Định hƣớng mục tiêu kinh doanh và mục tiêu Marketing của Gtel

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển chiến lược marketing cho dịch vụ viễn thông tại công ty cổ phần viễn thông di động toàn cầu (Trang 104 - 111)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1.1 Định hƣớng mục tiêu kinh doanh và mục tiêu Marketing của Gtel

Gtel Mobile

a. Viễn cảnh & sứ mệnh

Gtel Mobile từ nay cho đến năm 2020 là trở thành 1 trong 3 nhà cung cấp viễn thông hàng đầu tại Việt Nam, mang thƣơng hiệu GMOBILE trở thành thƣơng hiệu uy tín nhất trên thịtrƣờng.

Hình ảnh mà công ty muốn hƣớng tới là một doanh nghiệp có văn hóa với cách phục vụ chuyên nghiệp khiến khách hàng luôn an tâm với các chất lƣợng phục vụ, tạo thiện cảm từ phí đối tác và khách hàng, làm cho khách hàng ƣa thích sử dụng dịch vụ của Gtel Mobilehơn.

b. Mục tiêu kinh doanh

Trong bối cảnh thị trƣờng gần nhƣ đã an bài với sự thống trị của bộ ba Viettel, Mobifone và Vinaphone, Gmobile đặt mục tiêu cạnh tranh đến năm 2020 nhƣ sau:

Chiếm thị phần thuê bao di động ở vị trí thứ 4 trong 5 nhà mạng ( 10% ). Tổng số thuê bao đạt đến con số 10 triệu ( hiện tại là 4.7 triệu ).

Phát triển cơ sở hạ tầng mạng vô tuyến: 10000 trạm thu phát sóng ( hiện tại có 3000 trạm), 30 hệ thống chuyển mạch lõi ( hiện tại có 20 hệ thống), trang bị cáp quang chiếm 60% truyền dẫn.

Phát triển cơ sở hạ tầng kinh doanh: mở rộng hệ thống đại lý, cửa hàng đến con số 500 và trải khắp 64 tỉnh thành.

Triển khai các dịch vụ di động tốc độ cao 4G - LTE ( Long term evolution).

c. Mục tiêu marketing

Nâng cao sức cạnh tranh của thƣơng hiệu GMOBILE trong quá trình hội nhập. Giúp cho doanh nghiệp có chỗ đứng vững chắc trên thị trƣờng trong nƣớc và hƣớng đến mục tiêu xây dựng thƣơng hiệu ra thị trƣờng quốc tế. Xây dựng thƣơng hiệu công ty là xây dựng hình ảnh một Gmobile vững mạnh. Đi lên từ việc chỉ đƣợc nhìn nhận nhƣ một nhà mạng còn non yếu, với chất lƣợng sản phẩm dịch vụ chƣa cao, một vùng phủ sóng còn hạn hẹp, công ty quyết tâm thay đổi diện mạo của mình, từ nâng cao chất lƣợng sản phẩm, tăng vùng phủ sóng, tăng các dịch vụ giá trị gia tăng đến việc tạo dựng quy cách phục vụ thật tốt, thật chuyên nghiệp với khách hàng và giúp cho khách hàng luôn yên tâm với chất lƣợng dịch vụ khi sử dụng dịch vụ của công ty.

3.1.2 Phân tích môi trƣờng marketing

a. Môi trường vĩ mô

- Môi trường kinh tế :

Căn cứ vào tốc độ tăng trƣởng GDP hằng năm giai đoạn 2010-2015, ta tính đƣợc tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân giai đoạn này 7,38%/năm. Giả định giai đoạn 2016-2020 cũng có tốc độ tăng trƣởng bình quân nhƣ trên, quy mô GDP giai đoạn này nhƣ sau :

Bảng 3.1.Dự đoán quy mô GDP Việt Nam giai đoạn 2016-2020

Đơn vị tính : Tỷ đồng

2016 2017 2018 2019 2020

1835349 19708864 2116386 2272652 2440456 Doanh thu viễn thông trong tƣơng lai có xu hƣớng tăng nếu căn cứ tốc độ tăng doanh thu bình quân trong quá khứ. Căn cứ tốc độ tăng doanh thu của ngành viễn thông Việt Nam giai đoạn 2010-2015, tốc độ tăng bình quân hàng

năm là 20,21%/năm. Nếu trong giai đoạn 2016-2020 tốc độ tăng doanh thu viễn thông bình quân vẫn tƣơng đƣơng giai đoạn 2010-2015. Quy mô doanh thu viễn thông Việt Nam giai đoạn 2016-2020 dự kiến sẽ là:

