Thực trạng công tác ban hành và thực hiện chính sách, văn bản

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tỉnh quảng nam (Trang 56 - 70)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO,

2.3.1. Thực trạng công tác ban hành và thực hiện chính sách, văn bản

bản pháp luật quy định về đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức

Tỉnh Quảng Nam luôn quan tâm đến công tác ĐTBD CBCC của tỉnh cho ngang tầm với các tỉnh, thành phát triển trong cả nƣớc. Đảng bộ tỉnh xác định nhân tố con ngƣời vừa là mục tiêu, vừa là động lực trong mọi quá trình phát triển kinh tế-xã hội, đội ngũ CBCC là nòng cốt, quyết định sức mạnh của chính quyền tỉnh. Nhấn mạnh hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền tỉnh đƣợc quyết định bởi đội ngũ này. Trong thời đại của nền kinh tế tri thức, thì nhất định chính quyền phải đổi mới nội dung, phƣơng thức lãnh đạo quản lý cho phù hợp với thực tế; phải biết năng động tìm kiếm các giải pháp tối ƣu, sử dụng các tiến bộ khoa học-kỹ thuật và công nghệ mới vào thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chính quyền, nghĩa là đội ngũ CBCC trên địa bàn từ tỉnh cho đến tận cơ sở phải đƣợc ĐTBD thƣờng xuyên; trong đội ngũ đó phải bao gồm những nhân tài của tỉnh.

Với quan điểm xuyên suốt này, nên ngay từ khi bƣớc vào giai đoạn đầu cải cách hành chính của tỉnh, Tỉnh uỷ đã có Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 30/6/2011 về công tác cán bộ giai đoạn 2011-2015 và định hƣớng đến năm 2020 và thống nhất tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp uỷ đảng, chính quyền tỉnh và các tổ chức đoàn thể cùng phối hợp thực hiện sự nghiệp ĐTBD CBCC

tỉnh.

Qua 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 30/6/2011 của Tỉnh ủy về công tác cán bộ giai đoạn 2011-2015 và định hƣớng đến năm 2020, công tác cán bộ và chất lƣợng đội ngũ CBCC từ tỉnh đến cơ sở đã có nhiều chuyển biến tích cực và đạt nhiều kết quả. Hầu hết các cấp, các ngành đã thể hiện rõ quyết tâm trong việc xây dựng, nâng cao chất lƣợng đội ngũ CBCC; tập trung quy hoạch, ĐTBD và đẩy mạnh việc luân chuyển cán bộ; kịp thời củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Nhờ thực hiện tốt các khâu trong công tác cán bộ, nên chất lƣợng đội ngũ CBCC từ tỉnh đến cơ sở nâng lên đáng kể, nhiều chỉ tiêu trong Nghị quyết số 04/NQ-TU ngày 30/6/2011 đã đạt và vƣợt. Đội ngũ CBCC cấp xã có trình độ đại học trở lên đạt 55,83%, tăng 28,37% so với trƣớc khi có Nghị quyết số 04; trong đó, đội ngũ CBCC các xã thuộc huyện đồng bằng có trình độ đại học chuyên môn trở lên đạt 67,3% (Nghị quyết 60%), các xã thuộc huyện miền núi đạt 39,5% (Nghị quyết 30%). Đội ngũ Giám đốc, Phó giám đốc các Sở, Ban, ngành và tƣơng đƣơng của tỉnh có trình độ sau đại học đạt 35,1% (Nghị quyết 25%) [26].

Trên cơ sở tổng kết, đánh giá kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 12/8/2016, Ban thƣờng vụ Tỉnh uỷ đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU về nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, kiện toàn tổ chức bộ máy giai đoạn 2016-2020 và định hƣớng đến năm 2025 theo yêu cầu phát triển cả bề rộng và chiều sâu, yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng mở rộng.

Trong giai đoạn 2010-2015 vừa qua, quán triệt thực hiện Nghị quyết Đại hội X, XI và gần đây nhất là Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết Trung ƣơng 3 khóa VIII về chiến lƣợc cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc; các quy định của Đảng, Nhà nƣớc về chế

độ ĐTBD. Và để xây dựng và nâng cao chất lƣợng đội ngũ ĐTBD của tỉnh Quảng Nam từ tỉnh đến cơ sở, căn cứ Khoản 1 Điều 27 Nghị định số 18/2010/NĐ-CP, căn cứ Nghị quyết số 27/2011/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam về sửa đổi, bổ sung một số Điều tại Nghị quyết số 100/2007/NQ-HĐND ngày 14 tháng 12 năm 2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khóa VII và một số chính sách xây dựng, nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011- 2015, định hƣớng đến 2020; tỉnh Quảng Nam đã xây dựng, ban hành các văn bản pháp luật nhằm khuyến khích công chức không ngừng nâng cao trình độ, năng lực công tác, cụ thể nhƣ sau:

