Chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực của bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 76 - 80)

7. Kết cấu của luận văn

3.1.1. Chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực của bảo hiểm xã hội

- Ngày 22/7/2011, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1216/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực BHXH Việt Nam giai đoạn 2011-2020. Trên cơ sở đó, ngày 11/5/2012, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam đã ký Quyết định số 445/QĐ-BHXH phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực của Ngành, trong đó nêu rõ những yếu tố tác động cũng nhƣ mục tiêu, quan điểm và kế hoạch phát triển nguồn nhân lực.

Mục tiêu của Đảng và Nhà nƣớc đặt ra là phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 50% lực lƣợng lao động tham gia BHXH; 35% lực lƣợng lao động tham gia BH thất nghiệp và trên 80% dân số tham gia BHYT.

Với việc gia tăng số ngƣời tham gia và thụ hƣởng chính sách BHXH, BHYT, BH thất nghiệp nhƣ trên, BHXH Việt Nam dự tính nhân lực của Ngành sẽ tăng hằng năm từ 7- 9%. Nhƣ vậy, đến năm 2020, toàn Ngành cần khoảng 30.000 ngƣời; trong khi biên chế hiện tại đƣợc phê duyệt có 18.816 ngƣời làm chuyên môn nghiệp vụ. Trong năm 2011, BHXH Việt Nam là cơ quan đầu tiên trong các bộ, ngành ở Trung ƣơng xây dựng Đề án “Xác định vị trí việc làm và cơ cấu CCVC theo ngạch của ngành BHXH” và đã đƣợc Bộ Nội vụ phê duyệt; trong đó, đã xây dựng danh mục 240 vị trí việc làm từ Trung ƣơng đến địa phƣơng. Theo Đề án này, tính đến thời điểm 30/6/2015, toàn Ngành còn thiếu gần 7.000 biên chế làm chuyên môn nghiệp vụ.

Tuy nhiên, do xác định đƣợc tầm quan trọng của công tác cải cách TTHC và ứng dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong giai đoạn hiện nay, BHXH Việt Nam đã tiến hành rà soát, đơn giản hóa và cắt giảm TTHC

trong các lĩnh vực của Ngành; cải tiến các quy định về hồ sơ, quy trình, thủ tục, trong thủ tục giảm hồ sơ, trong từng hồ sơ cắt giảm nội dung chi tiết; đẩy mạnh việc triển khai giao dịch điện tử; thực hiện tin học hóa trong giám định và thanh toán KCB BHYT theo chỉ đạo của Thủ tƣớng Chính phủ. Thực hiện các nội dung trên, theo tính toán, Ngành chỉ còn thiếu khoảng 3.500 ngƣời theo vị trí việc làm (giảm 50% so với dự tính ban đầu).

Bên cạnh đó, BHXH Việt Nam cũng đã xác định nhu cầu trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Cụ thể: Đến năm 2020, số CCVC toàn Ngành có trình độ trên ĐH chiếm tỉ lệ 5% (hiện tại là 3%); còn lại cơ bản có trình độ ĐH, CĐ. Đồng thời, hằng năm đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao nghiệp vụ cho khoảng 40% CCVC trong toàn Ngành.

3.1.2. Chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực Bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Trong những năm vừa qua, mặc dù khối lƣợng công việc và quy mô hoạt động của Ngành ngày càng tăng nhanh, nhƣng từ năm 2013 đến nay biên chế giao cho BHXH thành phố Đà Nẵng không có sự biến động nhiều do chấp hành chủ trƣơng về tinh giản biên chế, song với sự đồng tâm và cố gắng nỗ lực của tập thể lãnh đạo và công chức, viên chức, BHXH thành phố Đà Nẵng đã tổ chức, thực hiện luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị đƣợc giao. Nhìn tổng thể, chất lƣợng đội ngũ công chức, viên chức BHXH thành phố Đà Nẵng tƣơng đối đồng đều về độ tuổi, trình độ và kinh nghiệm. Viên chức dần dần đƣợc đào tạo lại, bồi dƣỡng đạt chuẩn hóa và nâng cao về trình độ, đào tạo cơ bản cả về chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị và kiến thức quản lý nhà nƣớc, kiến thức khoa học, do vậy, trình độ nhận thức, trình độ quản lý và khả năng vận dụng lý luận vào giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra đều mang lại kết quả thiết thực. Trƣớc những khó khăn, thử thách của cuộc sống, nhƣng phần lớn viên chức của BHXH thành phố đã giữ đƣợc

phẩm chất đạo đức, lối sống trong sạch, lành mạnh. Nói chung, đội ngũ công chức, viên chức BHXH thành phố Đà Nẵng có sự trƣởng thành trên các lĩnh vực. Thực tế chứng minh, từ trƣớc đến nay BHXH thành phố Đà Nẵng chƣa có trƣờng hợp công chức, viên chức vi phạm tƣ cách đạo đức công vụ, không làm ảnh hƣởng đến uy tín của Ngành.

