6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ
1.2.1. Ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, văn bản pháp luật quy
quy định về đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức
Chính sách là công cụ chủ yếu để thực hiện QLNN đối với các quá trình phát triển kinh tế xã hội. Việc xây dựng và ban hành chính sách bao gồm toàn bộ quá trình nghiên cứu để hình thành các nội dung của chính sách và trình cơ quan có thẩm quyền thông qua chính sách đó.
Chính sách thƣờng đƣợc thể chế hóa bằng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh hành vi của các chủ thể phù hợp với mục tiêu đã đề ra của chính sách. Các văn bản quy phạm pháp luật sẽ tạo hành lang pháp lý cho phát triển đội ngũ CBCC, tác động vào các mối quan hệ sản xuất, quan hệ lao động và quản lý để điều chỉnh, định hƣớng cho sự phát triển của các hoạt động đó.
Pháp luật là một công cụ quan trọng nhất trong việc thực hiện quản lý nhà nƣớc. Vì Nhà nƣớc và pháp luật là những hiện tƣợng thuộc thƣợng tầng kiến trúc của xã hội, giữa nhà nƣớc và pháp luật tồn tại mối quan hệ biện chứng, hữu cơ, không thể tách rời, không thể có nhà nƣớc mà không có pháp luật: “Pháp luật là phƣơng tiện quan trọng để nhà nƣớc tổ chức và thực hiện có hiệu quả tất cả các chức năng của mình” [6]. Ngƣợc lại, pháp luật không thể tồn tại ở đâu ngoài nhà nƣớc, không thể phát huy tác động điều chỉnh các quan hệ xã hội nếu thiếu đi sự bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cƣỡng chế của nhà nƣớc. Chính vì vậy, “Nhà nƣớc là tổ chức duy nhất có quyền ban hành pháp luật và áp dụng pháp luật để quản lý xã hội, ban hành pháp luật và quản lý xã hội bằng pháp luật”, đó là một trong những đặc quyền của nhà nƣớc [9].
Pháp luật thực sự trở thành hình thức pháp lý biểu hiện nhu cầu vận động của các quy luật khách quan trong quản lý nhà nƣớc. Chính vì vậy, nó đặt mọi công dân, mọi thiết chế xã hội và ngay cả bản thân việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nƣớc dƣới sự chi phối tuyết đối của nó. Các Hiến pháp của nƣớc ta đều đã rất coi trọng pháp luật trong quản lý nhà nƣớc. Điều đó đƣợc khẳng định rõ ở Khoản 1 Điều 8 Hiến pháp 2013: “Nhà nƣớc đƣợc tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.”
Đặc biệt, pháp luật cũng chính là yếu tố để phân biệt giữa QLNN với những dạng quản lý khác. Trên cơ sở xây dựng, ban hành pháp luật, Nhà nƣớc phải tạo môi trƣờng pháp lý tin cậy, bình đẳng cho các chủ thể tham gia hoạt động ĐTBD CBCC. Do vậy, cơ quan QLNN có thẩm quyền phải ban hành các văn bản pháp luật kịp thời để điều chỉnh hoạt động ĐTBD CBCC. Hệ thống pháp luật quy định đối với hoạt động ĐTBD CBCC đƣợc thể hiện dƣới các văn bản luật, nghị định, thông tƣ do cơ quan lập pháp ban hành và các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nƣớc điều chỉnh đối với đối tƣợng này.
Tiêu chí đánh giá việc ban hành và thực hiện chính sách, văn bản pháp luật liên quan đến ĐTBD CBCC là:
Một là, mục tiêu chính sách, văn bản pháp luật cần rõ ràng, cụ thể, có tính khả thi, cần tính đến sự phát triển và xu hƣớng thay đổi của xã hội trong tƣơng lai bảo đảm sự tƣơng ứng với trình độ CBCC trong khu vực và trên thế giới. Kết quả chính sách đem lại đối với việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ ĐTBD của tỉnh.