Ngày 30/12/2013, UBND tỉnh Quảng Nam ban hành Quyết định số 36/2013/QĐ-UBND về việc quy định về chế độ trợ cấp đi học và công tác quản lý đối với ngƣời đƣợc cử đi đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ở nƣớc ngoài để thay thế Quyết định số 42/2008/QĐ-UBND ngày 27/10/2008 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc quy định cơ chế, chính sách và công tác quản lý đối với ngƣời đƣợc cử đi đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ở nƣớc ngoài. Văn bản có nhiều điểm thay đổi nhƣ trong Khoản 2 Điều 8 của văn bản này quy định thì tùy từng trƣờng hợp cụ thể đƣợc hỗ trợ kinh phí đi học nhƣ sau: Ngƣời đƣợc cử đi học tập trung toàn khóa ở nƣớc ngoài phải tự túc toàn bộ kinh phí đi học thì đƣợc hỗ trợ 100% học phí và các khoản chi phí bắt buộc phải nộp cho cơ sở đào tạo, tiền sinh hoạt phí hàng tháng theo quy định hiện hành của nhà nƣớc và 100% các khoản chi phí nhƣ thủ tục xuất nhập cảnh, bảo hiểm y tế tối thiểu bắt buộc trong thời gian đào tạo ở nƣớc ngoài, tiền vé máy bay hoặc tiền tàu, xe đi từ Việt Nam đến nơi học tập và ngƣợc lại (một lƣợt đi và về cho cả khoá học). Sau khi hoàn thành khoá đào tạo đƣợc phân công, bố trí công tác phù hợp.Tuy nhiên nếu ngƣời đƣợc cử đi học nếu không thực hiện đúng các quy định tại văn bản này thì có thể phải đền bù chi phí đào tạo tùy từng trƣờng

hợp cụ thể.

Ngày 30/12/2013, UBND tỉnh Quảng Nam ban hành Quyết định số 37/2013/QĐ-UBND về việc quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ ĐTBD cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Quảng Nam thay thế Quyết định số 14/2010/QĐ-UBND ngày 22/7/2010 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc quy định cơ chế, chính sách hỗ trợ ĐTBD CBCC. Theo văn bản này thì chế độ hỗ trợ đối với CBCC cụ thể nhƣ sau:

Về chính sách hỗ trợ đào tạo chuyên môn, lý luận chính trị và bồi dƣỡng CBCC.

- Về sinh hoạt phí:

+ Đi học chuyên môn và bồi dƣỡng: Đƣợc hỗ trợ 300.000 đồng/ ngƣời/tháng tập trung học tập; ngoài ra là ngƣời dân tộc thiểu số thì đƣợc hỗ trợ thêm 100.000đồng/ngƣời/tháng, là nữ thì đƣợc hỗ trợ thêm 100.000 đồng/ ngƣời/tháng, là nữ trong thời gian đi học phải nuôi con nhỏ dƣới 25 tháng tuổi thì đƣợc hỗ trợ thêm 300.000đồng/ngƣời/tháng.

+ Đi học lý luận chính trị: Học cử nhân, cao cấp lý luận chính trị hệ tập trung đƣợc hỗ trợ bằng 0,5 lần mức lƣơng tối thiểu chung/ngƣời/tháng; học tại Học viện Chính trị-Hành chính Khu vực III (tại Đà Nẵng) đƣợc hỗ trợ bằng 0,3 lần mức lƣơng tối thiểu chung/ngƣời/tháng; học cao cấp lý luận chính trị - hành chính hệ vừa làm vừa học (do Học viện Hành chính Khu vực III mở tại tỉnh Quảng Nam) và học trung cấp lý luận chính trị-hành chính thì đƣợc hỗ trợ bằng 0,5 lần mức lƣơng tối thiểu chung/ngƣời/tháng. Ngoài ra, các đối tƣợng sau đây đƣợc hỗ trợ thêm: Nếu là nữ hoặc là ngƣời dân tộc thiểu số thì đƣợc hỗ trợ thêm 0,2 lần mức lƣơng tối thiểu chung/ngƣời/tháng; nếu là nữ đang nuôi con nhỏ dƣới 24 tháng tuổi thì đƣợc hỗ trợ thêm 0,3 lần mức lƣơng tối thiểu chung/ngƣời/tháng.

tháng tập trung học tập. - Tiền học phí:

+ Đi học chuyên môn và bồi dƣỡng: Tùy từng đối tƣợng cụ thể trong quy định này mà đƣợc thanh toán 50%, 70%, 100% tiền học phí.