Tuy nhiên, trƣớc những biến đổi không ngừng của xã hội để NNL có thể đáp ứng đƣợc mọi nhu cầu thì ngành BHXH tại địa bàn thành phố Đà Nẵng cần có những chiến lƣợc hiệu quả, thiết thực:

- Phát triển theo hƣớng tập trung, tăng cƣờng công tác đào tạo bồi dƣỡng. Phát triển mạng lƣới các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực BHXH bảo đảm yêu cầu nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, tăng cƣờng hợp tác quốc tế về đào tạo nhân lực. Phát triển nguồn nhân lực Ngành BHXH bảo đảm cả về số lƣợng và chất lƣợng, có cơ cấu hợp lý. Phát huy tối đa thế mạnh của từng cơ quan, đơn vị và địa phƣơng; bảo đảm tính khoa học, đồng bộ, toàn diện, khả thi, kế thừa và phát huy tối đa nguồn lực công chức, viên chức hiện có, bảo đảm sự phát triển ổn định, bền vững và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Ngành BHXH tiếp cận trình độ quản lý, trình độ công nghệ tiên tiến trên thế giới.

- Thu hút nhân lực chất lƣợng cao. Đặc biệt, cần chú trọng giữ và thu hút nhân tài, chuyên gia có trình độ chuyên môn cao; kiến nghị Nhà nƣớc sửa đổi cơ chế đãi ngộ cho phù hợp với đặc thù của Ngành; chú trọng nâng cao đạo đức công vụ, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, từng bƣớc cụ thể hóa việc Học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh vào các nhiệm vụ hàng ngày của từng cá nhân.

- Đầu tƣ cơ sở vật chất, khoa học công nghệ. Trong thời đại công nghệ nhƣ hiện nay thì cơ sở vật chất hiện đại là rất quan trọng, để nhân lực có thể

phát huy khả năng của mình vì vậy việc có đƣợc cơ sở vật chất tốt cũng là yếu tố quyết định sự thành công trong công việc.

- Cơ chế đãi ngộ. Việc phát triển nguồn nhân lực ngành BHXH là nhiệm vụ của các cấp, các ngành và toàn xã hội, nhất là phải có tính chiến lƣợc lâu dài. Do đó, BHXH Việt Nam cũng cần phải đặc biệt chú trọng đến việc nâng cao nhận thức cho lãnh đạo các đơn vị trong toàn hệ thống về vai trò của công tác đào tạo, bồi dƣỡng CCVC; có cơ chế đánh giá, quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ quản lý các cấp một cách khoa học, hợp lý, phù hợp. Dùng tiền lƣơng, tiền thƣởng và các khoản thu nhập chính đáng làm đòn bẩy, kích thích tăng năng suất, chất lƣợng, hiệu quả lao động. Có cơ chế khuyến khích trong quản lý, sử dụng nguồn nhân lực chất lƣợng cao. Đặc biệt, phải gắn kết với những mục tiêu chung của đất nƣớc, nhất là mục tiêu phát triển con ngƣời và mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Việt Nam.

- Phát triển NNL ngành BHXH Việt Nam phải đảm bảo hội nhập quốc tế. Hiện nay BHXH Việt Nam là thành viên tích cực của Hiệp hội An sinh xã hội Asean và có quan hệ hợp tác nhiều tổ chức quốc tế nhƣ: Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Ngân hàng Thế giới (WB), quỹ tiền tệ quốc tế (IMF),... đòi hỏi cán bộ, viên chức phải có trình độ cao về ngoại ngữ để tham gia với các nƣớc về kinh nghiệm, trao đổi về chính sách BHXH, BHYT và tổ chức thực hiện các chính sách này.

Tuy vậy, đội ngũ cán bộ viên chức hiện nay của Ngành hầu hết đƣợc đào tạo trong cơ chế cũ, chƣơng trình đào tạo còn xem nhẹ ngoại ngữ, tri thức còn hạn chế, không phù hợp với yêu cầu hội nhập. Nhiệm vụ tăng cƣờng hợp tác quốc tế và tiếp nhận sự hỗ trợ của các đối tác với ngành BHXH đặt ra yêu cầu phải nâng cao chất lƣợng, trình độ ngoại ngữ - nhất là Anh văn và trình độ chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 76 - 80)