6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ
HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
1.3.1. Nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức đối với công tác đào tạo, bồi dƣỡng tạo, bồi dƣỡng
Nhận thức của đội ngũ CBCC đối với hoạt động ĐTBD là yếu tố cơ bản, có tính chất quyết định tới các kết quả của hoạt động ĐTBD. Nhận thức đúng đắn về hoạt động ĐTBD sẽ là tiền đề, là kim chỉ nam cho những hành động, việc làm đúng đắn, khoa học và ngƣợc lại. Nếu mỗi CBCC đều nhận thức đƣợc vai trò, tầm quan trọng trong việc tham gia ĐTBD là giúp họ nâng
cao trình độ, kiến thức, kỹ năng, phƣơng pháp làm việc của bản thân và nếu họ hiểu học tập là để phục vụ chính họ trong việc nâng cao chất lƣợng hoạt động công vụ thì họ sẽ có ý thức trong việc tự rèn luyện, trau dồi kiến thức, học hỏi, chủ động xin tham gia các khóa ĐTBD một cách tích cực, ham mê và có hiệu quả.
Nếu nhận thức đúng đắn, CBCC sẽ có thái độ tích cực khi tham gia các khóa ĐTBD, khi đó công tác ĐTBD sẽ đạt đƣợc kết quả tốt, hoạt động ĐTBD của cơ quan quản lý đạt đƣợc mục tiêu và kế hoạch đề ra. Ngƣợc lại, nhận thức sai lệch sẽ khiến CBCC có thái độ thờ ơ khi tham gia các khóa ĐTBD, gây nên tình trạng lãng phí trong ĐTBD. Phải tốn nhiều thời gian, kinh phí để cử CBCC tham gia ĐTBD nhƣng kết quả là sau khóa học năng lực và thái độ làm việc của họ không đƣợc cải thiện hoặc cải thiện nhƣng không rõ rệt. Khi đó mục tiêu của hoạt động ĐTBD sẽ không đạt đƣợc.
1.3.2. Quan điểm của đơn vị quản lý, sử dụng cán bộ, công chức
Quan điểm của đơn vị quản lý, sử dụng CBCC có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đạt đƣợc mục tiêu, kết quả cao trong hoạt động ĐTBD. Vai trò này thể hiện ở những quan điểm về chủ trƣơng, chính sách, chế độ đãi ngộ, tính phối hợp trong thực hiện hoạt động ĐTBD của đơn vị, từ đó ảnh hƣởng đến nguồn lực mà đơn vị dành cho ĐTBD CBCC của mình. Nếu đơn vị quan tâm, chú trọng đến hoạt động ĐTBD sẽ có những chế độ, chính sách ĐTBD CBCC phù hợp. Các chính sách ƣu tiên, động viên, khuyến khích giúp thúc đẩy các hoạt động ĐTBD, qua đó thúc đẩy CBCC của đơn vị tích cực tham gia học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực công tác và ngƣợc lại.
Chúng ta đều biết con ngƣời là một sinh vật bậc cao có ý thức, mọi hoạt động đều có mục đích và luôn có một động lực tƣơng ứng nhằm thúc đẩy hoạt động để thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của mình. Vì vậy, thƣờng
xuyên chăm lo, quan tâm đến lợi ích vật chất (tiền học phí, hỗ trợ tiền ăn ở, đi lại...), lợi ích tinh thần (biểu dƣơng, khen thƣởng khi đạt đƣợc kết quả cao trong quá trình học tập...) và có chính sách đãi ngộ phù hợp là các công cụ rất hữu ích trong việc thúc đẩy hiệu quả của hoạt động ĐTBD. Đối với những cơ quan hạn chế về tài chính, không đủ nguồn quỹ cho việc khuyến khích, hỗ trợ bằng vật chất thì hình thức khen thƣởng, công nhận bằng tinh thần cũng phát huy giá trị rất to lớn. Sử dụng đồng bộ, phù hợp các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ chính là tạo động lực để CBCC tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực công tác. Đó là một trong những nhân tố góp phần nâng cao chất lƣợng của hoạt động ĐTBD và QLNN về hoạt động ĐTBD CBCC .
Mặc khác sự phối kết hợp của đơn vị quản lý, sử dụng CBCC với đơn vị ĐTBD cũng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình ĐTBD. Nó ảnh hƣởng đến đối tƣợng ĐTBD mà đơn vị cử đi có phù hợp với chƣơng trình ĐTBD hay không, qua đó ảnh hƣởng đến chất lƣợng ĐTBD. Sự phối hợp này còn thể hiện ở chỗ đơn vị quản lý, sử dụng CBCC có tạo mọi điều kiện thuận lợi cho CBCC đƣợc tham gia ĐTBD.