+ Đi học lý luận chính trị: Các đối tƣợng theo quy định đƣợc thanh toán 100% tiền học phí.

Về cơ chế, chính sách hỗ trợ đào tạo sau đại học ở trong nƣớc đối với CBCC thỏa mãn các điều kiện theo quy định thì đƣợc hỗ trợ nhƣ sau:Nghiên cứu sinh tiến sĩ thì đƣợc hỗ trợ sinh hoạt phí 800.000đồng/ngƣời/tháng; thanh toán tối đa 03 năm, mỗi năm 10 tháng (hệ đào tạo chính quy tập trung hoặc chính quy không tập trung) và hỗ trợ tiền làm và bảo vệ luận án tốt nghiệp 15.000.000đồng/ngƣời; Thạc sĩ đƣợc hỗ trợ sinh hoạt phí 600.000đồng/ ngƣời/tháng; thanh toán tối đa 02 năm, mỗi năm 10 tháng (hệ đào tạo chính quy tập trung hoặc chính quy không tập trung) và hỗ trợ tiền làm và bảo vệ luận án tốt nghiệp 7.000.000đồng/ngƣời. Đồng thời thanh toán 50% tiền học phí cho đối tƣợng đào tạo.

Có thể nói các văn bản về ĐTBD CBCC của UBND tỉnh Quảng Nam đã tạo cơ sở pháp lý cho công tác QLNN về ĐTBD CBCC. Những văn bản đó đƣợc ban hành kịp thời, có tác động mạnh đến sự phát triển và nâng cao chất lƣợng đội ngũ CBCC tại tỉnh Quảng Nam. Nội dung chính của các văn bản nêu trên đều đảm bảo các tiêu chí nhƣ:

Thứ nhất, các nội dung của đề án, kế hoạch rất rõ ràng, cụ thể nhƣ đã

căn cứ vào vị trí việc làm; tiêu chuẩn ngạch công chức; tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; đồng thời căn cứ trên nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của các đơn vị, địa phƣơng trong tỉnh.

Thứ hai, các mục tiêu, giải pháp của chính sách, văn bản pháp luật là đúng đắn, phù hợp, giải quyết đúng nguyên nhân của vấn đề đặt ra của thực

tiễn, đảm bảo nguyên tắc tập trung, thống nhất, kết hợp với cơ chế phân cấp ĐTBD để phát huy tính tự chủ, sáng tạo của các đơn vị sử dụng CBCC trong hoạt động ĐTBD.

Thứ ba, việc ban hành các văn bản pháp luật đều căn cứ theo các quy

định, hƣớng dẫn trong các luật, nghị định, thông tƣ của chính phủ, cơ quan cấp trên, đảm bảo tính công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền trong các văn bản ban hành.

2.3.2.Thực trạng công tác xây dựng và thực hiện đề án, kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XX đã nhấn mạnh: “xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức từ tỉnh đến cơ sở đủ số lƣợng, bảo đảm chất lƣợng, có cơ cấu hợp lý, vững vàng về chính trị, có phẩm chất đạo đức, lối sống tốt, có năng lực và trình độ, thật sự có tâm và có tầm để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.” Để làm tốt công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức, UBND tỉnh đã xây dựng Đề án “Đào tạo, bồi

dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020”

[32] nhằm đánh giá thực trạng chất lƣợng đội ngũ CBCC; thực trạng công tác ĐTBD CB, CC và đề ra mục tiêu, giải pháp cho công tác ĐTBD CBCC giai đoạn 2011-2015, định hƣớng đến năm 2020.

Những căn cứ chủ yếu để xây dựng Đề án đó là:

- Kết luận số 37-KL/TW ngày 02/02/2009 Hội nghị lần thứ 9 BCH T.Ƣ khóa X về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chiến lƣợc cán bộ từ nay đến năm 2020.

- Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày Căn cứ Nghị định số 18/2010/NĐ- CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dƣỡng công chức.

- Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.

- Quyết định số 1374/QĐ-TTg ngày 12/8/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011-2015.

- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XX. - Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 30 tháng 6 năm 2011 của Tỉnh ủy Quảng Nam về công tác cán bộ giai đoạn 2011-2015 và định hƣớng đến năm 2020.

Ngoài ra UBND tỉnh còn xây dựng các đề án nhƣ: Đề án đào tạo ngoại ngữ theo chuẩn quốc tế giai đoạn 2011-2015; Đề án đào tạo nguồn cán bộ chủ chốt xã, phƣờng, thị trấn giai đoạn 2011-2016.

