Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện ngọc hồi, tỉnh kon tum (Trang 41 - 44)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Ngọc Hồi là một huyện miền núi và vùng cao biên giới của tỉnh Kon Tum. Phía Bắc giáp xã Đắk Long, Đăk Môn, huyện Đắk Lây, phía Đông giáp xã Đắk Sao, Ngọc Tụ , Tân Cảnh, huyện Đắk Tô; phía nam giáp với xã Rờ Kơi huyện Sa Thầy; Phía Tây giáp với Lào và Campuchia.

Trong chiến lược phát triển vùng hệ thống cảng biển miền trung (Liên Chiểu, Dung Quất) được nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới, cửa khẩu Bờ Y được xây dựng và nâng cấp thành cửa khẩu quốc tế, cùng với việc xây dựng và nâng cấp quốc lộ 40, 14 huyện Ngọc Hồi sẽ trở thành khu vực khởi đầu hội nhập quan trọng trên tuyến đường Thương mại Quốc tế.

Ngọc Hồi cách trung tâm kinh tế tỉnh 60 km và cách hơn 240 km khu vực phát triển của Miền trung (Ngọc Hồi-Đà Nẵng) sẽ có điều kiện thuận lợi cuốn hút vào sự phát triển và chịu ảnh hưởng lớn của những khu vực phát triển này trong quá trình giao lưu kinh tế, văn hoá và xã hội. Học hỏi những kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh, chuyển giao khoa học công nghệ, mở rộng thị trường tiêu thụ, thu hút vốn đầu tư ...vv... .

Diện tích tự nhiên: Tổng diện tích đất tự nhiên trên địa bàn huyện là: 84.382 ha

b. Địa hình, khí hậu

*Địa hình: Địa hình cao ở phía Đông Bắc-Tây và Tây Nam, thoải nghiêng dần về phía Đông Nam và có thể chia làm 3 loại sau.

+ Địa hình núi cao: Có sườn dốc > 20 độ nơi đây tập trung chủ yếu là tài nguyên rừng. Vì vậy mục tiêu chủ yếu là bảo vệ tài nguyên rừng.

+ Địa hình núi thấp: Bao gồm dãy núi thấp tiếp giáp giữa vùng núi cao và vùng núi thấp diện tích chiếm khoảng 13.000ha , một phần là đất trống, phần còn lại là đồng bào dân tộc thiểu số khai thác dưới hình thức lúa rẫy và mì.

+ Địa hình bằng : Diện tích khoảng 10.000 ha được phân bố tập trung ở phía Tây Nam của huyện; bao gồm đồng bằng hẹp , 2 bên là sông suối, phần lớn đã được đưa vào sử dụng nông nghiệp như : Trồng cây lương thực, thực phẩm, hoa màu và cây công nghiệp dài ngày....

*Khí hậu: Huyện Ngọc Hồi nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa Cao Nguyên bao gồm 2 tiểu vùng khí hậu sau:

+ Tiểu vùng khí hậu nhiệt đới ẩm núi cao: Chủ yếu các xã phia bắc của huyện, điều kiện nhiệt hạn chế, trung bình < 210C, lượng mưa trung bình 2000 - 2200 mm, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng mười trong năm.

+ Tiểu vùng khí hậu nhiệt đới ẩm vùng trũng: Thuộc các xã phía nam huyện, điều kiện nhiệt độ phong phú, nhiệt độ trung bình 23 - 240C, lượng mưa từ 1800 - 2000mm, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng mười trong năm.

Đặc điểm của vùng khí hậu huyện Ngọc hồi là nhiệt đới gió mùa cao nguyên, phân hoá đa dạng theo địa hình. Sự đa dạng về khí hậu, cùng với sự đa dạng về địa hình, thổ nhưỡng đã hình thành sự đa dạng về các loài thực vật, đây là cơ sở cho việc đề xuất và quy hoạch phát triển cây trồng thích hợp cho từng tiểu vùng sinh thái trên địa bàn huyện.

c. Tài nguyên

* Đất đai: Tổng diện tích đất tự nhiên trên địa bàn huyện là: 84.543 ha, Theo kết quả điều tra năm 1978 của viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp và kết hợp điều tra bổ sung trên địa bàn huyện Ngọc Hồi gồm 09 loại đất:

tích. Đất được hình thành do bồi tụ của các sông suối vì vậy đất ít chua, có độ pH; 4.5-5.5, hàm lượng mùn cao, đạm trung bình, Kali nghèo, thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình. Hiện nay nhóm đất này đã được đưa vào sử dụng là trồng cây lương thực và cây hoa màu.

- Đất thung lũng dốc tụ: Diện tích 235 ha, chiếm 0,28% tổng diện tích. Đất được hình thành do quá trình bồi lắng xác hữu cơ từ sườn đồi xuống vùng trũng trong điều kiện yếm khí. Đất có phản ứng chua, độ pH; 4,0-5,5, giàu Đạm mùn, ít Lân, Kali trung bình, thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình. Đất này tập trung chủ yếu để sản xuất lượng thực và thực phẩm.

- Đất vàng nhạt trên phù sa cổ: Diện tích 1792 ha, chiếm 2,17% tổng diện tích, trên địa hình thoải với độ dốc 8-15%, thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình. Đây là loại đất thích hợp cho những cây công nghiệp lâu năm, hiện nay đã khai thác một phần để trồng cao su, cà phê, lúa rẫy phần còn lại là cây bụi, rừng thưa.

- Đất xám phát triển trên đá Granít: Diện tích 1116ha, chiếm 1,35% tổng diện tích, thành phần cơ giới nhẹ thích hợp cho cây công nghiệp hàng năm.

- Nhóm đất đỏ vàng: Diện tích 71.453 ha, chiếm 86,7% tổng diện tích, nhóm đất này phân bố trên địa hình đồi núi dốc, độ dày của tầng đất biến động theo địa hình, thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình, hàm lượng đạm cao, mùn từ trung bình đến khá, nghèo Lân. Đất đỏ vàng thích hợp cho cây công nghiệp lâu năm, hàng năm. Hiện trạng hiện nay chủ yếu là rừng le, cây bụi , một phần đất rẫy Cà phê, Cao su.

- Nhóm đất mùn núi cao: Diện tích khoảng 4085 ha, chiếm 4,96% tổng diện tích. Thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình : Hiện trạng hiện nay là rừng nguyên sinh và tái sinh.

- Đất xói mòn trơ sỏi đá: Diện tích 350 ha, chiếm 0,42% tổng diện tích, được phân bổ rải rác theo các khe suối.

*Mặt nước: Ngọc Hồi có nguồn nước khá phong phú, các hệ thống sông suối được phân bố khá đều trên toàn huyện. Tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản trên toàn huyện là 189 ha.

*Khoáng sản:Theo số liệu điều tra huyện Ngọc Hồi có các điểm quặng, mỏ khoáng hoá sau: Khoáng sản vàng sa khoáng, khoán sản vật liệu xây dựng (đá Gabro, mỏ đá xây dựng, cát sỏi xây dựng, sét gạch ngói...)

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện ngọc hồi, tỉnh kon tum (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)