Đặc điểm về kinh tế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 48 - 50)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.2.Đặc điểm về kinh tế

Đà Nẵng nằm trong top những địa phƣơng có tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao nhất cả nƣớc. Từ năm 2012 - 2016, tốc độ tăng trƣởng GRDP đều từ 8-9%, cao hơn nhiều so với mức tăng trƣởng GDP cả nƣớc.

Hình 2.2. GRDP Đà Nẵng từ năm 2012 – 6 tháng 2017

(Nguồn: Cục thống kê Đà Nẵng)

Đà Nẵng có ngành kinh tế khá đa dạng bao gồm cả công nghiệp, nông nghiệp cho tới dịch vụ, du lịch, thƣơng mại, trong đó dịch vụ, du lịch chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nền kinh tế thành phố. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ, công nghiệp và giảm tỷ trọng nông nghiệp. Tỷ trọng nhóm ngành dịch vụ trong GDP năm 2011 là 51%, công nghiệp - xây dựng là 46% và nông nghiệp là 3%. Đến năm 2020, ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng trong GDP từ 62-65%, công nghiệp-xây dựng 35-37%, nông nghiệp 1-3%.

Lực lƣợng lao động của thành phố năm 2005 là 386.487 ngƣời đến năm 2010 đã tăng lên 462.980 ngƣời, chiếm 49,14% dân số. Đây là nguồn cung đảm bảo cho nền kinh tế phát triển, nhất là chất lƣợng lao động ngày một tăng; tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 37% năm 2005 tăng lên 50% năm 2010, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề tăng từ 25,5% năm 2005 lên 37% năm 2010. GDP của thành phố Đà Nẵng năm 2010 đạt 10.400 tỷ đồng. Năm 2012, đạt 14.230 tỷ đồng, tăng 9,1% so với năm 2011. GDP bình quân đầu ngƣời năm 2011 ƣớc đạt 2283 USD, gấp 2,2 lần so với năm 2005 và bằng 1,6 lần mức bình quân chung của Việt Nam. Tổng vốn đầu tƣ phát triển trên địa bàn năm 2012 ƣớc đạt hơn 26 nghìn tỷ đồng.

Sau 15 năm luôn vƣợt chỉ tiêu thu ngân sách thì vào năm 2012, Đà Nẵng hụt thu ngân sách hàng nghìn tỷ đồng và đang phục hồi trở lại. Tổng thu ngân sách nhà nƣớc năm 2015 là 14.789 tỷ đồng, trong đó thu nội địa 12.233,5 tỷ đồng đạt 133,2% dự toán Trung ƣơng, 129,6% dự toán địa phƣơng và bằng 133,3% so với năm 2014.

Đà Nẵng có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đứng đầu Việt Nam liên tiếp trong ba năm 2008, 2009 và 2010, 2013, 2014, 2015, đồng thời đứng đầu về chỉ số hạ tầng và xếp thứ tƣ về môi trƣờng đầu tƣ. Trong bảng xếp hạng PCI của Việt Nam năm 2012, Đà Nẵng xếp ở vị trí thứ 12 trên 63 tỉnh, thành. Năm 2013, Đà Nẵng đã trở lại vị trí số 1 trên bảng xếp hạng. Năm 2011, Đà Nẵng có 36 dự án đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) mới đƣợc cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ với tổng số vốn đăng ký là 318,9 triệu đô la Mỹ. Năm 2012, con số này là 33 dự án với tổng số vốn đăng ký 124,09 triệu đô la Mỹ, giảm hơn 60% so với năm 2011.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 48 - 50)