Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện ngọc hồi, tỉnh kon tum (Trang 74 - 76)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Thứ nhất, việc xác định cây trồng, vật nuôi chủ lực chưa thật sự rõ ràng, giải pháp chưa cụ thể, chưa thuyết phục, đặc biệt là nguồn lực đảm bảo còn nhiều hạn chế.

Ruộng sản xuất chủ yếu là mạnh mún, nhỏ lẻ dẫn đến khó đầu tư theo chiều sâu và đầu tư sản xuất hàng hóa. Đất canh tác ngày càng bị bạc màu, bị nhiễm mặn, phèn chua do thiếu phân hữu cơ và việc cải tạo, bồi dục đất chưa được chú ý. Các cơ sở sản xuất, khảo nghiệm, phục tráng giống với cơ sở hạ tầng thấp kém, thiết bị thiếu, đội ngũ cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu. Các hợp tác xã sảnxuất giống còn ít, quy mô nhỏ, dân tự sản xuất xác nhận số hộ sản xuất còn hạn chế và chưa bảo đảm quy trình sản xuất giống.

Thứ hai, hệ thống thị trường thiếu đồng bộ, việc tổ chức định hướng thị trường còn nhiều bất cập.

Hiện nay, các loại thị trường và mối quan hệ thị trường trong nông nghiêp nông thôn huyện Ngọc Hồi đã từng bước hình thành và có sự phát triển nhất định, có tác động tích cực đối với sản xuất và đời sống. Tuy nhiên, nhiều loại thị trường và mối quan hệ thị trường chưa được phát triển đồng bộ, gây không ít cản trở cho sản xuất kinh doanh nông nghiệp.

còn hạn chế. Huyện Ngọc Hồi là một huyện nghèo, nên vấn đề đầu tư vốn cho xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiêp nông thôn là hết sức khó khăn. Nhìn chung, kết cấu hạ tầng nông nghiêp nông thôn huyện vẫn còn lạc hậu và thiếu đồng bộ. Để xây dựng được hệ thống kết cấu hạ tầng nông nghiêp nông thôn đồng bộ và hiện đại đòi hỏi phải có một nguồn vốn lớn từ ngân sách của tỉnh, nhưng nhu cầu đầu tư cho kết cấu hạ tầng nông nghiêp nông thôn còn rất lớn, vượt xa khả năng ngân sách các cấp. Vì vây, đòi hỏi phải có sự đầu tư toàn xã hội để tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất nông nghiệp ngày càng phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có của nó.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN NGỌC HỒI

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện ngọc hồi, tỉnh kon tum (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)