Bảng 3.2. Dự báo quy mô doanh thu viễn thông Việt Nam

Đơn vị tính : Tỷ đồng

2016 2017 2018 2019 2020

297705 357875 430206 517156 621679

-Môi trường công nghệ:

Sự phát triển nhƣ vũ bão của khoa học công nghệ hiện nay đã tác động đến hoạt động trong ngành. Công nghệ 2G,3G hiện tại không còn đáp ứng đƣợc nhu cầu kết nối nhanh của ngƣời tiêu dùng, do vậy các hãng viễn thông đã tìm cách nâng cấp lên 4G. Cuối năm 2016, Bộ Thông tin và truyền thông đã cấp phép 4G cho các mạng Viettel, Mobiphone, Vinaphone và Gtel. Triển khai 4G sẽ thúc đẩy sự phát triển của các ứng dụng trong đời sống kinh tế-xã hội cần đến băng thông rộng và góp phần phổ cập dịch vụ điện thoại cho tất cả ngƣời dân, nhằm giảm khoảng cách các phát triển về viễn thông giữa các vùng miền.

-Môi trường văn hóa-xã hội:

Trong thời gian đên, với tâm lý thích dịch vụ giá rẻ và chất lƣợng ổn định, Gmobile hứa hẹn sẽ đáp ứng đƣợc nhu cầu khách hàng, đặc biệt là giới trẻ. Theo quy định mới của bộ thông tin& truyền thông, mỗi cá nhân chỉ đƣợc sử dụng giới hạn số thuê bao do phải đăng ký chính chủ, do đó, để thỏa mãn nhu cầu nghe gọi nội bộ miễn phí và ngoại mạng giá rẻ, giới trẻ sẽ có xu hƣớng lựa chọn nhà mạng đáp ứng với nhu cầu của mình. Đây sẽ là lợi thế cho Gmobile, bởi lẽ Gmobile là lựa chọn hàng đầu nếu khách hàng có nhu cầu liên lạc nội bộ nhiều và chất lƣợng tƣơng đối ổn định, độ phủ sóng tƣơng đối cao.

-Môi trường nhân khẩu học:

Dựa vào tốc độ tăng dân số hàng năm giai đoạn 2010-2015, ta tính đƣợc tốc độ tăng dân số bình quân của Việt Nam giai đoạn 2010-2015 là : 1,5%/ năm. Từ đó tính đƣợc quy mô dân số từ 2016-2020 nhƣ sau :

Bảng 3.3. Bảng dự đoán dân số Việt Nam giai đoạn 2016-2020

Đơn vị tính : Triệu người

2016 2017 2018 2019 2020 95.68 96.87 98.08 99.30 100.54

- Môi trường chính trị pháp luật:

Chính phủ luôn tạo điều kiện phát triển ngành viễn thông với các chính sách ƣu đãi. Với chính sách mở cửa hiện tại và trong tƣơng lai, các doanh nghiệp viễn thông trong nƣớc có nhiều cơ hội kinh doanh mới, cơ hội đầu tƣ trang thiết bị công nghệ mới, hiện đại, tiết kiệm đƣợc vốn đầu tƣ và hiệu quả kinh tế.

Cuối năm 2016, bộ thông tin đã ra quy định mới về quyền sở hữu sim, với quy định này các số thuê bao có đăng ký sẽ tiếp tục có hiệu lực, với các số thuê bao không đăng ký sẽ bị thu hồi về kho số. Với động thái này, lƣợng thuê bao rác của các nhà mạng đã giảm đáng kể và tránh đƣợc tình trạng thuê bao ảo. Trong năm 2017 này, bộ thông tin và truyền thông sẽ quy định lại đầu số thuê bao di động, theo quy định này các số thuê bao có 11 số sẽ thu gọn thành 10.

