Khái niệm quản lý nhà nƣớc về hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng cán

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tỉnh quảng nam (Trang 25 - 28)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.1. KHÁI QUÁT VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG ĐÀO

1.1.4. Khái niệm quản lý nhà nƣớc về hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng cán

cán bộ, công chức

QLNN là hoạt động có tổ chức và bằng pháp quyền của bộ máy nhà nƣớc để điều chỉnh các quá trình xã hội, hành vi của công dân và mọi tổ chức xã hội (chính trị, khoa học, xã hội...), giữ gìn trật tự xã hội và phát triển xã hội theo những mục tiêu đã định[38].

Khái niệm QLNN xét về mặt chức năng của nhà nƣớc, có thể phân biệt [38]:

-Theo nghĩa rộng

QLNN là toàn bộ mọi hoạt động của nhà nƣớc nói chung, mọi hoạt động mang tính chất nhà nƣớc, nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nƣớc.

QLNN là quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nƣớc, sử dụng quyền lực nhà nƣớc để điều chỉnh các quan hệ xã hội chủ yếu và quan trọng của con ngƣời. Điểm khác nhau cơ bản giữa QLNN và các hình thức quản lý khác là tính quyền lực nhà nƣớc gắn liền với cƣỡng chế nhà nƣớc khi cần. QLNN đƣợc thực hiện bởi toàn bộ hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nƣớc nhằm thực hiện chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nƣớc.

Nhƣ vậy theo nghĩa rộng thì QLNN bao gồm cả ba lĩnh vực: lập pháp, hành pháp và tƣ pháp.

-Theo nghĩa hẹp

QLNN đƣợc hiểu nhƣ quản lý hành chính nhà nƣớc, là hoạt động chấp hành và điều hành của cơ quan HCNN, các cơ quan nhà nƣớc khác và các tổ chức đƣợc nhà nƣớc ủy quyền quản lý trên cơ sở của luật và để thi hành luật nhằm thực hiện chức năng tổ chức, quản lý điều hành các quá trình xã hội của nhà nƣớc.

Nói cách khác quản lý hành chính nhà nƣớc là QLNN trong lĩnh vực hành pháp, đƣợc thực hiện bởi ít nhất một bên có thẩm quyền HCNN trong quan hệ chấp hành và điều hành. Tính chấp hành đƣợc thể hiện ở sự thực hiện trên thực tế các văn bản Hiến pháp, Luật, Nghị quyết... Tính điều hành đƣợc thể hiện ở chỗ để đảm bảo cho các văn bản pháp luật của cơ quan quyền lực đƣợc thực hiện dựa trên thực tế thì các chủ thể của quản lý hành chính nhà nƣớc phải tiến hành các hoạt động tổ chức và chỉ đạo trực tiếp đối với các đối tƣợng quản lý thuộc quyền.

nhƣng thực chất về nội dung đều có những điểm giống nhau, phản ánh bản chất của QLNN:

- Chủ thể của QLNN là các cơ quan nhà nƣớc, bao gồm cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp và cơ quan tƣ pháp.

- Khách thể của QLNN là các quá trình xã hội (trật tự QLNN, trật tự xã hội...do pháp luật quy định) và hoạt động của con ngƣời.

- QLNN là hoạt động chấp hành và điều hành. Chấp hành là thực hiện trên thực tế các quy định pháp luật của nhà nƣớc. Điều hành là hoạt động chỉ đạo trực tiếp đối với các đối tƣợng bị quản lý, có thể áp dụng các hình thức tổ chức xã hội trực tiếp và những hình thức ít mang tính pháp lý khác.

Trong QLNN, chủ thể và khách thể quản lý có mối quan hệ: một bên là chỉ huy, điều khiển; một bên là bị chỉ huy, điều khiển. Nhƣng hai yếu tố này không hề có mâu thuẫn, mà đó là sự thống nhất giữa hai mặt đối lập. Chủ thể và khách thể trong quan hệ quản lý có mối quan hệ là quyền lực trực thuộc, cấp dƣới phải phục tùng cấp trên, cả nƣớc phải phục tùng Trung ƣơng, toàn dân phải tuân thủ pháp luật của nhà nƣớc.

Tóm lại, QLNN là sự tác động có tổ chức, có định hƣớng của nhà nƣớc (chủ thể quản lý) lên các khách thể quản lý nhằm đạt đƣợc mục tiêu đã định trƣớc.

QLNN về hoạt động ĐTBD CBCC là một khái niệm chƣa đƣợc quy định rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên qua nghiên cứu các khái niệm có liên quan thì có thể hiểu QLNN về hoạt động ĐTBD CBCC là sự tác động có tổ chức, có định hƣớng của các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền lên đối tƣợng quản lý là các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực ĐTBD CBCC trên cơ sở chính sách, pháp luật về ĐTBD. QLNN về hoạt động ĐTBD CBCC nhằm nâng cao chất lƣợng, trình độ chuyên môn, đạo đức công vụ đối với đội ngũ CBCC. Mục tiêu thông qua công tác QLNN về hoạt động

ĐTBD CBCC là nhằm hƣớng đến tạo ra hiệu lực, hiệu quả trong công việc, công tác phục vụ nhân dân, phát triển nền kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nƣớc theo đúng định hƣớng mà nhà nƣớc đã đề ra.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tỉnh quảng nam (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)