Kinh nghiệm của Thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tỉnh quảng nam (Trang 42 - 44)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG ĐÀO

1.4.2. Kinh nghiệm của Thành phố Hồ Chí Minh

Là một đô thị và trung tâm kinh tế lớn nhất cả nƣớc; trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội thì công tác ĐTBD CBCC đã đƣợc Thành uỷ, chính quyền thành phố quan tâm đầu tƣ phát triển, đạt đƣợc nhiều kết quả tốt đẹp. Bên cạnh những thành tích đạt đƣợc trong ĐTBD công chức theo chỉ đạo, quy định, hƣớng dẫn của Trung ƣơng về đối tƣợng, nội dung, chƣơng trình, phƣơng pháp, hình thức ĐTBD thì thành phố đã có một số chính sách, cách làm sáng tạo mới.

Thành phố hƣớng đến việc đào tạo các ngành cụ thể đối với từng lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ cần thiết thực tế hiện nay theo Chƣơng trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ (tập trung tuyển chọn, đào tạo các ngành khoa học kỹ thuật và xã hội: công nghệ thông tin; xây dựng, quy hoạch đô thị, quản lý đô thị, môi trƣờng; vật liệu mới; quản lý dự án; quản lý nhà nƣớc trên các lĩnh vực; quản trị kinh doanh, thị trƣờng tài chính, chứng khoán…). Đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành công nghệ sinh học ở trong nƣớc và nƣớc ngoài (sinh học phân tử động, thực vật; di truyền chọn tạo giống cây trồng; vaccine, protein tái tổ hợp; công nghệ sinh học môi trƣờng; công nghệ vi sinh; công nghệ sinh học thủy sản…). Đào tạo đội ngũ kỹ sƣ, thạc sĩ tin học, điện tử…phục vụ công tác quản lý, vận hành hệ thống hạ tầng, khai thác các

chƣơng trình phần mềm ứng dụng trong quản lý nhà nƣớc lĩnh vực giao thông vận tải, vận tải hành khách công cộng, đƣờng sắt đô thị, đƣờng thủy, đƣờng cao tốc, hầm ngầm, cầu vƣợt trên cao... (hình thức đào tạo trong nƣớc, nƣớc ngoài và kết hợp cả hai hình thức trong và ngoài nƣớc).

Ðiểm nhấn trong công tác cán bộ của TP Hồ Chí Minh thời gian qua là Chƣơng trình tạo nguồn quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý trẻ tuổi và Chƣơng trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ của thành phố (2006-2015). [41] Từ năm 2001 đến năm 2016, đội ngũ cán bộ Chƣơng trình tạo nguồn quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý trẻ tuổi đã đƣợc xét tuyển và bố trí công tác là 1.524 ngƣời; trong năm 2014, đã cho thôi tham gia chƣơng trình đối với 437 cán bộ. Hiện nay, chƣơng trình có 1.087 cán bộ có độ tuổi dƣới 35 và đang công tác, trong đó có 562 nữ (51,70%); 893 đảng viên; 417 thạc sĩ; 391 cán bộ đƣợc đề bạt, bổ nhiệm; 344 cán bộ tham gia cấp ủy cơ sở và 85 cán bộ tham gia cấp ủy cấp trên cơ sở.

Chƣơng trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ đã đƣa đào tạo 582 học viên, gồm 28 tiến sĩ và 554 thạc sĩ, trong đó có 333 nữ, 341 đảng viên. Phần lớn cán bộ đƣợc tuyển chọn đào tạo có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm, trình độ chuyên môn cao, chịu khó nghiên cứu, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đƣợc giao. Hiện nay, Chƣơng trình có 44 tiến sĩ, 533 thạc sĩ đã hoàn thành chƣơng trình học tập và đang công tác tại các sở - ngành, quận - huyện, doanh nghiệp; trong đó có 298 cán bộ nữ, 460 đảng viên; 326 cán bộ đang giữ nhiệm vụ trƣởng, phó trƣởng phòng sở - ngành, quận - huyện và tƣơng đƣơng trở lên; 62 cán bộ tham gia cấp ủy cấp trên cơ sở và 158 cán bộ tham gia cấp ủy cơ sở.

Hàng năm, có trên 90% cán bộ của 2 chƣơng trình đƣợc đơn vị đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên và có chiều hƣớng phát triển tốt. Nhiều cán bộ trẻ thể hiện đƣợc năng lực trong công tác, đƣợc bầu vào cấp ủy các

cấp, đƣợc bổ nhiệm các chức danh chủ chốt và giới thiệu ứng cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân thành phố.

Có thể nói cùng với chính sách khuyến khích ĐTBD CBCC và chính sách hỗ trợ của TP. Hồ Chí Minh đã thúc đẩy đội ngũ ĐTBD của thành phố tích cực học tập, nâng cao năng lực công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ theo yêu cầu tình hình, nhiệm vụ mới. Đây là một kinh nghiệm quý để các địa phƣơng học tập.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tỉnh quảng nam (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)