Nâng cao nhận thức của nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 32 - 33)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.4. Nâng cao nhận thức của nguồn nhân lực

- Trình độ nhận thức đƣợc hiểu là nhận thức của ngƣời lao động đối với công việc; ý thức trách nhiệm của họ đối với công việc, vị trí công việc họ đang đảm nhận và vai trò của họ đối với mọi ngƣời trong tổ chức.

- Nâng cao trình độ nhận thức là quá trình làm tăng mức độ hiểu biết về chính trị, xã hội, tính tự giác, tính kỹ luật, thái độ, tác phong lao động, tinh thần trách nhiệm, tính thích ứng… trong hoạt động sản xuất kinh doanh của ngƣời lao động. Bên cạnh đó, việc nâng cao trình độ nhận thức cho ngƣời lao động còn đƣợc phản ánh ở mức độ hiểu biết về xã hội, chính trị, đảng, đoàn thể. Nhƣ vậy, trình độ nhận thức của ngƣời lao động đƣợc phản ánh thông qua các chỉ tiêu nhƣ trình độ văn hóa, chính trị, xã hội, tính tự giác và khả năng nhận thức để có thể tiếp thu những kiến thức một cách cơ bản nhất.

- Nhận thức của ngƣời lao động đƣợc coi là một trong những tiêu chí để đánh giá trình độ phát triển nguồn nhân lực của tổ chức. Nâng cao trình độ nhận thức cho ngƣời lao động sẽ giúp cho tổ chức nâng cao năng suất và hiệu quả lao động. Cùng một vấn đề nghiên cứu, song ngƣời có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao có thể có kết quả thấp hơn ngƣời có trình độ chuyên môn thấp. Đó chính là do nhận thức mỗi ngƣời khác nhau, do động cơ đƣợc giải quyết, do tầm quan trọng của việc phải làm. Từ đó nhận thức trong công việc của ngƣời này khác ngƣời kia.

- Để nâng cao trình độ nhận thức cần nâng cao toàn diện cả trình độ kiến thức, phẩm chất đạo đức và năng lực công tác cho ngƣời lao động. Tạo cho ngƣời lao động có đạo đức, phẩm chất tốt đẹp, có kiến thức, có trình độ văn hóa, chuyên môn để hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao.

Nâng cao nhận thức cho ngƣời lao động nhằm giúp họ hoàn thành nhiệm vụ.

+ Ý thức, hành vi, thái độ tổ chức kỷ luật, tinh thần tự giác và hợp tác. + Trách nhiệm và niềm say mê nghề nghiệp, yêu nghề, đóng góp tích cực cho cơ quan, năng động trong công việc.

+ Khả năng tham gia các hoạt động xã hội, thích nghi và điều chỉnh, chịu áp lực trong công việc.

+ Thái độ trong giao tiếp, các mối quan hệ xã hội, ứng xử trong công việc và cuộc sống.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)