- Môi trường toàn cầu

Lĩnh vực viễn thông nói chung và thông tin di động nói riêng luôn thu hút đầu tƣ của các đối tác nƣớc ngoài vì Việt Nam là một môi trƣờng tiềm năng, đang đƣợc các nhà mạng quan tâm khai thác. Xu thế toàn cầu hóa, thông tin liên lạc càng ngày càng phát triển, nhu cầu liên lạc tăng lên theo thời

gian và nhu cầu thu hẹp khoảng cách địa lý của ngƣời dân là một động lực để viễn thông cũng nhƣ thông tin di động ngày càng phát triển hơn.

b. Môi trường ngành

- Đối thủ cạnh tranh trong ngành:

Hiện tại cũng nhƣ tƣơng lai gần sắp đến, ba nhà mạng lớn là Vinaphone, Viettel, Mobifone vẫn tiếp tục thống trị do tiềm lực về quy mô cũng nhƣ sự phát triển trong những năm gần đây luôn cao. Các nhà mạng này đã đƣợc cấp phép 4G nên trong giai đoạn sắp đến sẽ tập trung triển khai cơ sở vật chất, nâng cao băng tầng và sau đó sẽ tung ra thị trƣờng dịch vụ 4G. Cuối năm 2016, Gtel cũng đƣợc cấp phép triển khai 4G, tuy nhiên với khả năng hiện tại, Gtel đang chờ đầu tƣ mới có thể đủ lực để triển khai dịch vụ này.Đối thủ trực tiếp của Gtel là Vietnamobile, mặc dù chƣa đƣợc cấp phép triển khai 4G nhƣng trong tƣơng lai Vietnamobile sẽ cân nhắc và đầu tƣ vào lĩnh vực này.

- Đối thủ gia nhập tiềm năng

Viễn thông là một ngành có sức hấp dẫn rất cao. Các mạng viễn thông trên thế giới luôn có xu hƣớng phát triển ở một thị trƣờng mới và Việt Nam là sự lựa chọn lý tƣởng cho các nhà mạng này. Với dân số trẻ và không ngƣng gia tăng, cộng thêm chính sách khá thông thoáng nên các nhà đầu tƣ luôn hƣớng đến Việt Nam. Các nhà mạng nƣớc ngoài không những có nguồn lực dồi dào còn có công nghệ rất tiên tiến. Do vậy, áp lực từ các đối thủ gia nhập tiềm năng với ngành viễn thông nói chung thông tin di động nói riêng luôn rất cao.

- Sản phẩm và dịch vụ thay thế:

Các sản phẩm dịch vụ nhƣ Zalo, Viber... càng ngày càng phát triển về mặt hình thức cũng nhƣ chất lƣợng, những dịch vụ tiện ích này hiện nay cũng nhƣ trong tƣơng lai sẽ gây bất lợi rất lớn cho dịch vụ thông tin di động. Lợi thế nổi trội của các dịch vụ này là miễn phí, chỉ cần kết nối internet thì khách hàng có thể liên lạc khắp nơi trên thế giới, ngoài ra còn có thể gọi webcam,

gởi hình ảnh....Hiện nay, wifi đã gần nhƣ có mặt khắp mọi nơi, những nơi công cộng còn đƣợc cấp miễn phí, do đó phần nào hỗ trợ các dịch vụ này phát triển.

- Nhà cung cấp

Do thành lập thời gian khá lâu và làm việc với các nhà cung cấp cũng nhiều năm nên Gtel hầu nhƣ không thay đổi các nhà cung cấp. Tuy nhiên, với tình hình kinh tế hiện tại, quỹ tài chính đang dần thu hẹp làm ảnh hƣởng đến tình hình thanh toán cho các nhà cung cấp. Các nhà cung cấp nhƣ CDC, Đầu Tƣ Hạ Tầng Toàn Cầu...trong cho thuê BTS thời gian gần đây gây áp lực cho Gtel vì không thanh toán đúng hạn. Các đơn vị chủ nhà, là các nhà cung cấp trực tiếp để đặt trạm, cung cấp sóng di động thƣờng xuyên không hài lòng với tình trạng thanh toán hiện nay của Gtel. Vì vậy, trong tƣơng lai để cải thiện áp lực về phía nhà cung cấp, Gtel cần sự đầu tƣ của đối tác mới.

