Điều kiện kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện ngọc hồi, tỉnh kon tum (Trang 44 - 47)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội

a. Điều kiện kinh tế

Theo số liệu thống kê tình hình kinh tế xã hội những giai đoạn qua, kinh tế của huyện tiếp tục phát triển với tốc độ khá cao; giai đoạn 2006 - 2010 tốc độ tăng trưởng kinh tế (giá trị tăng thêm - VA) hàng năm là 16,95%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của tỉnh, trong đó: Nhóm ngành nông - lâm - thuỷ sản tăng 5,85%, nhóm ngành công nghiệp - xây dựng tăng 21,8%, nhóm ngành dịch vụ tăng 28,17%. Đóng góp cho tăng trưởng chung của nền kinh tế chủ yếu là ngành công nghiệp- xây dựng, thương mại - dịch vụ, trong 16,95% tăng trưởng, ngành công nghiệp - xây dựng đóng góp: 8,58%; thương mại - dịch vụ: 6,18%.

Giai đoạn 2011-2015, tốc độ tăng trưởng kinh tế (giá trị tăng thêm-VA) tuy có chậm lại nhưng vẫn khá cao. Bình quân tốc độ tăng trưởng kinh tế là khoảng 14,5% trong đó Nhóm ngành nông - lâm - thuỷ sản tăng 4,55%, nhóm ngành công nghiệp - xây dựng tăng 19,2%, nhóm ngành dịch vụ tăng 24,32%; thu nhập bình quân đầu người đạt 28,2 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo (chuẩn năm 2013) 8,7%; số xã nghèo 1 xã (chiếm 8,5 %) trong đó, có 1 xã trọng điểm đặt biệt khó khăn. Về cơ cấu kinh tế, tuy đã có những bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, nhưng tỷ trọng nông lâm nghiệp và thủy sản vẫn còn lớn.

b. Dân số, lao động

*Dân số: Tính hết năm 2015, dân số toàn huyện là 53.413 người, trong đó phần lớn sống ở vùng nông thôn với 39.794 người, chiếm 74,5%; khu vực thị trấn có 13.619 người, chiếm 25,5%. Mật độ trung bình 48,5 người/km2, nơi có mật độ đông dân cư nhất là thị trấn Plei Kần với 434 người/km2, nơi có mật độ dân cư thấp nhất là xã Sa Loong với 24 người/ km2.

Tổng số hộ dân cư là 12.586 hộ, toàn bộ số hộ này đều có nhà ở, trong đó có nhà kiên cố chiếm 63,2 %, nhà bán kiên cố chiếm 23,4 %, nhà ít kiên cố chiếm 12,2 %, nhà tạm chiếm 1,2 %.

*Dân tộc:Ngọc Hồi là cái nôi chung sống của cộng đồng với 17 dân tộc, Kinh, Xơ Đăng, Giẻ Triêng, Brâu... Mỗi dân tộc có một đời sống văn hóa đặc thù, được gìn giữ bảo tồn, tạo nên một bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng.

* Lao động:Tổng số người trong độ tuổi lao động trong toàn huyện tính đến năm 2015 là 27.971 người, chiếm gần 55 % dân số, bao gồm chủ yếu là lao động thuộc lĩnh vực Nông - lâm nghiệp chiếm 80,9 % lao động, các ngành công nghiệp xây dựng chiếm 4,7 % và trong nghành thương mại dịch vụ chiếm 14,4 % lao động.

c. Văn hóa, xã hội

*Giáo dục: Trên địa bàn huyện có 14 trường tiểu học, 09 trường trung học cơ sở, 03 trường trung học phổ thông và 12 trường mẫu giáo, đã đáp ứng được nhu cầu học tập trước mắt của học sinh trong huyện, tuy nhiên nhiều khu vực vùng sâu vùng xa vẩn còn nhiều trường học xuống cấp, cần được đầu tư xây dựng mới. Đời sống giáo viên khu vực vùng sâu, vùng xa còn khó khăn, phần nào ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học.

*Y tế:Mạng lưới y tế đã triển khai từ tuyến huyện đến tuyến xã. Đến nay 100% xã đã có trạm y tế, toàn huyện có 13 cơ sở y tế, trong đó có 01 bệnh viên đa khoa khu vực Ngọc Hồi. Theo số liệu cập nhập đến năm 2014, có

65gường bệnh/vạn dân, 8,3 bác sĩ/vạn dân.

d. Cơ sở hạ tầng

*Bưu chính viển thông: Hệ thống thông tin liên lạc đã được trang bị khắp 7 xã, 1 thị trấn. Đối với trung tâm xã huyện nay 100% xã đã được trang bị điện thoại với tỷ lệ 20 máy điện thoại/100 dân. Về phát thanh truyền hình 100% số xã đã được phủ sóng truyền thông truyền hình.

*Giao thông: Giao thông đường bộ toàn huyện có 330,5 km đường giao thông đường bộ, trong đó đường nhựa có 120 km (chiếm 36,3 %), đường bê tông xi măng có 4,5 km (chiếm 1,4%) và đường đất có 206 km (chiếm 62,3%)

Quốc lộ gồm hai tuyến 14, 14C với tổng chiều dài 79,5 km. Huyện lộ gồm 9 tuyến với tổng chiều dài 85,7 km.

*Thủy lợi: Hiện nay trên địa bàn huyện có 3 công trình thủy lợi lớn, 32 công trình thủy lợi nhỏ với năng lực thiết kế lúa hai vụ 630 ha và cây công nghiệp là 170 ha. Các công trình thủy lợi đã mang lại hiệu quả nhất định trong sản xuất lương thực, góp phần định canh định cư, xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện.

*Điện:

-Nguồn cung cấp: hiện nay huyện Ngọc Hồi được cung cấp điện từ hệ thống điện tại trạm trung thế E46 110KV tại Đăk Tô.

-Lưới điện: Toàn huyện có 117 km đường dây trung thế và 105 km đường dây hạ thế; 105 trạm biến áp 3 pha với tổng công xuất 11400 KVA và trạm biến áp 1 pha với tổng công xuất 1882,5 KVA.

-Tình hình cung cấp điện đến nay đã có 100% số xã, thị trấn được cung cấp sử dụng điện lưới, tỷ lệ hộ sử dụng điện trên 99%.

*Các cửa khẩu:Huyện Ngọc Hồi có 01 cửa khẩu quốc tế Bờ Y hình thành năm 1999 huyện đang hoạt động theo Quyết định 217/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện ngọc hồi, tỉnh kon tum (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)