Điều kiện kinh tế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tỉnh quảng nam (Trang 49 - 50)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA TỈNH

2.1.2. Điều kiện kinh tế

Bảng 2.1. Cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Nam năm 2016

TT Nội dung

Theo giá hiện hành năm 2016 Theo giá so sánh năm 2010 Ƣớc tính kỳ báo cáo (Triệu đồng) Cơ cấu (%) Ƣớc tính kỳ báo cáo (Triệu đồng) Kỳ báo cáo so với cùng kỳ năm trƣớc (%) 1 GRDP 79.863.530 100 62.314.989 114,83

2 Nông, lâm nghiệp

và thủy sản 9.621.665

12,05

6.466.229 101,30

3 Công nghiệp, xây

dựng 32.067.264 40,15 26.711.203 113,44 4 Dịch vụ 21.983.226 27,53 16.132.435 108,58 5 Thuế sản phẩm –

Trợ cấp sản phẩm 16.191.375 20,27 13.005.121 137,17

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Quảng Nam)

Trong những năm qua, nhờ đổi mới tƣ duy, lựa chọn đúng khâu đột phá, đổi mới cách nghĩ, cách làm, lại có quyết tâm cao, sự đoàn kết, thống nhất của Đảng bộ, sự đồng thuận của nhân dân, nên cơ cấu kinh tế của tỉnh đã chuyển dịch theo hƣớng tích cực. Quy mô GRDP cả năm 2016 theo Cục thống kê tỉnh Quảng Nam [8] đạt 79.863.830 triệu đồng (tăng 14,83% so với cùng kỳ năm trƣớc). Tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm trên

40,15% (tăng 13,44% so với cùng kỳ năm trƣớc); khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 12,05% (tăng 1,3% so với cùng kỳ năm trƣớc); khu vực dịch vụ chiếm 27,53% (tăng 8.58% so với cùng kỳ năm trƣớc) và thuế sản phẩm – trợ cấp sản phẩm chiếm 20.27% (tăng 37,17% so với cùng kỳ năm trƣớc). Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu của tỉnh đã khẳng định đƣợc vị thế trên thị trƣờng nhƣ: Ô tô, giày da, may mặc, bia, nƣớc giải khác, điện sản xuất, linh kiện điện tử, vật liệu xây dựng,…

Quảng Nam với cơ cấu kinh tế chủ yếu là công nghiệp, xây dựng và dịch vụ chiếm 67,68% cơ cấu GRDP. Hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra những yêu cầu đặc thù đối với đội ngũ CBCC trong công tác quản lý nhà nƣớc. Trong thực hiện công việc, những mảng kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế, về quản lý ngƣời nƣớc ngoài, quản lý hoạt động dịch vụ, quán lý trật tự, an toàn xã hội là rất cần thiết. Vì vậy, các chƣơng trình ĐTBD cho đội ngũ cán bộ ở đây cần có sự điều chỉnh, tăng thêm với một mức độ hợp lý các nội dung kiến thức nêu trên.

Để công tác ĐTBD có hiệu quả thiết thực, đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực thực thi công vụ của CBCC, khi xây dựng kế hoạch, triển khai công tác ĐTBD, cần tính đến những nét đặc thù của các nhóm đối tƣợng để thiết kế nội dung chƣơng trình cho phù hợp.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tỉnh quảng nam (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)