Tăng lƣơng và điều chỉnh lƣơng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị tiền lương tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng đại hồng phúc (Trang 37 - 38)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.7. Tăng lƣơng và điều chỉnh lƣơng

Động lực chính của ngƣời lao động là muốn có thu nhập cao hơn để đảm bảo cuộc sống của họ, đối với ngƣời lao động mức tiền lƣơng tăng lên còn có ý nghĩa công ty đã công nhận những đóng góp của mình và vai trò của mình trong tổ chức cũng tăng lên. Chính vì vậy mức lƣơng tăng thêm sẽ kích thích họ làm việc hiệu quả hơn, gắn bó hơn với công việc và công ty.

a. Tăng lương theo yếu tố thâm niên và kỹ năng của nhân viên

Khi dựa trên thâm niên, lƣơng tăng lệ thuộc vào kinh nghiệm của nhân viên hoặc thời gian phục vụ cho công việc. Hệ thống lƣơng tính đến yếu tố thâm niên tạo ra một lực lƣợng lao động ổn định và kinh nghiệm. Nền tảng khác để thiết lập lƣơng cá nhân là kiến thức và kỹ năng về công việc. Tất cả các nhân viên đều bắt đầu ở mức khởi điểm, khi họ học thêm đƣợc các kỹ năng và kiến thức công việc họ sẽ đƣợc hƣởng lƣơng cao hơn.

b. Tăng lương dựa vào thành tích

Nhiều công ty cố gắng tạo mối quan hệ giữa tiền lƣơng và thành tích công việc. Thông thƣờng, khi thành tích vƣợt trội hoặc đƣợc nâng cao sẽ đƣợc nhận mức lƣơng cao hơn. Để đánh giá chính xác thành tích của nhân viên, các nhà quản trị phải đƣợc đào tạo để có thể sử dụng hợp lý tiến trình và phƣơng pháp đánh giá. Các phƣơng pháp thƣờng đƣợc dùng đánh giá thành tích bao gồm: phƣơng pháp mức thang điểm, phƣơng pháp so sánh cặp, phƣơng pháp ghi chép lƣu giữ, phƣơng pháp xếp hạng luân phiên, phƣơng pháp quản trị theo mục tiêu, phƣơng pháp định lƣợng.

c. Tăng lương theo khen thưởng cá nhân

Khen thƣởng là một loại kích thích vật chất có tác dụng tích cực đối với ngƣời lao động trong việc phấn đấu hoàn thành công việc tốt hơn. Thƣởng có rất nhiều loại, thông thƣờng nhƣ: thƣởng năng suất chất lƣợng, thƣởng tiết kiệm, thƣởng sáng kiến, thƣởng theo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, thƣởng đảm bảo ngày công...

d. Điều chỉnh lương

Các nhà quản trị phải duy trì hệ thống lƣơng vừa xây dựng. Hàng năm, xác định lại tiền lƣơng trung bình, tối đa, tối thiểu cho từng bậc lƣơng trên cơ sở điều tra lƣơng và dự tính tốc độ lạm phát.

Với mức độ lạm phát ngày càng cao sẽ dẫn đến chỉ số tiêu dùng (CPI) tăng lên, lúc này mức lƣơng thực tế mà ngƣời lao động nhận đƣợc sẽ trở nên ít đi. Đây là điều đáng lo ngại cho cả ngƣời lao động và bộ phận quản trị trong doanh nghiệp. Làm thế nào để ngƣời lao động hài lòng và đảm bảo cuộc sống của họ? Và làm thế nào để doanh nghiệp có thể trả mức lƣơng phù hợp trong trƣờng hợp lạm phát tăng cao làm đồng tiền ngày càng mất giá? Những câu hỏi này đƣợc đặt ra trong tình hình hiện nay nhƣ một bài toán khó đối với các nhà quản trị trong doanh nghiệp và cả những chính sách lƣơng của Nhà nƣớc.

Việc áp dụng mức lƣơng tối thiểu trong các vùng đƣợc Nhà nƣớc điều chỉnh liên tục để phù hợp hơn với tình hình kinh tế xã hội trong vùng nhƣng việc tăng lƣơng tối thiểu cũng có nguy cơ làm tăng nguy cơ lạm phát do lƣợng tiền tệ trong lƣu thông tăng lên.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị tiền lương tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng đại hồng phúc (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)