Đặc điểm về văn hóa – xã hội

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 50 - 53)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.3.Đặc điểm về văn hóa – xã hội

a. Dân số, dân trí và lao động

Theo kết quả điều tra ngày 1 tháng 4 năm 1999, thành phố Ðà Nẵng có 684.846 ngƣời. Trong đó, dân số trong độ tuổi lao động xã hội toàn thành phố là 413.460 ngƣời, chiếm 57,7% dân số. Tính đến năm 2011, dân số toàn thành phố Đà Nẵng đạt gần 951.700 ngƣời, mật độ dân số đạt 740 ngƣời/km². Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 828.700 ngƣời, dân số sống tại nông thôn đạt 123.000 ngƣời. Tính đến năm 2015, dân số Đà Nẵng sinh sống ở thành thị là 897.993 ngƣời và ở nông thôn là 130.845 ngƣời, ngoài ra thành phố còn tiếp nhận thêm lƣợng dân cƣ từ các tỉnh, thành là sinh viên, công nhân lao động, ngƣời nƣớc ngoài... đến thành phố học tập và làm việc nên tỷ lệ dân nhập cƣ ngày càng tăng. Dân số nam của thành phố đạt 505.965 ngƣời, trong khi đó nữ đạt 522.873 ngƣời. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phƣơng tăng 1,27%.

Dân số Đà Nẵng tăng trƣởng ở mức từ 2,5% và 3% trong hầu hết các năm từ năm 2005 tới 2011, cao hơn trung bình toàn quốc là 1% đến 1,2%. Cá biệt tỷ lệ tăng trƣởng đã tăng lên 3,6% trong năm 2010 trƣớc khi trở lại 2,68% trong năm 2011. Đây là tốc độ tăng trƣởng nhanh thứ ba trong cả nƣớc sau Bình Dƣơng (4,41%) và Đồng Nai (3,5%). Tỷ lệ tăng dân số của thành phố năm 2015 là 1,1%. Di cƣ là yếu tố chủ đạo trong tăng trƣởng dân số của thành phố ít nhất là từ năm 2009. Tăng trƣởng dân số tự nhiên của thành phố cao hơn một chút so với mức trung bình của cả nƣớc. Tuổi thọ trung bình đạt 77,4 tuổi đối với nữ và 72,4 hoặc 74,8 tuổi đối với nam. Trong tổng điều tra dân số năm 2009, tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh ở mức 9,9 trẻ sơ sinh tử vong trên 1.000 trẻ.

b. Tập quán, văn hoá

Đà Nẵng là vùng đất có vị trí địa lý thuận lợi, là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển. Ngày 01 tháng 01 năm 1997, Đà Nẵng chính thức trở thành thành phố trực thuộc Trung ƣơng. Đó là về mặt hành chính, còn về mặt văn hóa dân gian thì vùng đất “trƣớc sông, sau núi, biển kề một bên này” cũng nằm trong dòng văn hóa, văn nghệ dân gian, mang hơi thở của vùng đất, con ngƣời xứ Quảng.

Vùng đất Đà Nẵng dựa trên nền tảng của văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Champa rực rỡ từ xa xƣa đã hiện hữu trên mảnh đất này. Những thế kỷ về sau, Đà Nẵng trở thành thƣơng cảng sầm uất, đã thu hút một bộ phận là thƣơng nhân ngƣời Hoa, ngƣời phƣơng Tây,… đến giao thƣơng buôn bán. Thêm vào đó, tộc ngƣời Katu ở phía tây trên vùng núi cao cũng mang những nét văn hóa độc đáo, tất cả đã cùng giao lƣu, hòa quyện vào nhau tạo nên bản sắc riêng của văn hóa Đà Nẵng. Vì thế, khi nói đến giá trị văn hóa dân gian của Đà Nẵng thì chúng ta hiểu rằng, nó không chỉ riêng của ngƣời Kinh ở Đà Nẵng thôi mà còn bao gồm cả các tộc ngƣời khác cùng chung sống trên mảnh đất này từ thuở khai hoang, dựng nghiệp cho đến nay, họ đã đồng

tâm hiệp lực chiến đấu, bảo vệ và xây dựng, tạo nên diện mạo đặc trƣng cho mảnh đất Đà Nẵng.