Hai là, các giải pháp chính sách, văn bản pháp luật phải phù hợp, giải quyết đúng nguyên nhân của thực trạng đề ra, việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong mọi trƣờng hợp phải phù hợp với tinh thần, nội dung và
mục đích của công tác ĐTBD CBCC.
Ba là, việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phải đƣợc tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục quy định, công khai, minh bạch những thông tin liên quan đến ĐTBD CBCC.
1.2.2. Xây dựng và tổ chức thực hiện đề án, kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức
Kế hoạch là một chƣơng trình hành động cụ thể, để đạt đến các mục tiêu định trƣớc, trong những khoảng thời gian nhất định (hàng năm, năm năm, mƣời năm). Để đạt đƣợc những mục tiêu này thì kế hoạch phải đƣa ra những mục tiêu cụ thể và những giải pháp hành động cụ thể đƣợc lựa chọn thực hiện. Xây dựng kế hoạch ĐTBD là việc làm quan trọng đối với công tác ĐTBD CBCC, có ảnh hƣởng rất lớn đến tiến trình thực hiện các chƣơng trình ĐTBD. Xây dựng kế hoạch thực chất là việc xác định trƣớc phải làm gì, làm nhƣ thế nào, vào khi nào và ai sẽ làm. Nếu kế hoạch đƣợc xây dựng phù hợp với hoàn cảnh thực tế sẽ là động lực thúc đẩy đến quá trình ĐTBD để đạt đƣợc mục tiêu đã định. Ngƣợc lại, nếu kế hoạch không sát thực tế, thiếu khả thi sẽ ảnh hƣởng xấu tới kết quả ĐTBD gây ra sự mất cân đối giữa ĐBTD và sử dụng, dẫn đến lãng phí các nguồn lực.
Xây dựng kế hoạch ĐTBD CBCC phải dựa trên kết quả nghiên cứu, xác định nhu cầu ĐTBD thực tế. Căn cứ vào bảng tổng hợp nhu cầu ĐTBD của các đơn vị, địa phƣơng, cơ quan quản lý lên dự thảo kế hoạch bao gồm: đơn vị tổ chức, số lớp, số lƣợng học viên, đối tƣợng, địa điểm, thời gian tổ chức, dự trù kinh phí, phân công giảng viên, cán bộ quản lý lớp… Tuy nhiên, bản dự thảo kế hoạch còn chịu ảnh hƣởng bởi nhiều nhân tố, trong đó quan trọng là nguồn kinh phí ĐTBD và yêu cầu cấp thiết từ thực tế công tác.
Kế hoạch là công cụ quan trọng trong việc quản lý. Sau khi kế hoạch đƣợc cấp có thẩm quyền phê chuẩn, chúng là những căn cứ pháp lý để hƣớng
dẫn hoạt động và đánh giá hoạt động của các chủ thể tham gia thực thi kế hoạch đề ra.
Để xây dựng và tổ chức thực hiện các đề án, kế hoạch ĐTBD CBCC đƣợc hiệu quả thì cần phải quản lý tốt các khâu nhƣ sau:
Thứ nhất, xác định mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng
Mục tiêu ĐTBD của một đề án, kế hoạch là những kết quả cần phải đạt đƣợc sau khi thực hiện đề án, kế hoạch đó về các mặt nhƣ kiến thức, kỹ năng cần đạt tới, số lƣợng, cơ cấu học viên, khoảng thời gian nào cần phải hoàn thành… Xác định đúng đƣợc mục tiêu ĐTBD sẽ nâng cao đƣợc kết quả của cả quá trình ĐTBD. Mục tiêu có thể là mục tiêu chung của toàn công tác ĐTBD ở địa phƣơng, đơn vị hoặc là mục tiêu của từng chƣơng trình ĐTBD. Mục tiêu càng cụ thể, càng rõ ràng, chính xác bao nhiêu thì việc định hƣớng cho công tác đánh giá kết quả càng dễ dàng bấy nhiêu. Đánh giá đƣợc kết quả cần có mục tiêu và các mục tiêu đều phải tập trung phục vụ cho đƣờng lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc trong công tác quản lý nhà nƣớc.
