Phát triển trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 29 - 30)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Phát triển trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nguồn nhân lực

- Trình độ của ngƣời lao động là những hiểu biết chung về kiến thức xã hội và những hiểu biết chuyên sâu về một lĩnh vực cụ thể nào đó.

- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ là sự hiểu biết kiến thức tổng hợp, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ đặc thù để đảm đƣơng nhiệm vụ trong quản lý, trong hoạt động nghiệp vụ. Sự hiểu biết đó do con ngƣời tích lũy đƣợc thông qua quá trình học tập hay trải nghiệm trong cuộc sống mà có. Khi trình độ học vấn của ngƣời lao động càng cao thì lƣợng kiến thức tiếp thu cũng đƣợc nâng cao, ngƣời lao động sẽ phát huy những kiến thức mới với trình độ cao hơn vào công việc nhằm tạo ra giá trị lao động cao hơn. Kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cùng với kỹ năng và nhận thức của ngƣời lao động tạo nên năng lực làm việc, vì vậy nó quyết định chất lƣợng nguồn nhân lực.

- Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ là nâng cao kiến thức chuyên môn, những hiểu biết nghiệp vụ chuyên sâu cho nguồn nhân lực thông qua bồi dƣỡng, đào tạo.

- Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ có ý nghĩa quan trọng góp phần nâng cao năng suất, chất lƣợng và hiệu quả lao động. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của nguồn nhân lực phụ thuộc vào hệ thống giáo dục đào tạo, chính sách, tập quán,…Hệ thống giáo dục đào tạo có ảnh hƣởng rất quan trọng và mang yếu tố quyết định chất lƣợng nguồn nhân lực. Giáo dục tốt giúp cho ngƣời lao động tiếp thu đƣợc tri thức và giúp cho họ có khả năng tiếp thu trình độ khoa học, công nghệ hiện đại. Từ đó, tạo ra một lực lƣợng lao động có sự hiểu biết, kỹ năng làm việc và tay nghề cao.

- Để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ phải xác định yêu cầu nhiệm vụ công việc của địa phƣơng, tổ chức để xây dựng kế hoạch đào tạo,

bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ cho nguồn nhân lực. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của nguồn nhân lực chỉ có đƣợc thông qua đào tạo và bồi dƣỡng, vì vậy muốn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nguồn nhân lực các tổ chức cần có kế hoạch đào tạo và bồi dƣỡng nguồn nhân lực cho phù hợp với yêu cầu của công việc.

- Tiêu chí đánh giá nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

+ Sự gia tăng về số lƣợng lao động đã qua đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ.

+ Sự gia tăng về số lƣợng lao động đƣợc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

+ Sự gia tăng về số lƣợng lao động đƣợc đào tạo so với lực lƣợng lao động đang làm việc.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 29 - 30)