Kiểm tra, đánh giá công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tỉnh quảng nam (Trang 70 - 75)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO,

2.3.3. Kiểm tra, đánh giá công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức

ngƣời học. Nguồn kinh phí dành cho hỗ trợ CBCC đi học ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng kinh phí ( năm 2015 chiếm 59,2%). Qua đó cho thấy tỉnh Quảng Nam ngày càng chú trọng trong việc thực hiện các chế độ, chính sách hỗ trợ ngƣời đi ĐTBD để khuyến khích, tạo động lực cho CBCC nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực công tác của mình.

2.3.3. Kiểm tra, đánh giá công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức chức

Kiểm tra, đánh giá công tác ĐTBD là một khâu quan trọng, cần thiết trong việc quản lý hoạt động ĐTBD CBCC nhằm đảm bảo hoạt động ĐTBD CBCC đúng quy định pháp luật và đạt hiệu quả cao. Thông qua kiểm tra, đánh giá nhằm giúp cơ quan quản lý biết đƣợc những công việc nào đã đƣợc làm tốt và những công việc nào chƣa đƣợc làm tốt, để có hƣớng thay đổi làm cho công tác ĐTBD ngày càng tốt hơn.

CBCC trong những năm qua Sở Nội vụ đã tham mƣu cho UBND tỉnh thành lập các đoàn kiểm tra để kiểm tra các cơ sở thực hiện chƣc năng ĐTBD CBCC trên địa bàn tỉnh trong đó chủ yếu là Trƣờng Chính trị Tỉnh Quảng Nam và các Trung tâm Bồi dƣỡng chính trị các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh. Nội dung công tác kiểm tra, đánh giá bao gồm một số vấn đề sau đây:

*Về công tác xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng

Căn cứ các văn bản chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và kế hoạch ĐTBD CBCC hàng năm của UBND tỉnh phê duyệt. Trƣờng Chính trị Tỉnh đã phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Nội vụ tỉnh và Trung tâm Bồi dƣỡng chính trị huyện, phối hợp Ban tổ chức huyện ủy và các Phòng Nội vụ huyện, thị xã, thành phố chủ động tuyển sinh để ĐTBD CBCC nhằm đáp ứng nhu cầu chuẩn hóa đội ngũ CBCC và từng bƣớc nâng cao trình độ, năng lực công tác của CBCC nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của từng cơ quan và các địa phƣơng. Nhờ sự phối hợp thực hiện của các cơ sở đào tào, bồi dƣỡng mà nhiều chỉ tiêu trong các đề án ĐTBD của tỉnh đã đạt và vƣợt.

*Công tác tổ chức, quản lý đào tạo, bồi dưỡng

Qua công tác kiểm tra cho thấy Trƣờng Chính trị Tỉnh thực hiện chức năng ĐTBD CBCC trên địa bàn tỉnh đã xây dựng các quy chế quy định cụ thể nhằm quản lý các khóa ĐTBD CBCC một cách chặt chẽ, khoa học. Căn cứ vào các quy chế của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Trƣờng Chính trị Quảng Nam đã xây dựng đƣợc "Quy chế học viên", "Quy chế công tác chủ nhiệm lớp", "Quy chế giảng viên"… để làm cơ sở cho việc đánh giá chất lƣợng giảng viên và học viên trong toàn khóa học của trƣờng. Cùng với bộ quy chế là những văn bản quy định về quy trình, thủ tục mở lớp, khai giảng, bế giảng, quy định về văn bằng, quản lý và cấp phát văn bằng, chứng chỉ cho các hệ ĐTBD tại trƣờng.