- Khách hàng

Ngành viễn thông là ngành cung cấp dịch vụ trực tiếp cho khách hàng, chỉ cần một ảnh hƣởng nhỏ tới một khách hàng cũng có thể lôi kéo thêm những khách hàng khác. Khách hàng của dịch vụ thông tin di động hiện nay và trong tƣơng lai ngày càng có nhiều sự lựa chọn. Tùy vào nhu cầu, khách hàng có thể thoải mái lựa chọn mạng viễn thông mà mình thấy phù hợp. Với nhu cầu ngày càng cao trong thông tin liên lạc, khách hàng ngày càng kén chọn, họ có thể đổi nhà mạng rất dễ dàng nếu thấy không phù hợp. Bên cạnh đó, khách hàng có thể thay thế cách thức liên lạc bằng dịch vụ có sẵn trong điện thoại, bởi vậy nên áp lực đáp ứng nhu cầu khách hàng của viễn thông nói chung hay thông tin di động nói riêng ngày càng cao.

c. Môi trường bên trong

- Cơ sở vật chất, máy móc thiết bị:

lai nếu đàm phán thành công Gtel sẽ tiến hành cải cách, thay thế, bảo dƣỡng hàng loạt đối với các máy móc thiết bị. Gtel đã thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2009, các máy móc thiết bị phục vụ cho việc cung cấp sóng đã đến thời kỳ hƣ hỏng, cần bảo dƣỡng và thay thế định kỳ.

Quy mô trạm cần nguồn đầu tƣ mới để tăng thêm, hầu nhƣ hai năm trở lại đây các nhà trạm không tăng lên mà có xu hƣớng giảm do phải cắt giảm chi phí. Do vậy, Gtel sẽ tiến hành xây lắp các trạm mới để đủ sức cạnh tranh với các nhà mạng khác.

- Tình hình tài chính:

Cuối năm 2016, nguồn vốn dự trữ của Gtel đã giảm đáng kể, mặc dù doanh thu có xu hƣớng tăng nhƣng không thể bù đƣợc chi phí viễn thông rất cao. Tuy nhiên, với nguồn đầu tƣ mới, trong năm 2017 này Gtel sẽ cải thiện đƣợc nguồn vốn của mình. Dự báo nguồn vốn sẽ tăng gấp đôi dựa vào số cổ phần Gtel sẽ bán cho đối tác với sự chấp thuận của chính phủ. Vì vậy, trong tƣơng lai gần Gtel sẽ dần phát triển đƣợc nguồn vốn của mình, có cơ sở cho các dự án sắp đên, cụ thể ở đây là dự án 4G.

- Nguồn nhân lực

Với sự hợp tác của nhà đầu tƣ mới, Gtel sẽ tăng nhân lực lên đáng kể để phục vụ cho các dự án mới. Số nhân viên tại các khối văn phòng, kế toán, kho có thể giữ nguyên nhƣng các khối kỹ thuật, bán hàng sẽ cần tăng lên. Với dự án 4G, bộ phận kỹ thuật cần thêm các nhân viên có kinh nghiệm viễn thông, xây lắp trạm cũng nhƣ quản lý trạm tại các vùng miền. Khi đã đƣợc nâng cấp, Gtel sẽ có khả năng tung các sản phẩm mới để mở rộng quy mô thị trƣờng và lƣợng bán hàng tăng lên là điều không tránh khỏi. Để phù hợp với xu thế mới, các nhân viên sẽ đƣợc nâng cao năng lực chuyên môn, trình độ hợp với công việc trong tƣơng lai.

- Thương hiệu

Mặc dù thƣơng hiệu Gmobile không đƣợc nổi trội nhƣ các nhà mạng khác, nhƣng trong tƣơng lai với sự đầu tƣ mới, Gmobile có thể đƣợc quảng bá rộng rãi, chất lƣợng tăng lên, quy mô mở rộng sẽ làm nên một thƣơng hiệu Gmobile “ Nghĩ mới, làm mới”

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển chiến lược marketing cho dịch vụ viễn thông tại công ty cổ phần viễn thông di động toàn cầu (Trang 104 - 111)