triển khai thực hiện tốt các giải pháp, cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp.

Đối với ngân sách Trung ương

- Vốn tín dụng nhà nước: dự kiến sẽ đáp ứng được 2-4% tổng nhu cầu vốn đầu tư, chủ yếu phục vụ cho các dự án sản xuất ưu tiên. Vì vậy, cần lựa chọn, xác định các dự án quan trọng, cấp thiết, có tính đột phá để đề xuất Ủy

ban nhân dân tỉnh trình Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương hỗ trợ vốn để triển khai thực hiện.Đồng thời, tăng cường xã hội hóa một số lĩnh vực: giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, du lịch… nhằm phát huy nội lực, thúc đẩy phát triển kinh tế toàn diện.

- Huy động vốn từ nguồn ODA:

+ Chủ động đề xuất danh mục dự án vận động nguồn vốn ODA cho từng giai đoạn; đồng thời, làm tốt công tác chuẩn bị dự án và cùng với sự chỉ đạo của UBND tỉnh tiếp cận với các tổ chức được Chính phủ cho phép triển khai hoạt động trên địa bàn tỉnh để vận động, kêu gọi đầu tư; đặc biệt các dự án giảm nghèo như: Dự án giảm nghèo khu vực Tây Nguyên, Dự án Tam Nông, Dự án Flitch....

+ Tích cực cải thiện môi trường đầu tư, nhanh chóng cải cách thủ tục hành chính, kết hợp với các giải pháp tăng cường vận động, xúc tiến đầu tư qua các hội thảo, các kênh truyền thông để tăng cường thu hút nguồn vốn FDI.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện ngọc hồi, tỉnh kon tum (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)