Cụ thể, trƣớc mỗi khóa ĐTBD, Trƣờng Chính trị Tỉnh và các Trung tâm Bồi dƣỡng chính trị huyện, thị xã, thành phố đều tiến hành duyệt hồ sơ, danh sách, kiểm tra văn bằng, chứng chỉ của tất cả các học viên đƣợc cử đi học nhằm đảm bảo đúng mục tiêu, đối tƣợng tuyển sinh. Trƣớc khi khai giảng các khoá ĐTBD, Trƣờng Chính trị Tỉnh và các Trung tâm Bồi dƣỡng chính trị huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ các tài liệu nhƣ: kế hoạch toàn khóa, sổ đầu bài, lịch giảng dạy, phiếu báo giảng, giáo viên chủ nhiệm lớp…để làm cơ sở quản lý trực tiếp quá trình ĐTBD, đồng thời làm cơ sở theo dõi, nắm bắt tình hình và chỉ đạo và giải quyết các vƣớng mắt đối với lớp học một cách kịp thời. Những việc làm này hiện nay đã trở thành hoạt động có nề nếp của Trƣờng Chính trị Tỉnh và các Trung tâm Bồi dƣỡng và đƣợc các cơ quan chức năng phối hợp thực hiện đầy đủ, có hiệu quả cao.

Nhìn chung sự phối hợp triển khai công tác quản lý ĐTBD đã đƣợc Trƣờng Chính trị Tỉnh và các đơn vị phối hợp thực hiện chặt chẽ và có hiệu quả tốt. Trong nhiều năm qua, sau khi đƣợc Tỉnh ủy và UBND tỉnh Quảng Nam giao chỉ tiêu kế hoạch ĐTBD hàng năm, Trƣờng Chính trị Tỉnh, các Trung tâm Bồi dƣỡng chính trị huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị phối hợp thƣờng xuyên tổ chức hội thảo phối hợp triển khai công tác ĐTBD với các Sở, Ban, ngành và các huyện, thị xã, thành phố phối hợp mở lớp. Thông qua hội thảo, tỉnh có thể đánh giá công tác phối hợp quản lý ĐTBD trong năm trƣớc và bàn các giải pháp để phối hợp triển khai tốt kế hoạch ĐTBD đã đƣợc cấp trên giao cho.

* Về hình thức đào tạo, bồi dưỡng

Trong những năm qua, hình thức và phƣơng pháp đào tạo cũng đã có những đổi mới đáng ghi nhận. Hình thức ĐTBD CBCC ngày càng phong phú, đa dạng đáp ứng nhu cầu thực tiễn đặt ra.

đội ngũ giảng viên và báo cáo viên mà cho đến nay, qua lấy phiếu thăm dò học viên của các lớp đào tạo ĐTBD CBCC tại trƣờng Chính trị Quảng Nam thì tỷ lệ sử dụng phƣơng pháp mới trong giảng dạy của giảng viên là khá cao trong đó sử dụng các phƣơng pháp lấy học viên làm trung tâm đạt 67,5%, phƣơng pháp nêu vấn đề đạt 36%, phƣơng pháp thảo luận nhóm là 20,4%, ngoài ra tỷ lệ giảng viên, báo cáo viên sử dụng các phƣơng tiện hiện đại để hỗ trợ nhƣ máy tính, máy chiếu là 34,3%; còn tỷ lệ giảng viên và báo cáo viên sử dụng phƣơng pháp truyền thống đọc, chép chỉ còn 8,8%, 1,8% ý kiến khác [29].

* Về đội ngũ giảng viên và báo cáo viên

Qua kiểm tra cho thấy những năm qua Trƣờng Chính trị Tỉnh Quảng Nam, các Trung tâm Bồi dƣỡng chính trị huyện, và các ban ngành có đội ngũ báo cáo viên kiêm chức đã rất quan tâm đến việc ĐTBD đối với đội ngũ này. Đa số đội ngũ giảng viên đƣợc tuyển dụng có chọn lọc và đã đƣợc trang bị kiến thức nghiệp vụ sƣ phạm, kỹ năng đứng lớp. Đội ngũ giảng viên ở Trƣờng Chính trị tỉnh và các Trung tâm Bồi dƣỡng chính trị các huyện, thị xã, thành phố từng bƣớc đƣợc chuẩn hóa, nâng cao chất lƣợng, vững vàng về chuyên môn, cơ bản đáp ứng đƣợc với nhiệm vụ giáo dục lý luận chính trị hiện nay. Có thể nói, đội ngũ giảng viên chuyên trách, giảng viên kiêm chức các cấp đều có phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong gƣơng mẫu, tuyệt đối tin tƣởng vào sự lãnh đạo của Đảng, nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác, quan tâm cải tiến phƣơng pháp giảng dạy; kết hợp khá tốt giữa lý luận và thực tiễn để nâng cao chất lƣợng ĐTBD.