Để thực hiện thành công đề án “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020”, hàng năm UBND tỉnh đều

xây dựng và ban hành kế hoạch ĐTBD CBCC. Xây dựng kế hoạch ĐTBD là việc xác định đối với nhu cầu ĐTBD của CBCC phải tham gia vào các khóa ĐTBD nào phù hợp để bảo đảm rằng sau khóa học họ thực hiện công việc tốt hơn. Việc xây dựng kế hoạch ĐTBD CBCC dựa trên cơ sở chiến lƣợc và quy hoạch tổng thể xây dựng đội ngũ CBCC. Căn cứ vào kết quả thực hiện kế hoạch ĐTBD CBCC của năm trƣớc và hiện trạng cơ cấu, chất lƣợng đội ngũ CBCC, trƣớc ngày 01 tháng 9 hàng năm, các địa phƣơng, đơn vị xây dựng kế hoạch ĐTBD CBCC của năm sau gửi Sở Nội vụ (khối Nhà nƣớc); gửi Ban Tổ chức Tỉnh ủy (khối Đảng), đồng thời gửi nhu cầu ĐTBD CBCC có liên quan đến cơ quan, đơn vị đƣợc phân công tổ chức thực hiện bồi dƣỡng theo quy định. Trƣớc ngày 15 tháng 9 hàng năm, cơ quan, đơn vị đƣợc phân công tổ chức thực hiện bồi dƣỡng tổng hợp, xây dựng kế hoạch ĐTBD CBCC trong phạm vi đƣợc phân công gửi Sở Nội vụ (khối Nhà nƣớc); gửi Ban Tổ chức Tỉnh ủy (khối Đảng). Trƣớc ngày 01 tháng 10 hàng năm, Sở Nội vụ thẩm định, tổng hợp kế hoạch ĐTBD của các cơ quan, đơn vị thuộc khối Nhà nƣớc;

Ban Tổ chức Tỉnh ủy thẩm định, tổng hợp kế hoạch ĐTBD của các cơ quan, đơn vị thuộc khối Đảng gửi Sở Nội vụ. Trƣớc ngày 15 tháng 10 hàng năm , Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh ủy, các địa phƣơng, đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch ĐTBD CBCC của tỉnh; cùng Sở Tài chính xây dựng phƣơng án phân bổ dự toán kinh phí chi tiết theo từng nhiệm vụ ĐTBD CBCC cho từng đơn vị thực hiện để báo cáo Hội đồng đào tạo CBCC tỉnh thông qua, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định, đƣa vào dự toán phân bổ ngân sách hàng năm.

Công tác tổ chức thực hiện kế hoạch ĐTBD là khâu cuối cùng trong công tác ĐTBD song có ý nghĩa quan trọng đến kết quả của công tác ĐTBD mang lại cũng nhƣ đến việc điều chỉnh xây dựng kế hoạch ĐTBD của những năm kế tiếp. Căn cứ vào kế hoạch đã đƣợc UBND tỉnh phê duyệt do Sở Nội Vụ dự thảo sau khi tổng hợp kế hoạch ĐTBD của các đơn vị, địa phƣơng trong tỉnh, Sở Nội Vụ giữ vai trò điều phối, các đơn vị phối hợp triển khai, thực hiện.

* Xác định mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng

Việc triển khai các đề án và kế hoạch ĐTBD CBCC hàng năm của tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua đạt đƣợc những kết quả đáng kể so với mục tiêu đã đề ra [25].

Bảng 2.9. So sánh giữ chỉ tiêu và kết quả đào tạo, bồi dưỡng CBCC giai đoạn 2011-2015

T TT

Danh mục đào tạo, bồi dƣỡng Chỉ tiêu đào tạo, bồi dƣỡng Kết quả thực hiện Tổng số (lƣợt ngƣời) Tổng số (lƣợt ngƣời) Đạt tỷ lệ (%) I Lý luận chính trị 2500 5241 209,6

T TT

Danh mục đào tạo, bồi dƣỡng Chỉ tiêu đào tạo, bồi dƣỡng Kết quả thực hiện Tổng số (lƣợt ngƣời) Tổng số (lƣợt ngƣời) Đạt tỷ lệ (%) 1 Cao cấp, cử nhân 1000 993 99,3 2 Trung cấp 1000 2495 249,5 3 Sơ cấp 500 1753 350,6

II Đào tạo chuyên môn 1500 1999 133,3

1 Sau đại học 550 436 79,3

a Đào tạo ở trong nƣớc 450 427 94,9

b Đào tạo ở nƣớc ngoài 100 9 9,0

2 Đại học 450 997 221,6

a Đào tạo ở trong nƣớc 450 993 220,7

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tỉnh quảng nam (Trang 56 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)