Văn hóa dân gian Đà Nẵng là sự lắng đọng trong các lễ hội, trong phong tục tập quán, tâm lý truyền thống đƣợc kết tinh từ lao động sáng tạo, lối suy nghĩ, lối sống và cách ứng xử của các tộc ngƣời cùng cộng cƣ qua những giai đoạn thăng trầm của lịch sử. Nó còn thể hiện ở văn hóa ẩm thực đó là mỳ Quảng, bánh tráng cuốn thịt heo, bún chả cá... với những hƣơng vị rất riêng không lẫn với những sản vật của nơi khác. Lễ hội cũng là nét đặc trƣng của văn hóa Đà Nẵng, bao gồm nhiều yếu tố dân tộc, lịch sử, phong tục, tâm lý, tín ngƣỡng tôn giáo,... mặc dù so với những nơi khác thì không gian lễ hội hẹp hơn, thời gian ngắn hơn, song cũng khá đa dạng và phong phú. Có các lễ hội truyền thống nhƣ: lễ hội đình làng, lễ hội Cầu ngƣ, lễ hội Quán Thế Âm,... Văn hóa Đà Nẵng còn là sức sống, sức sáng tạo của ngƣời dân đƣợc thể hiện ở kinh nghiệm, tri thức đƣợc tích lũy trong quá trình lao động và đấu tranh bền bỉ với thiên nhiên, với kẻ thù. Tri thức và năng lực sáng tạo đó còn biểu hiện qua hàng ngàn câu ca dao, tục ngữ, hàng trăm sản phẩm độc đáo của làng nghề truyền thống nhƣ: đồ mỹ nghệ Non Nƣớc, guốc mộc Xuân Dƣơng, nƣớc mắm Nam Ô, thuốc lá Cẩm Lệ, bánh tráng Túy Loan,... Tất cả đã nói lên tài hoa và sự khéo léo, tinh xảo của ngƣời dân Đà Nẵng.

Văn hóa dân gian nơi đây còn có các làn điệu dân ca, hát hò khoan, bài chòi, lý, hò vè độc đáo, chân chất đồng hành cùng các câu hát đồng dao, hát bả trạo, các trò diễn dân gian nhƣ múa lân, múa sƣ tử, các vũ đạo có đƣờng nét kinh điển của nghệ thuật Tuồng truyền thống mà ngƣời xƣa gọi là hát Bội. Bên cạnh đó, âm nhạc dân gian vùng biển Đà Nẵng cũng rất phong phú, đa dạng, thắm đƣợm tinh thần nhân văn sâu sắc, phản ánh cuộc sống khó khăn vất vả nhƣng không kém phần lạc quan yêu đời của những cƣ dân giàu ý chí, dũng cảm và đầy khát vọng. Những con ngƣời sống trên vùng đất đƣợc mệnh

danh là địa linh nhân kiệt, nơi mà lịch sử dân tộc luôn giao cho họ sứ mệnh nặng nề, thiêng liêng để luôn vững vàng và chống chọi nơi đầu sóng ngọn gió, những con ngƣời luôn trực tiếp đối mặt với bao hiểm nguy đe dọa từ Biển Đông.

Ngoài ra, những yếu tố của văn hóa, văn nghệ dân gian nhƣ lễ hội, kiến trúc, hội họa, âm nhạc, múa, sân khấu, trò diễn dân gian,... là nguồn lực, tài nguyên và là linh hồn là nguồn lực của du lịch, phát triển kinh tế.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 50 - 53)