Trong số 71 giảng viên và 142 giảng viên kiêm chức ở Trƣờng Chính trị và 18 Trung tâm Bồi dƣỡng Chính trị các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Quảng Nam cho thấy: trình độ chuyên môn của giảng viên có học vị thạc sĩ chiếm 18,3%; giảng viên kiêm chức có trình độ cử nhân trở lên chiếm

95,1%. Về trình độ lý luận chính trị, có 36/71 giảng viên và 139/142 giảng viên kiêm chức có trình độ cao cấp lý luận chính trị. Đặc biệt, ở Trƣờng Chính trị tỉnh Quảng Nam, năm 2010, giảng viên có trình độ thạc sĩ chỉ có 5/33 ngƣời (tỷ lệ: 15,1%), thì đến năm 2015 có đến 30/33 ngƣời (90,9%); chỉ trong vòng 5 năm đội ngũ giảng viên có trình độ sau đại học tăng 75,8%, chƣa kể hiện có 01 giảng viên đang học nghiên cứu sinh.[29]

Hiện nay, đội ngũ giảng viên, giảng viên kiêm chức và báo cáo viên còn thiếu về số lƣợng và chất lƣợng chƣa cao. Theo Quyết định số 184-QĐ/TW ngày 3/9/2008 của Ban bí thƣ về chức năng nhiệm vụ tổ chức bộ máy của trƣởng Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng thì bố trí định biên cho Trƣờng Chính trị Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng là 60 ngƣời, trong đó giảng viên chiếm 2/3 (40 ngƣời), nhƣng hiện nay ở Trƣờng Chính trị tỉnh Quảng Nam chỉ mới có 49 cán bộ, viên chức, trong đó có 33 giảng viên (cả biên chế, hợp đồng). Theo Quyết định số 185-QĐ/TW ngày 03/9/2018 của Ban Bí thƣ về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Trung tâm Bồi dƣỡng chính trị huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì bố trí định biên cho trung tâm là từ 4 đến 6 ngƣời, nhƣng hiện nay ở các Trung tâm Bồi dƣỡng chính trị các huyện thì không thống nhất, có nơi 3 ngƣời, có nơi 6 ngƣời. Về chất lƣợng của đội ngũ giảng viên, giảng viên kiêm chức và báo cáo viên ở các Trung tâm Bồi dƣỡng Chính trị huyện, thị xã, thành phố có trình độ chuyên môn chƣa cao, có đến hơn 80% có trình độ chuyên môn là đại học. Điều này đã làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng công tác bồi dƣỡng CBCC nói chung và CBCC cấp xã nói riêng.

Ngoài việc kiểm tra các cơ sở ĐTBD nhƣ trên. Sở Nội vụ còn tổ chức các đợt về công tác nội vụ của các đơn vị, địa phƣơng trong tỉnh theo kế hoạch hàng năm. Tuy nhiên các đợt kiểm tra chủ yếu là về công tác tuyển dụng, điều động, bổ nhiệm, còn công tác ĐTBD chƣa đƣợc chú trọng. Chủ yếu kiểm tra về số lƣợng, đối tƣợng, kinh phí thực hiện ĐTBD có đúng với

báo cáo của đơn vị, địa phƣơng hay không. Qua kết quả kiểm tra thì việc báo cáo của các đơn vị, địa phƣơng là chính xác. Tuy nhiên chƣa có hoạt động kiểm tra, đánh giá việc xác định nhu cầu, xây dựng kế hoạch, kiểm tra giám sát công tác ĐTBD của các đơn vị, địa phƣơng. Qua đó cho thấy công tác kiểm tra, đánh giá còn hình thức và chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tỉnh quảng nam (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)