Thứ hai, xác định nhu cầu, đối tượng đào tạo, bồi dưỡng
Là xác định đối tƣợng nào, số lƣợng bao nhiêu ngƣời cần đƣợc ĐTBD cho từng khóa học ĐTBD. Việc xác định đối tƣợng có ảnh hƣởng rất lớn đến kết quả của chƣơng trình ĐTBD.
Đơn vị làm công tác ĐTBD cần xác định cụ thể đối tƣợng cho từng khóa học, lớp học, chƣơng trình học. Việc làm này phải dựa trên nghiên cứu xác định nhu cầu của CBCC và căn cứ vào nhu cầu của đơn vị cử CBCC đi ĐTBD. Hiện nay, CBCC trƣớc khi đƣợc tuyển dụng, bổ nhiệm vào một vị trí hoặc chức danh nào đó thì họ đã ở một trình độ nhất định. Vì vậy cần nắm rõ trình độ của họ để lựa chọn đối tƣợng đi ĐTBD phù hợp, tránh ngƣời cần đi thì không đƣợc đi, ngƣời không cần đi lại đƣợc đi. Bên cạnh đó, xác định đối
tƣợng ĐTBD phải căn cứ vào nhu cầu của đơn vị sử dụng CBCC, đảm bảo sau khi ĐTBD thì CBCC đƣợc bố trí sử dụng hợp lý, phát huy hiệu quả công tác, thực thi công vụ.
Thứ ba, phân bổ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng
Để đảm bảo theo xu thế hội nhập và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của CBCC đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Hằng năm bộ máy quản lý hành chính nhà nƣớc thƣờng có nguồn kinh phí nhất định đầu tƣ cho hoạt động ĐTBD đội ngũ ĐTBD và nguồn kinh phí này đƣợc trích ra từ ngân sách nhà nƣớc nhằm khuyến khích ĐTBD đội ngũ ĐTBD tham gia học tập để nâng cao trình độ chuyên môn. Do vậy, cơ quan quản lý sẽ tuỳ thuộc vào số lƣợng cần ĐTBD trong năm để trích ra nguồn quỹ có tỷ trọng lớn hay nhỏ cho phù hợp. Vì kinh phí cho ĐTBD đội ngũ ĐTBD đƣợc trích từ ngân sách nhà nƣớc nên phải đƣợc dự tính một cách hợp lý. Kinh phí ĐTBD phụ thuộc vào nhu cầu ĐTBD, mục tiêu ĐTBD, phƣơng pháp ĐTBD và nó cũng quyết định phần nào đến kết quả của chƣơng trình ĐTBD. Do vậy, nó phải ở mức hợp lý chứ không thể quá thấp làm ảnh hƣởng đến kết quả ĐTBD.
Tiêu chí đánh giá việc xây dựng và tổ chức thực hiện các đề án, kế hoạch ĐTBD CBCC là:
Một là, đề án, kế hoạch phải đƣợc xây dựng, căn cứ trƣớc hết vào chủ
trƣơng, nghị quyết của cấp ủy Đảng liên quan đến công tác ĐTBD; dự thảo đề án, kế hoạch phải đƣợc thảo luận, bàn bạc và đƣợc cấp có thẩm quyền thông qua. Sau khi kế hoạch đã đƣợc thông qua, tiến hành hƣớng dẫn, tổ chức thực hiện theo đúng nội dung mà kế hoạch đã đề ra.
Hai là, kết quả ĐTBD so với chỉ tiêu, mục tiêu đề ra của đề án, kế
hoạch. Điều này nhằm xác định mức độ đạt đƣợc các mục tiêu, giúp nhà quản lý đƣa ra các quyết định phù hợp cho công tác ĐTBD CBCC. Về bản chất, đánh giá chính là việc so sánh những kết quả đạt đƣợc với kế hoạch đặt ra
trƣớc đó. Với ý nghĩa phát triển đội ngũ CBCC, đánh giá đƣợc xem nhƣ là việc kiểm tra, xem xét độc lập và có hệ thống của một chƣơng trình để xác định kết quả, hiệu quả của công tác ĐTBD.